Cây Sục sạc
Hoa tàn thì đậu quả, do đó trông thấy quả bám theo cuống ấy. Mỗi quả dài 3-4cm, hơi cong có một rãnh dọc quả. Quả mọc thòng xuống, lúc non có lông mịn, sau đó thì nhẵn. Vỏ quả căng phồng nhưng khi khô vẫn giữ nguyên trạng, không bị xẹp xuống. Hạt thì nhỏ và nhiều, lắc quả có tiếng sột soạt (nên có tên Sục sạc).
Cây mọc hoang dại ở vệ đường, bãi cỏ.
Bộ phận dùng: cả cây và rễ phơi khô, hạt.
Tính vị: ngọt nhẹ, chát nhẹ, mát. Thân, rễ khu thấp. Hạt bổ thận, cố tinh.
Điều trị:
Đau nhức xương khớp, đau dây thần kinh toạ.
Thân, rễ (khô) 10-15g; Bạch chỉ 20g; Ké đầu ngựa 10g; Khiếm thực 20g;
Nấu sắc uống.
Suy nhược thần kinh, khó ngủ, nhức đầu
Thân, rễ (khô) 10-15g; Lá Vông nem 30g; Tâm sen (liên tâm) 5g
Nấu sắc uống.
Di tinh, xuất tinh sớm
Hạt Sục sạc 5g; Khiếm thực 10g; Kim anh tử 10g; Liên nhục (hạt sen khô) 20g
Nấu sắc uống
Hạt Sục sạc có độc nhẹ. Dùng hạt phải tuân thủ liều lượng, không nên dùng ước lượng.
Cổ phương “Thuỷ lục nhị vị đơn” gồm có Khiếm thực và Kim anh tử thường được làm thành hoàn. Thêm hạt Sục sạc thì tốt hơn nhưng không làm hoàn mà phải nấu sắc. Khi nấu thì chất mucronalin trong hạt trở thành không độc.
Trường hợp bị ngộ độc thì dùng lá ớt tươi giã vắt lấy nước uống.
Nguồn: Thuốc & Sức khoẻ, số 291, 1/9/2005