Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 24/09/2007 23:54 (GMT+7)

Cậu học trò 3 lần đoạt giải VIFOTEC

Vậy là làm. Rồi ẵm ba danh hiệu cao nhất của cuộc thi Sáng tạo lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng toàn quốc (VIFOTEC) lần thứ 3. Trước đó, Nam đã đoạt 2 giải VIFOTEC (lần 1 và 2).


Vào vụ quế, ngày nào Nam cũng đạp xe chở mẹ đi chẻ quế thuê cho mấy cơ sở tư nhân chuyên sơ chế quế để chuyển cho các Cty lớn xuất khẩu. Mỗi ngày “chẻ lia lịa” khoảng một tạ quế được trả công 20.000 đồng/người, thêm chút ít tiền chi tiêu trong gia đình.


“Nhưng tệ nhất là những lúc chẻ vào tay do dao chẻ quế vừa sắc, vừa mỏng. Em và mẹ đều bị một vài lần. Vậy là em nghĩ phải làm một cái máy chẻ quế giúp giải phóng sức lao động và an toàn cho người sử dụng” - Nam kể lại.


Nghĩ là làm. Suốt một tháng hè, ngày nào Nam cũng sục sạo đi tìm vật liệu ở các hàng sắt vụn. Cái môtơ có lắp giảm tốc tìm hết cả hơi không thấy, may sao cuối cùng lại “mò” được một chiếc đã cũ và hơi trục trặc do nhà máy chè thải ra. Nam mua rồi mang về sửa. Trục khuỷu thì tìm thấy ở hiệu sửa xe máy. Pittông bằng nhôm hoặc sắt không có thì thay bằng gỗ.


Có đầy đủ vật liệu trong tay, Nam mang về xưởng cơ khí của một người hàng xóm để sử dụng nhờ các thiết bị gò, hàn. Ngày nào Nam cũng bám riết lấy cái xưởng đầy dầu mỡ ấy như một thợ cơ khí thực thụ. Tháo lắp, rồi hàn xì, rồi sơn, cặm cụi.


Nam
nhớ kỷ niệm vui nhất là khi cái máy hoàn thành, các công nhân trong xưởng cũng vui mừng lây, mọi người hớn hở định chạy thử máy mới nhớ ra là không có ống quế nào.


Đạp xe về nhà Nam lấy quế thì xa quá. Mọi người nghĩ ra cách thử bằng ống nứa! Đặt ống nứa vào giữa pittông và xilanh, sau đó cắm điện, bật công tắc. “Póc!” Pittông đẩy ống nứa trượt nhanh trong xilanh một đầu có gá bàn dao năm lưỡi (làm bằng lưỡi cưa), chẻ ống nứa làm sáu mảnh.


Người lao động thủ công chẻ quế bằng dao chỉ được 100 - 120kg/ngày, máy chẻ quế của Nam đạt năng suất 200 - 250kg/h, tiêu tốn điện năng hết 700 đồng, năng suất vượt 20 lần.


Thiết bị này đã được Ban chỉ đạo Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ III (VIFOTEC 2006 - 2007) trao giải đặc biệt, được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) trao Huy chương vàng và được T.Ư Đoàn tặng Huy hiệu Tuổi trẻ sáng tạo.


Đam mê sáng tạo


Khi Namtrình bày ý tưởng chế tạo máy chẻ quế, thầy cô trường THPT Lý NamĐế nơi Nam học ai cũng gật đầu tán thành. Đó là do các thầy, cô rất tin vào sức sáng tạo của cậu học trò từng hai lần đoạt giải VIFOTEC.


Sinh ra trong một gia đình thuần nông ở Đầm Vông (Âu Lâu, Trấn Yên, Yên Bái), cậu học trò Hà Hoài Nam từ nhỏ đã biết phụ giúp bố mẹ làm nông, chăn bò, thái sắn.


Thấu hiểu nỗi vất vả của bố mẹ, Nam ao ước chế tạo được những chiếc máy giúp đỡ đần công việc.


Vậy là máy thái sắn, rồi rôbốt điều khiển bằng điện lần lượt ra đời và cũng lần lượt rinh giải ba VIFOTEC lần I, giải nhất VIFOTEC lần II.


Với giải đặc biệt VIFOTEC lần ba, Nam dự định mua chiếc máy tính em đã ao ước từ lâu, còn lại dành đỡ đần bố mẹ. Cậu học trò ham sáng tạo còn nhiều dự định nữa.


“Nhìn công việc gì em cũng suy nghĩ có thể chế tạo loại máy nào để người nông dân đỡ vất vả hơn không… Nhưng em sẽ tạm dừng lại một thời gian để tập trung cho hai năm học cuối”.- Nam tâm sự.


Cậu học trò hiền lành này cho biết, cũng vì mê chế tạo quá nên điểm các môn chưa cao, “nhưng nếu tập trung hơn cho việc học tập, em sẽ cải thiện được”. - Nam khẳng định. Giờ đã hứa tập trung học hành rồi, lúc “thèm” chế tạo quá chắc chỉ mang đèn, vợt muỗi ra sửa thôi!

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.