Cậu bé chăn bò và bí quyết xây tháp Chăm ở thế kỷ 21
Cuối cùng thì ước mong gần như hoang tưởng của cậu bé chăn bò Lê Văn Chỉnh ngày xưa, bên cụm tháp Chăm Khương Mỹ xứ Quảng đã thành hiện thực. Ông Chỉnh là người đầu tiên xây được tháp Chăm vào đầuthế kỷ 21, bằng kỹ thuật mài chập những viên gạch do chính mình nghiên cứu, chế tác.Khuôn mặt gầy gò, hốc hác, sau gần bốn tháng dồn sức cho công việc của ông nay rạng rỡ hẳn lên. Thế là sau gần 20 năm mày mò, chế tác gạch Chăm, nhiều khi thóc trong bồ của vợ con không còn đủ choông bán lấy tiền mua củi nung gạch và cả những cơn hen suyễn hành hạ từng ngày..., cuối cùng, ông Lê Văn Chỉnh đã có được ngôi tháp Chăm mới.
Hồi đầu, cực khổ lắm mới làm được những mảng tháp Chăm có điêu khắc bằng kỹ thuật mài chập, nên ông chẳng dám hy vọng mình có thể xây lại tháp Chăm. Đã có lần, tưởng chừng không sống nổi vì căn bệnhhen suyễn, ông đem công thức chế tác hiến tặng huyện Duy Xuyên, nơi có khu tháp Mỹ Sơn. Nhưng rồi chẳng ai dám tiếp nhận. Đang giữa lúc buồn bã, ông Lê Tuấn Khải, giám đốc Công ty TNHH Vân Nam, TPHCM, đã đến nhờ ông xây cho một ngôi tháp Chăm trong khuôn viên nhà hàng ẩm thực Apsara ở Đà Nẵng.
Thế là ước mơ xây lại cụm tháp Chăm Khương Mỹ xứ Quảng lại trở về, thôi thúc ông... Giờ thì, công việc đã hoàn tất. Ngôi tháp đang vươn lên giữa phố phường. Ông Chỉnh "bật mí", tháp Chăm vĩ đại, kỳbí chính nhờ những viên gạch có tính năng độc đáo. Bởi vậy, khi nghiên cứu kiến trúc tháp Chăm, ông đã không choáng ngợp trước những đền cao tháp lớn mà chỉ chăm chú vào cách chế tác gạch. Phươngpháp của ông là sử dụng loại lò nung dành cho sản xuất xây dựng. Đặc điểm của loại lò này là không thể đập giã bằng tay (như trong chế tác thử nghiệm). Đồng thời, ông còn cho thay khuôn gỗ bằng khuônkim loại, dùng dầu bôi trơn trước mỗi lần in gạch. Để viên gạch đạt độ phẳng cao nhất, ông lại dùng hàng trăm mâm gỗ phơi gạch tươi cùng một hệ thống giàn phơi có mái lợp. Ông cũng không ủ gạch mớira lò dưới hầm đất một thời gian rồi mới đem xây, mà dùng nước tưới cầm chừng.
Từ việc xây tháp, ông Chỉnh cho rằng người xưa xây một ngôi hay một cụm tháp, nhiều lắm cũng chỉ tốn chừng 10-15 năm chứ không kéo dài đến hàng mấy chục năm hay cả thế kỷ như mọi người vẫn nghĩ. Ôngnói: "Tôi muốn tôn vinh sự thông tuệ của người xưa trước những ngôi tháp còn chứa đựng rất nhiều điều bí ẩn cần được khám phá, nghiên cứu tiếp, mà viên gạch Chăm mới chỉ là một phần nhỏ được hélộ".
Nguồn: http://vnexpress ngày 16/7/2003