Cây sáng kiến Phạm Văn Dũng
Anh là đại diện hiếm hoi trong gần một triệu người thợ ở TP Hồ Chí Minh nhận được cùng lúc hai vinh dự lớn trong năm. Tháng 6 vừa qua, anh đã được trao tặng giải thưởng Tôn Đức Thắng, giải thưởng doLiên đoàn lao động TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng báo Sài Gòn giải phóng tổ chức hằng năm. Và ngày 15-10-2003 vừa rồi, anh lại là một trong 21 công nhân tiêu biểu được Thành Đoàn TP Hồ Chí Minh tuyêndương trong chương trình "Những điều kỳ diệu về thanh niên, công nhân TP Hồ Chí Minh" nhân kỷ niệm 21 năm ngày thành lập Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP Hồ Chí Minh. Anh là Phạm Văn Dũng, sinhnăm 1963, thợ máy bậc 6/7, hiện đang công tác tại phân xưởng chiết công ty Bia Sài Gòn.Tốt nghiệp PTTH rồi đăng ký đi bộ đội, được đơn vị bố trí cho học lớp khai thác và sửa chữa cơ khí (máy phát điện). Sau bốn năm phục vụ quân ngũ tại lữ đoàn 596 Bộ tư lệnh thông tin, tháng 8-1986,Phạm Văn Dũng xuất ngũ và được nhận vào làm thợ máy tại Công ty bia Sài Gòn. Niềm vui được nhân lên khi anh được phân công làm công tác sửa chữa thiết bị sản xuất tại phân xưởng chiết theo đúngnguyện vọng và nghề nghiệp của mình. Anh tâm sự: "Được sự động viên, tạo điều kiện của lãnh đạo công ty, các bậc thợ cha chú đi trước, anh em thợ máy... cùng với niềm say mê trong nghề và đặc biệt làkế tục sự nghiệp của người cha cũng là thợ máy giỏi trong công ty, từ lúc vào nghề đến nay, cũng như nhiều anh em khác, mình đã có những nghiên cứu, đề xuất nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật nâng caohiệu quả lao động, tăng năng suất, cải thiện điều kiện làm việc an toàn cho anh chị em công nhân cũng như làm giảm hao phí nguyên nhiên liệu đến mức thấp nhất cho công ty".
Sáng kiến kỹ thuật đầu tay của thợ máy Phạm Văn Dũng là sửa chữa và cải tiến hệ thống chiết bia tự động... Gắn bó với nghề được ba năm, thấy hệ thống chiết bia không được sử dụng do hư hỏng từ trướcvà có nguy cơ trở thành sắt vụn, thấy có thể khắc phục được sự cố, Phạm Văn Dũng đã mạnh dạn đề xuất việc sửa chữa. Được Ban giám đốc công ty đồng ý, vậy là anh hì hục mày mò ngày đêm. Chỗ nào khônghiểu, không biết thì tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm và nghiên cứu tài liệu chuyên ngành, được sự giúp sức của anh em thợ, sau gần ba tháng đánh vật với cỗ máy, Phạm Văn Dũng đã khôiphục được hệ thống vận hành trở lại. Anh tâm sự: "Dù đã hoạt động nhưng hệ thống vận hành rất hạn chế vì tốn sức lao động. Chai sau khi được súc rửa, cứ mỗi mẻ, để chiết bia vào chai đòi hỏi ngườithợ phải thực hiện thao tác mở cò...". Thế là Dũng lại mày mò, quyết tìm cách khắc phục hạn chế này và bốn tháng sau, quyết tâm, nỗ lực của anh đã được đền đáp khi hệ thống được tự động hóa hoàntoàn. Sáng chế đầu tay này của anh đã được Ban giám đốc Nhà máy Bia Sài Gòn ghi nhận bằng danh hiệu Chiến sĩ thi đua. Đó cũng là tiền đề, là động lực thúc đẩy hàng loạt sáng chế, cải tiến kỹ thuậtcủa anh thợ máy Phạm Văn Dũng sau này.
Ghi nhận thành tích của anh, Ban giám đốc công ty đã cho anh "thăng chức" từ thợ máy lên Trưởng ca sản xuất điều hành - quản lý sản xuất ba dây chuyền bia chai và một dây chuyền bia lon. Đây là điềukiện thuận lợi để Dũng phát huy khả năng của mình trong việc đưa ra nhiều sáng kiến có giá trị làm lợi rất lớn cho công ty. Ngoài việc tham gia lắp đặt hoàn thiện ba dây chuyền bia chai, một dâychuyền bia lon (với công suất 30.000 chai/giờ) và tham gia công tác trùng tu - đại tu, bảo trì tất cả thiết bị sản xuất trong phân xưởng chiết để kịp thời đáp ứng cho sản xuất, những năm gần đây,Dũng đã có những sáng chế để đời mà giá trị làm lợi khó định lượng được.
Năm 2000, Dũng đã thành công với sáng kiến "chế tạo bạc lơi bảo vệ trục chính của máy dán nhãn bia chai". Cứ ba tháng phải sửa chữa máy một lần rất hao phí thời gian và nhân lực nhưng không bảo đảman toàn lao động cho người thợ vì phải ngồi dưới gầm tháo máy. Từ khi Dũng chế tạo thành công bạc lơi bảo vệ (khi mòn chỉ cần thay bạc tại chỗ, không cần phải tháo toàn bộ trục ra để đắp hàn hoặcthay trục mới) đã tiết kiệm được thời gian, nhân lực và bảo đảm an toàn lao động cho công nhân. Năm 2002, Dũng lại thành công với sáng kiến "Cải tạo hệ thống chai đầu vào và lấy chai đầu ra của máydán nhãn bia chai 1”. Sáng kiến này đã tiết kiệm được thời gian mỗi khi cần thay thế, sửa chữa và ổn định được chất lượng hoạt động của thiết bị cũng như làm tăng năng suất và giảm hao phí vật tưthay thế. Trong năm 2003, sáng kiến "máy đóng thùng bia lon thành phẩm tự động" mang lại hiệu quả là giảm 6 công lao động/ngày, tăng năng suất lao động góp phần vào việc tăng sản lượng của dây chuyềnbia lon từ 15.000 thùng/ngày lên hơn 16.000 thùng/ngày làm lợi cho công ty hơn 200 triệu đồng/năm. Nói về những sáng chế trên của Phạm Văn Dũng, chị Nguyễn Thị Thu Vân, phó quản đốc phụ trách laođộng của phân xưởng cho biết: "Ngoài giá trị làm lợi hữu hình như tiết kiệm ngoại tệ nhập trục từ nước ngoài, tăng năng suất giảm hao phí vật tư thay thế thì những sáng chế của anh Dũng còn có giátrị làm lợi khó mà quy ra tiền được".
Cây sáng kiến Phạm Văn Dũng tâm sự: "Tôi sẽ chẳng thể thành công nếu không có sự quan tâm, tạo điều kiện của Ban giám đốc công ty và anh em thợ. Vinh quang và sự thành đạt sẽ đến với người thợ khi tabiết lượng sức mình và chọn cho mình hướng đi đúng và tất nhiên phải có sự đầu tư nỗ lực, đam mê với nghề: Quan điểm làm việc của tôi là làm cho xong việc chứ không phải làm để chờ hết giờ"...
Nguồn: Nguyễn Thành (Khoa học và Đời sống), www.nhandan.org.vn ngày 12/11/2003