Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 29/11/2005 14:18 (GMT+7)

Cha con Phan Đình Phương và mô hình chữa cháy tự động

Sáng chế như... làm thơ


Tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội năm 1972, Phan Đình Phương nhập ngũ theo bước chân của hàng vạn thanh niên lúc bấy giờ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”.


Trong màu xanh áo lính, năm 1975  Phương cùng đồng đội Quách Thuỵ Môn dùng xăng dầu mà ta có thay thế xăng dầu Mỹ để chiếc máy bay HU – 1H bị đặc công ta “bắt sống” từ Đà Lạt đưa ra miền Bắc, lại có thể cất cánh tham gia chiến dịch giải phóng miền Nam.


Như có duyên nợ từ đó, sau khi ra quân, Phương về với ngành xăng dầu và bắt đầu bước chân vào con đường phát minh sáng chế dù chẳng được ai phân công.


Công việc có vẻ “nửa mùa” này đã cho ra hàng chục sản phẩm khiến các đồng nghiệp phải ngỡ ngàng bởi tính chuyên nghiệp và tiện ích của nó.


Phan Đình Phương thường khởi đầu các sáng chế máy móc của mình từa tựa giống như... làm thơ. Quan sát, tưởng tượng, mơ mộng...


Trong một lần nhìn hơi xăng rung rinh bay là là trên mặt đất, Phương bỗng nảy ra ý tưởng phải “tóm” nó lại. Nếu cứ để hơi xăng bay lang thang sẽ rất lãng phí và nguy hiểm bởi có thể phát sinh những đám cháy. Nhưng thu hồi được hơi xăng cũng khó như buộc gió lại, từ trước đến nay vẫn chưa ai làm được. Ngày làm 8 tiếng ở cơ quan, thời gian còn lại Phương gần như chỉ  tìm cách “khuất phục” hơi xăng.


Để tập trung hơn, nhà nghiên cứu khoa học “tay ngang” này đã “ăn máy, ngủ máy” như thế suốt 8 năm trời để theo đuổi một công việc có vẻ hão huyền. Nhưng đến một ngày hơi xăng đã bị “tóm”. 


“Công trình kể biết mấy mươi”, Phan Đình Phương kể lại bằng thơ: “Thu hơi xăng giữa vô định không gian; Như không tưởng như hư vô như điên rồ khờ khạo; Cứ như một con chiên ngoan đạo; Đi theo niềm tin khoa học năm nào”.


Và “Ngày 2 tháng giêng 92 xôn xao; Trưa nắng loá ngỡ ngàng: xăng ngưng tụ thành dòng đã chảy; Từ hư vô những thùng chứa tràn đầy; Sung sướng quá nước mắt nhoà không biết”.


Chiếc máy do Phan Đình Phương sáng chế đã thu hồi về một lượng xăng mà bình thường sẽ tan vào không trung như một lẽ tự nhiên. Nếu đưa vào áp dụng trên cả nước, chiếc máy này sẽ  làm tiết kiệm được hàng chục tỷ đồng bởi mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 3 - 4 triệu tấn xăng dầu và một lượng không nhỏ trong số đó bốc hơi lên trời.


Tiếng lành đồn xa, giám đốc nhà máy đường Quảng Ngãi đã đích thân đến tận nhà Phan Đình Phương mời anh vào thu hồi khí CO2, một công việc cũng nhuốm màu hư vô. 


Nhưng lần này, chỉ sau ít ngày, Phương đã “bắt” khí CO2 phải chui vào bình. Khí này sẽ được nén vào chai nước khoáng có ga và với việc “tóm” được nó đã tiết kiệm cho nhà máy một số tiền lớn. Nhưng điều đó không làm Phương vui bằng khi nghe anh em công nhân nói: “Lúc nào chiếc máy của anh không chạy, khí CO2 nhiều làm chúng tôi mệt mỏi lắm, ăn cơm không thấy ngon”.


Làm ở Cty xăng dầu, bị ám ảnh bởi những đám cháy, Phương vẫn thường nhìn ngọn lửa, tưởng tượng ra một chiếc máy cứu hoả của riêng mình. Và rồi được trí tưởng tượng dẫn dắt, anh lại bắt tay vào sáng chế. 


Ít lâu sau đó máy chữa cháy tự động đa năng ra đời với những tính năng vượt trội mà trên thế giới cũng chưa từng có.  Các máy chữa cháy hiện nay dùng máy nổ hay máy bơm chạy điện để đẩy nước vào đám lửa nên rất chậm chạp, từ lúc nhận tín hiệu báo cháy đến lúc phun được nước kéo dài đến 180s mà vẫn đạt tiêu chuẩn quốc tế!


Trong lúc đó tốc độ ngọn lửa có thể đạt hàng chục m/s, nghĩa là đám cháy đã lan rộng ngoài tầm kiểm soát của các vòi phun nước.  Máy chữa cháy của Phan Đình Phương  có khả năng phun nước ngay lập tức khi nhận tín hiệu báo cháy, lại chọn lọc chất chữa cháy thích hợp để phun cho từng đối tượng...


Sáng chế này đã lọt vào “mắt xanh” của các nhà chuyên môn và nhanh chóng được  Cục cảnh sát PCCC, Trường Đại học PCCC, Phòng Cảnh sát PCCC Đà Nẵng, Hội Liên Hiệp  Khoa học Kỹ thuật Đà Nẵng  tình nguyện làm Mạnh Thường Quân. Năm 2003, chiếc máy này đã dự triển lãm PCCC quốc tế tại TP. HCM với hơn 70 Cty và hãng chữa cháy chuyên nghiệp trên thế giới.


Cỗ máy này đã làm cho người xem lẫn giới chuyên môn “tâm phục, khẩu phục” trước khả năng dập tắt rất nhanh những đám cháy xăng, cháy gỗ bằng giải pháp dùng khí CO2 đẩy nước, đẩy bọt, đẩy bột chữa cháy... Sáng chế này được cơ quan Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) cho “điểm tuyệt đối” 5 chữ A và đánh giá “đạt tính mới của thế giới”.


Năm 2005, cơ quan Phát minh Sáng chế Hoa Kỳ đã đồng ý cấp Bằng độc quyền sáng chế cho máy chữa cháy tự động. Bằng độc quyền sáng chế đó mang số 00001. Phan Đình Phương trở thành người Việt Nam   đầu tiên nhận được vinh dự này.


Ngay từ thuở đi học, hình ảnh “chị lao công đêm đông quét rác” trong bài thơ “Tiếng chổi tre” của nhà thơ Tố Hữu cứ ám ảnh Phan Đình Phương mãi. Làm thế nào để chị lao công không còn phải khua chổi tre nữa? Bài thơ “Tiếng chổi tre” đã “gợi ý” rồi thôi thúc anh cũng tìm ra được câu trả lời. Thế rồi máy hút rác tự động ra đời.


Máy này vận dụng nguyên lý khí động học hàng không để tạo ra sức hút rác khi xe lướt tới, vì vậy tốc độ càng cao thì tăng cường độ gió và độ sạch. Đó là điều mà không bất cứ loại máy nào đạt được. Máy có thể chế tạo ở cỡ nhỏ, dễ dàng đẩy bằng tay khi vệ sinh hè phố, chợ, nhà nhẹ nhàng như đẩy xe nôi đưa em bé đi dạo.


Máy lại có thể thu gom vật liệu dời đa năng như thu gom thóc, cafe, ngô khoai sắn... Với sự ra đời của loại máy này, rất có thể trong một tương lai không xa, hình ảnh “tiếng chổi tre xao xác hàng me” sẽ không còn nữa.


30 bằng sáng chế vẫn “tỷ phú không tiền”


Tưởng cha đẻ của 30 sáng chế sẽ trở thành tỷ phú như một lẽ đương nhiên nào ngờ trong suốt thời gian nghiên cứu khoa học, Phương luôn là “tỷ phú không tiền”. 


Không những thế anh còn thường xuyên làm con nợ của ngân hàng và khách hàng thâm niên của tiệm cầm đồ. 


Khi nảy sinh ra ý tưởng sáng chế nào đó, anh luôn thiếu tiền để thực hiện chúng. Thế là chẳng ngồi chờ “hỗ trợ”, đem sổ đỏ ngôi nhà nhỏ của gia đình đi thế chấp ở ngân hàng. Có ai đó đã tưởng thần kinh anh không bình thường, khi thế chấp sổ đỏ để sáng chế máy từ...trí tưởng tượng? Ai đặt hàng anh? Lỡ thất bại thì sao?


Phương cười tươi khi nghe câu hỏi của tôi: “Cuộc sống đặt hàng tôi. Có ai đó nói rằng nếu cuộc sống có nhu cầu nó sẽ thúc đẩy sự phát triển của khoa học hơn 10 trường đại học. Còn thất bại ư? Tôi chưa làm việc gì mà biết chắc nó thất bại. Thất bại chỉ có trong tưởng tượng thôi. Khi bắt tay vào sáng chế cái gì đó, tôi loại trừ hết các nguyên nhân dẫn đến thất bại để biết chắc là mình thành công”.


Dường như càng nhiều sáng chế thành công, sổ đỏ ngôi nhà của anh lại càng lưu lại ngân hàng nhiều ngày hơn!? Có chiếc xe máy để đi lại nhưng thỉnh thoảng lại phải nằm trong tiệm cầm đồ. ý thức vay nợ thường trực đến nỗi trong lý lịch khoa học của anh có một bài báo nói về thế chấp được Phương cắt ra để “nghiên cứu”.


Có lúc anh phải vay nặng lãi cả trăm triệu đồng, đến hẹn không trả được, bị chủ nợ quở trách cũng đành tạ lỗi và tiếp tục... nợ để gắng sức kiếm tiền trả. Hơn 30 công trình sáng chế  mà vẫn nghèo. Nghèo nhưng vẫn đam mê sáng chế. Đam mê sáng chế  lại trở thành con nợ, vòng luẩn quẩn ấy bao giờ chấm dứt? 


Về làm nhân viên cho con


Mới đây, Phan Đình Phương lại có một quyết định ít ai hiểu được khi xin thôi chức Phó giám đốc kỹ thuật của Cty gas Petrolimex Đà Nẵng để “đầu quân” làm nhân viên cho Cty An Sinh mà giám đốc chính là con trai mình.


Anh giải thích cho quyết định đó: “Việc nào có lợi cho nhiều người thì tôi làm. Tôi muốn có nhiều thời gian hơn cho nghiên cứu sáng chế. Cty An Sinh với mục tiêu hướng tới là an toàn môi sinh - đó là mục tiêu đeo đuổi của cả đời tôi”.


Mới học lớp 9 , Phan Trọng Nghĩa – Giám đốc Cty An Sinh bây giờ  - đã cùng cha tham gia công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên, thu hồi khí CO2 trên dây chuyền sản xuất của nhà máy đường Quảng Ngãi.


Rồi từ đó, nghiên cứu khoa học đã trở thành niềm đam mê khiến anh không thể nào cưỡng lại được. Ngay cả khi đã chọn con đường học Luật, làm luật sư rồi mà Nghĩa vẫn từ bỏ để đi sâu vào sáng chế, ứng dụng và Cty An Sinh ra đời.


Con giám đốc, cha nhân viên, ở trên bảng phân công công việc, con gọi cha là “chú”, về nhà có khi tranh luận với nhau trong cả bữa cơm.


Đang vội về Đà Nẵng để chạy cơn bão số 7, nhưng Nghĩa vẫn cố nán lại với tôi: “Từ khi lập công ty, mình sinh ra bệnh mất ngủ vì phải suy nghĩ nhiều. Có những đêm trắng trằn trọc đi ra đi vào, gặp ba mình cũng đang đi vào đi ra. Thế là hai ba con lại tranh luận, bàn bạc với một chủ đề duy nhất: làm thế nào để phát triển An Sinh. Cty An Sinh đang làm ăn thuận lợi, được thành phố Đà Nẵng quan tâm, nhưng vì vốn ít, nhân lực mỏng nên cũng còn gian nan lắm...”.


Tôi ăn cơm bụi bên một vỉa hè ở ga Trần Quý Cáp – Hà Nội với Phan Đình Phương. Ngồi ăn, anh không nói chuyện máy móc chỉ đọc thơ và nhìn ra ngoài đường. Đôi mắt anh mơ màng dường như đang tưởng tượng, để rồi biết đâu đấy một ý tưởng sáng chế nào lại ra đời. Và rồi lại đi vay nợ, lại cầm đồ? Tôi lấy làm lạ và buồn cho cái vòng luẩn quẩn mà anh vẫn đang phải theo ấy. Cũng lạ nữa khi mà với trên 30 bằng sáng chế mà cho đến khi về hưu Phan Đình Phương chưa từng được nhận một cái bằng khen!?


Nguồn: tienphongonline.com.vn 18/11/2005

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.