CBT - những chàng trai yêu vi xử lý
"Lửa" CBTTừ nhiều năm nay, mỗi ngày cánh cửa phòng thí nghiệm CBT đều mở ra từ 7 giờ sáng. Trưởng nhóm Đỗ Quốc Cường luôn là người có mặt trước tiên. Vừa mở cánh cửa sổ, Cường đã ghi vội công việc trong ngàylên bảng, chẳng hạn như: "Phố, Thành,Việt: phần cơ dây chuyền đóng bao. Bình, Thịnh, Phúc: bo mạch điều khiển lấy tín hiệu từ loadcell. Trung, Lượng, Hải: phần mềm điều khiển tỉ lệ NPK". Nhóm 10chàng trai trẻ này là những người đam mê công nghệ tự động hóa, và từ hơn ba năm trước họ đã nghiên cứu thử nghiệm một dây chuyền công nghệ đóng gói sản phẩm được điều khiển hoàn toàn bằng vi xửlý.
Nhóm CBT có một phòng thí nghiệm "dã chiến" đặt tại 30 Phổ Quang, phường 2, Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. Nơi đây lúc nào cũng đầy ắp những bo mạch, linh kiện điện tử, bản vẽ kỹ thuật... Chật chội, nóngbức nhưng luôn nhộn nhịp và đầy ắp tiếng cười của những chàng trai yêu đời, ham lăn xả vào công việc.
"Tại sao các bạn lại lao vào vi xử lý, trong khi hiện nay các mạch điều khiển tự động PLC (Programmable Logic Controller) đang bán đầy ắp trên thị trường?". Đỗ Quốc Cường tươi cười giải thích: "Vớivi xử lý chúng tôi phải lập trình, thiết kế các bo mạch và cho chúng hoạt động theo ý đồ của mình. Trong khi với PLC tất cả đều có sẵn. Chỉ bỏ tiền ra mua và ứng dụng thì còn gì thú vị nữa. Chúng tôimuốn tự mình nghiên cứu, thiết kế để giảm giá thành và chủ động trong bảo trì, sửa chữa".
Từ những thí nghiệm nho nhỏ, cả nhóm lại muốn thành lập công ty để làm một cái gì thực tế, đóng góp cụ thể cho xã hội hơn là cãi vã nhau trên những bo mạch đầy ắp CPU, bộ nhớ RAM, transistor... Thếlà Công ty TNHH Kỹ thuật CBT ra đời với 10 thành viên, mà số vốn ban đầu của họ thật ra chỉ là chất xám và lòng say mê nghề nghiệp.
CBT đi "gõ cửa"
Tháng 11-2000, Công ty cổ phần phân bón Năm Sao (thuộc Tổng công ty Vật tư nông nghiệp) xây dựng nhà máy sản xuất phân bón - đặt tại phường 5, quận 8, TP Hồ Chí Minh. Công việc cuối cùng của nhà máylà lắp đặt hệ thống dây chuyền tự động cân bao và đóng gói. Bài toán của nhà máy phải giải quyết là làm sao phân bón thành phẩm phải ra liên tục đúng 50kg/bao với năng suất 20 tấn/giờ. Thật thú vịkhi bài toán thực tế này không khác mấy với những nghiên cứu ứng dụng vi xử lý của các thành viên nhóm CBT. Trưởng nhóm Đỗ Quốc Cường nắm được thông tin về yêu cầu của nhà máy, đã mạnh dạn đến xinnhận thực hiện phần việc này. Nhà máy đã khảo sát rất kỹ năng lực của nhóm trước khi đồng ý giao việc Đỗ Quốc Cường, Lê Thanh Phố, Nguyễn Chí Thành. Hoàng Việt Hùng vào kíp cơ khí. Phạm Văn Bình,Hoàng Quốc Thịnh, Nguyễn Hữu Phúc kíp điện tử. Còn lại kíp công nghệ thông tin: Phạm Phú Trung, Lê Minh Lượng và Ngô Minh Hải. Tất cả đã vào nhà máy, từ các thiết kế của mình, họ đã khoác áo xanh làmviệc như những công nhân chuyên nghiệp. Chính họ đã lắp đặt những loadcell (cảm biến trọng lượng), những panel điều khiển, những van solenoid... để cuối cùng một hệ thống cân tự động với độ chính xáccho phép đi vào hoạt động. Ông Phùng Đức Thành, Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật nhà máy, hài lòng cho biết: "Các bạn trẻ của CBT đã làm việc rất tốt. Từ nhiều năm nay hệ thống của các bạn chạy liêntục, đảm bảo năng suất ổn định cho đầu ra của nhà máy".
Thành công bước đầu của nhóm kỹ sư trẻ này giúp họ nhận được thêm nhiều hợp đồng ở các nhà máy khác như: Nhà máy đường Phụng Hiệp (Cần Thơ), Nhà máy đường Khánh Hội, Nhà máy phân bón Bình Điền 2, Nhàmáy phân bón Thanh Bình, Công ty Công nghiệp hóa chất Quảng Ngãi.
Nguồn: Công Tiến (Báo Tuổi trẻ), www.nhandan.org.vn ngày18/9/2003