Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 15/06/2007 21:49 (GMT+7)

Cây kim khơi mạch sống

Giáo sư Nguyễn Tài Thu mở đầu câu chuyện với tôi như thế với nét cười xa xăm trong đôi mắt sáng, ông nói về cái duyên cớ thực tế thuở xưa:

- Hồi ở chiến khu, nhiều lần phải vĩnh biệt đồng đội, toàn một lứa trẻ măng, bị thương mà không đủ quân y chạy chữa. Quen mấy đi nữa, cũng vẫn không cầm được nước mắt! Mình tự dằn vặt mình: “Tại sao không biết nghề, để cứu anh em?”. Thế rồi người chỉ huy trung đoàn, mà tôi thân như người anh, ngã bệnh nặng. Những ngày chăm sóc anh, tôi càng nung nấu khái khao biết nghề thuốc để cứu sống người, tôi hứa với anh rằng tôi sẽ đi học nghề thuốc, để quay về cứu sống đồng đội. Hoà bình lập lại, trung đoàn trở về giải phóng thủ đô, tôi xin đi học thuốc và được ra nước ngoài học tập...

Quả thật, hành trang của một con người khởi nghiệp y là ham muốn cứu người, nói thì có vẻ thường, song nó là thứ quý giá nhất của người thầy thuốc ở mọi thời. Chứ đi học y, làm thuốc để mưu cầu danh lợi, thì đã chắc gì giờ đây nhân dân có được một giáo sư Nguyễn Tài thu với bàn tay vàng hiếm có? Tôi gợi chuyện về bước ngoặt nữa trong sự nghiệp của giáo sư. Ấy là, vì sao ông đi học Tây y, về nước vào lúc Tây y đang ngự trị trong cả lâm sàng lẫn dư luận, đâu đâu cũng chỉ trọng các bác sĩ Tây y, còn y học cổ truyền dân tộc thì lại xem thường, mà ông lại mạo hiểm tìm đến Đông y? Giáo sư cười hiền lành kể:

- Có lẽ vì lúc bấy giờ bệnh viện, bác sĩ, đều tập trung ở các thành phố, thị xã cả. Còn các vùng quê đông dân gấp bội, thì lấy ai chữa bệnh, cứu người? Mà nông thôn ta xưa nay đã có đội ngũ khá đông các thầy lang bốc thuốc, châm cứu, chữa bệnh cho dân. Với lại, có lẽ còn do cái tính tôi thích xông pha vào chỗ khó, chỗ ít ai ưa mạo hiểm và hy vọng thành đạt thì mong manh. Tôi bỏ công dò tìm, làm quen với các thầy lang để học hỏi, xem các cụ chữa bệnh. Tôi sửng sốt trước một vài ca châm cứu, chữa khỏi bệnh bại liệt mà bệnh viện Tây y đã chịu bó tay. Thế là tôi chuyên tâm tìm sách, tìm thầy lang giỏi mà học. mà nghiền nghẫm. Càng học, càng thấy y học phương Đông, từ y lý cho đến các phương pháp chẩn bệnh, trị bệnh, dưỡng sinh là sâu xa, mà hiệu quả. Vì thế tôi bị cuốn hút hoàn toàn. Cũng may đến những năm 1960. Nhà nước có chủ trương kết hợp Tây y với Đông y, mà cố Bộ trưởng Phạm Ngọc Thạch, một bậc thầy của chúng tôi, là người đi đầu thực hiện. Nghĩa là tôi không bị coi là viên bác sĩ Tây y “lập dị” nữa, tôi được động viên, khuyến khích mới... thú chứ!

Bác sĩ trẻ Nguyễn Tài thu, rẽ sang đường Đông y, chỉ do con tim thúc giục thôi, lại hoá ra đi trước xu hướng thời cuộc. Khi ngành y mở phong trào tìm về y học dân tộc để khai thác, kế thừa, thì bác sĩ Thu đã tích luỹ được ít lưng vốn “thầy lang”.

Anh khá am hiểu lý luận Đông y, cả vệ bệnh học lẫn thuyết Kinh Lạc, thuyết “ Tâm lĩnh” của Hải Thượng Lãn Ông, các bài thuốc Nam của Tuệ Tĩnh, của dân gian, của các thầy lang có vốn Trung y và anh khá thạo thực hành châm cứu. Anh đã có thể chữa thành công nhiều ca bại liệt. Anh cũng đã tốn nhiều công sức trình bày, thuyết phục các cơ quan có trách nhiệm, cho mở một phòng thuỷ châm, gọi là “Trạm E” nhỏ nhoi. Song, dù nhỏ nhoi, đó chính là tiền thân của Viện châm cứu ngày nay. Anh cũng đã từng bị kiện, suýt nữa ra toà về “cái tội” dám thuỷ châm (tiêm thuốc vào huyệt) cho người bệnh. Nhưng chính hiệu quả chữa bệnh đã “cãi” cho anh. Nhờ vậy mà bác sĩ Tài Thu làm nên bước ngoặt có tiếng về chuyên môn. Bước ngoặt này khiến bác sĩ trở thành giáo sư đứng đầu một trường phái châm cứu độc đáo ở ta: châm tê (thay gây mê) trong phẫu thuật. Bên cạnh hiểu quả lớn của châm tê so với gây mê (như là không làm bệnh nhân mệt hay tổn thọ; nhất là với bệnh nhân tiên lượng kém, không thể gây mê để mổ, thì vẫn có thể phẫu thuật bằng châm tê; hay như ở gây mê thuốc nhạt đần, bác sĩ mổ luôn lo lắng căng thẳng vì phải kết thúc ca mổ nhanh, còn châm tê thì yên trí; lại nữa, châm tê thì hậu phẫu nhẹ nhàng hơn, bệnh nhân hồi phục nhanh hơn...) phải, bên cạnh cái lợi ấy, thì châm tê để mổ là tiêu biểu cho sự kết hợp một lúc, trong một phương pháp điều trị nhất quán, giữa Đông y với Tây y.Nó làm cho giới Đông y tự hào, đồng thời thuyết phục được ngay cả các giáo sư Tây y khó tính. Bước ngoặt ấy ra sao?

- Trước tiên là phải châm tê thử cho chính mình, dù đã nghiền ngẫm lý thuyết chán chê, dù biết rằng ở bên Trung Quốc, người ta đã áp dụng cho một số ca mổ bệnh lý. Có đồng nghiệp phát hoảng, can ngăn, nói lỡ ra cứ tê mãi thì bỏ đời! Mình lại nhớ đến nhà vi trùng học Robert Kock, ông ấy đã dám thử vi trùng với chính mình. Thôi thì, có rủi ro gì, mình đành chấp nhận. Mình tự châm tê cho chân mình, lấy huyệt túc tam lý và vài huyệt phụ trợ, vài chục phút sau, cấu véo vào chân chẳng thấy đau, mà rồi rút kim ra, may quá, hết tê liền! Thế là yên tâm thực hành châm tê để xử lý vết thương chân cho thương binh. Sau đó, thử châm tê vùng mặt, trước tiên phục vụ những ca mổ răng hàm.

Đến đây thì có thể tự tin rằng: có thể châm tê ở bất cứ vùng nào trên cơ thể. Dự đoán thì như thế, nhưng đến khi thử châm tê cho ca mổ lồng ngực để gắp mảnh bom ở phổi cho một nạn nhân, thì mình thất bại. Có tê vùng mà, cổ, ngực, nhưng nhẹ. Lấy panh bấm thử vào da ngực. Bệnh nhân kêu ré lên. Thất bại làm mình buồn ghê gớm, đã toan tặc lưỡi, buông xuôi. Sau lại tự khích lệ mình: mới một lần, không thành đâu có nghĩa là thất bại. Thế là lại vùi đầu vào đọc, nghiền ngẫm, lại thử trên thân mình, trong khi vẫn tiếp tục châm tê cho các tiểu phẫu. Thế rồi cái gì đến, tất phải đến. Ca châm tê đầu tiên để phẫu thuật vùng bụng (mà tới nay biết là vùng khó châm tê nhất) tại Viện 109, để cắt dạ dày loét cho ông Chủ tịch huyện Yên Lạc (Vĩnh Phú) đã 56 tuổi, thành công mỹ mãn! Bệnh nhân tỉnh táo như thường, có thể nghe dao rạch thịt rột roạt mà không hề cảm thấy đau đớn...

Ngày 20/1/1979 là cái mốc đáng nhớ trong sự nghiệp của nhà châm cứu Nguyễn Tài Thu nói riêng và của cả ngành khoa học châm cứu nước ta nói chung. Bác sĩ Nguyễn Tài Thu, nhà châm cứu Việt Nam đầu tiên, được thế giới mời đến một hội thảo tại Paris. Ở đó, ông thuyết trình về Châm cứu Việt Nam, có thông báo thêm kết quả thực nghiệm của cá nhân ông về chữa liệt, câm, điếc bằng châm cứu, cả về kỹ thuật châm kim to, dài (đại châm, trường châm), châm xuyên hai huyệt và điện châm, là sáng tạo của ông. Cử toạ hứng thú nghe những điều mới lạ. Họ ngỡ ngàng khâm phục, khi ông biểu diễn châm cứu tại chỗ cho một phụ nữ đã 66 tuổi, đang lên cơn ho hen do rối loạn thần kinh thự vật, 15 phút sau, cơn hen dứt hẳn.

Một tuần sau thì ông dự hội nghị châm cứu toàn nước Pháp lần thứ 3. Tham luận Tổng kết 10 năm châm tê trong phẫu thuật ở Việt Namcủa ông gây nhiều tiếng vang. Tin ấy, các báo lớn của Pháp đã đăng ngay trên trang nhất. Từ đó, tiếng tăm “Nguyễn Tài Thu” được giới châm cứu thế giới chú ý và nhiều bài viết của ông được đăng trên các tạp chí chuyên môn có tiếng ở nhiều nước. Từ đó, các hội thảo, hội nghị châm cứu ở nhiều quốc gia, khu vực, thế giới đều cố mời bằng được Nguyễn Tài Thu và những ca biểu diễn châm tê trong phẫu thuật của ông làm ngạc nhiên ngay cả những chuyên gia châm cứu hàng đầu ở nhiều nước. Ông được mời làm đồng chủ tịch các hội nghị châm cứu ở Séoul (1987), Paris (1990), New York (1991). Ở những nơi đó, ông đã điều khiển và tổng kết hội nghị một cách dõng dạc và thuyết phục. Giới châm cứu thế giới đã coi ông là một chuyên gia quốc tế và qua ông, đã nhìn nhận tầm cỡ quốc tế của nền châm cứu Việt Nam.

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã có bức thư viết tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.