Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 16/05/2006 15:40 (GMT+7)

“Cậu bé thiên văn” đam mê sáng chế

Lê Ngọc Linh quê gốc Bắc Ninh, nguyên là học sinh trường THPT Liên Hà (Đông Anh, Hà Nội). “Em chưa bao giờ dám nhận mình là một học sinh giỏi. Nhưng kiến thức về lĩnh vực thiên văn học, nói thật với anh, em dám tự nhận mình cũng thuộc dạng khá”, cậu chủ động mở đầu câu chuyện. Sự đam mê nghiên cứu thiên văn học của Linh có từ thuở lên 5 lên 3, khi lần đầu tiên được mẹ mua cho một cuốn tranh truyện nói về các vì sao. “Ngay từ bé, em đã có thể chỉ ra và đọc tên được hầu hết các chòm sao, vì sao trên trời. Cũng là nhìn quen thôi, nhưng lâu lâu không được ngắm bầu trời đầy sao về đêm, kể cũng bứt dứt. Lắm lúc mơ ước có được một cái kính thiên văn để ngắm cho thoả thích...”. Có lẽ đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc cậu tự mày mò chế tạo cho riêng mình chiếc kính thiên văn đầu tiên, theo đúng những nguyên lý và tiêu chuẩn kỹ thuật mà Galileo Galilei - Nhà thiên văn học lừng danh của Italia, người đầu tiên trên thế giới chế tạo ra kính thiên văn vào năm 1610 - đã chỉ ra. Ngay từ chiếc kính thiên văn còn rất thô sơ này (thân kính làm bằng ống... nước nhựa Tiền Phong), cậu sinh viên năm thứ nhất đã làm được điều mà cách đây ngót 400 năm nhà thiên văn học lừng danh đã thành công: Nhìn thấy 4 vệ tinh của sao Mộc (được các nhà thiên văn học hiện đại gọi là vệ tinh Galilei) và các miệng núi lửa của mặt trăng.

Không chỉ đam mê thiên văn học, Linh còn mang trong mình “máu” kinh doanh, do vậy đã sớm nghĩ đến việc sản xuất và bán các sản phẩm tự mình làm được này. Sau 3 tháng, đến nay đã có chừng 40 chiếc kính thiên văn được Linh cho ra lò, với số lãi thu về được chừng... 2 triệu đồng. “Chủ yếu khách hàng của em là các bạn sinh viên, không có nhiều tiền nhưng lại rất giàu niềm đam mê. Do đó không thể bán đắt được. Hơn nữa em làm trước hết là cho thoả sở thích, sau đó ai cần thì nhượng lại chứ chưa thật sự là kinh doanh. Thủ công thôi nên chất lượng là chính chứ anh thấy đấy, nhìn bề ngoài thì cục mịch quá”. Điều này thì đúng: Chiếc kính thiên văn “chiến” nhất Linh vừa cho ra lò cũng được chế tạo từ những ống nước, được sơn quét qua loa, nhưng đúng theo hình dáng một chiếc kính thiên văn loại nhỏ, lại có gắn thêm cả chiếc ống kính tìm mục tiêu - chi tiết mà một ống kính thiên văn chuyên nghiệp không được trang bị. Chưa hết, chỉ sau vài thao tác, chiếc ống tìm mục tiêu đã được Linh biến thành ống kính hiển vi dạng thô sơ, tôi soi thử vào chiếc khăn tay mùi xoa, mỗi sợi vải to như sợi bao tải...

Mỗi chiếc kính thiên văn Linh chế tạo ra đều có bản thiết kế riêng, với những vật liệu đơn giản không thể ngờ được: ống nước (cả kim loại và nhựa), mắt kính cận thị hay viễn thị loại “nặng đô” nhất, giá máy ảnh Trung Quốc chuyển đổi thành giá đỡ. Chỉ có thị kính là phải tìm mua từ nguồn hàng chợ Trời, chủ yếu hàng châu Âu có tuổi đời vài ba chục năm. Chiếc rẻ nhất Linh từng chế tạo được bán nhanh chóng với chỉ 250 ngàn. Chiếc mới nhất mà tôi được xem ở đây đang được ngã giá 550 ngàn mà cậu còn chưa thuận. So sánh thông số chiếc này với một ống kính thiên văn “xịn” loại nhỏ mượn từ Câu lạc bộ Thiên Văn học trẻ Việt Nam (Linh cũng là thành viên của Câu lạc bộ này), tôi không khỏi giật mình khi thấy tiêu chí kỹ thuật không khác nhau là bao (ngoại trừ hình dáng bên ngoài của chiếc kính chuyên nghiệp thì đúng là... không thể so sánh): Độ mở ống kính 60mm, khẩu độ F1 bằng 60 cm, góc chéo cực đại 90 độ, độ dài quang học 61 mm, độ gia tăng tỷ lệ từ 60x đến 120x... Chưa kể 3 thị kính đi kèm (5x, 7x và 10x), ống tìm mục tiêu và miếng che ống kính. Linh cho biết mặc dù đây là sản phẩm tốt nhất từ trước tới nay, nhưng chưa phải đã là hoàn hảo trong khả năng có thể chế tạo được. “Hẹn anh một tháng nữa, em sẽ giới thiệu một chiếc kính thiên văn chuyên nghiệp nhất từ trước tới giờ do em làm ra, với đĩa CD hướng dẫn đi kèm, các phần mềm thiên văn, kính đen quan sát mặt trời và khay điện đồ, la bàn. Thân kính sẽ làm bằng nhôm chứ không phải là ống nước như thế này đâu”.

Ngoài kính thiên văn, cậu bé tự nhận là đệ tử của Galileo Galilei này còn là tác giả của trên chục chiếc ống nhòm cực đại, ống tê lê dành cho máy ảnh và cả... ống ngắm cho súng bắn tỉa (?). “Em làm chơi để xem khả năng của mình thôi. Vì loại ống ngắm đòi hỏi độ chính xác rất cao, không phải đơn giản mà chế tạo được. Em mới làm được 1 chiếc, nhưng chắc chắn là sẽ không giới thiệu ra như một mặt hàng”. Linh cho biết mong muốn của cậu là sẽ có điều kiện mở một xưởng sản xuất và một cửa hàng chuyên nghiệp chuyên kinh doanh về dụng cụ quang học, mà kính thiên văn sẽ là chủ đạo. “Đồ của Trung Quốc thì ở Hà Nội này bán đầy, mẫu mã khỏi chê. Nhưng chỉ dành cho trẻ em và thay cho ống nhòm thôi. Đố anh quan sát được gì. Nếu em có thể sản xuất hàng loạt được, chắc chắn giá bán cũng sẽ không đổi, vì mình tự làm ra mà. Hơn nữa, khách hàng của em hướng vào các bạn trẻ đam mê thiên văn như mình. Càng đông người cùng sở thích thì càng tuyệt chứ sao”.

“Nhà chế tạo trẻ” còn ấp ủ ý định đăng ký bản quyền các sản phẩm đã và... sắp ra đời của mình, nhưng còn băn khoăn về các thủ tục cần thiết. Ước mơ nghiên cứu chuyên sâu về thiên văn học cũng phải tạm gác lại bởi chương trình học tập ở trường Đại học Xây dựng vốn nổi tiếng là không hề dễ dàng. Nhưng tôi tin, với khả năng sẵn có, cũng như niềm đam mê đã được định hướng của mình, Linh sẽ thành công trong các dự định cho tương lai, không chỉ trong lĩnh vực thiên văn học.

Nguồn: gdtd.com.vn, số 46, 18/04/2006

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…