Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 22/07/2014 22:11 (GMT+7)

Cậu bé 13 tuổi phát minh máy tính hóa học

Nguyễn Dương Kim Hảo, lớp 7 trường THCS Nguyễn Gia Thiều, quận Tân Bình, TP HCM, đam mê đặc biệt với các vi mạch và chip điện tử, mày mò cách ứng dụng chúng vào phục vụ thực tiễn cuộc sống. “Từ lúc học tiểu học, Hảo đã say sưa đọc sách tin học, ba là giáo viên vật lý nên em thường theo ba tìm hiểu về dòng điện, các mạch điện”, mẹ cậu học trò là bà Dương Trần Thanh Thảo cho biết.

Những sản phẩm của em xuất phát từ sự quan sát nhu cầu nho nhỏ của người thân. Ví dụ, em làm bảng điều khiển thông minh tự động ngắt dòng điện khi không sử dụng để tặng mẹ vì tính mẹ hay quên. Thấy chị họ lớp 11 đánh vật với những công thức hóa học khó nhớ, khó tra cứu, Hảo nảy ra ý tưởng chế chiếc máy tính cầm tay làm trợ thủ đắc lực cho môn hóa học.

Sau 6 tháng ròng mày mò nghiên cứu, cậu bé cũng cho ra đời chiếc máy tính hóa học. Để có được thành quả này, dù lịch học khá dày, trong khi bạn bè cùng trang lứa tranh thủ ngày nghỉ lễ đi chơi, em vẫn miệt mài bên bộ vi mạch, không hiếm hôm thức đến 2h sáng để nghiên cứu chế tạo chiếc máy tính đặc biệt.

Chiếc máy tính nhỏ cầm tay chứa đến gần 1.000 phương trình phổ biến về hóa vô cơ THCS và phần đầu môn Hóa bậc THPT. Máy tính hóa học giúp tiết kiệm thời gian trong khâu tìm kiếm, cân bằng phương trình, xem và nhận biết các chất hóa học. Nguyên lý của chiếc máy là tìm kiếm và lưu trữ qua bộ nhớ, xử lý kết quả qua vi mạch. Các bộ nhớ hiện tại tốc độ xử lý thông tin còn chậm, chỉ đạt 16 MHZ nên Hảo muốn nghiên cứu thêm. Hảo nhờ chị giảng về hóa học, rồi tự mày mò, thống kê các phương trình từ Internet và sách giáo khoa, nhờ các anh chị kiểm tra kỹ càng trước khi nhập vào bộ vi xử lý.

Ưu điểm dễ nhận thấy từ chiếc máy tính là sự tiện dụng, nhỏ gọn, đem theo được mọi lúc mọi nơi, phục vụ trực tiếp việc học hóa. Giá thành mỗi chiếc máy nếu được sản xuất đại trà sẽ ở mức 200.000 đến 300.000 đồng. Hảo nói: “Chiếc máy tính chưa được trang bị màn hình hiển thị và vỏ hộp nên chưa được đẹp mắt, thời gian tới em sẽ đầu tư hoàn thiện thêm”.

Mẹ con Hảo ở trọ tại TP HCM, còn ba vẫn dạy vật lý ở Tiền Giang. Ảnh: Khánh Ly

Cậu bé quê gốc Tiền Giang thường tranh thủ những buổi nghỉ trưa ở lớp học bán trú để lang thang chợ điện tử Nhật Tảo tìm từng con chíp, từng vi mạch cho bộ điều khiển. Niềm say mê máy móc, ưa tìm tòi của “nhà khoa học nhí” khiến các tiểu thương đặc biệt quý mến. Chiếc máy tính hóa học cũng thuyết phục hoàn toàn ban giám khảo cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo trẻ thành phố”, giúp Hảo giành giải nhất. 

Ba mẹ Kim Hảo ủng hộ hết mình niềm đam mê của con trai. Họ đã chuyển nhà từ Tiền Giang lên Sài Gòn, chấp nhận cảnh ở trọ xa quê để Hảo có môi trường học tập tốt nhất và theo đuổi niềm đam mê.

Một sản phẩm hữu ích khác của Hảo là “Bảng điều khiển thông minh” giúp tắt tự động các thiết bị điện. Chiếc bảng điều khiển này cũng gây ấn tượng mạnh mẽ ở “Triển lãm quốc tế về công nghệ, sáng kiến sáng chế năm 2013” tại Malaysia. Khi đó Hảo là một cậu bé mới hơn 12 tuổi. Phát minh này của Hảo giành thêm giải thưởng lớn của Viện Sáng tạo Hàn lâm Hàn Quốc.

Hiện 13 tuổi và theo học lớp Lập trình viên của học viện FPT, trong lớp toàn các anh sinh viên, các chú đã đi làm, nhưng Hảo vẫn giữ vững phong độ học tập. Hảo liên tục đoạt danh hiệu học sinh giỏi. Mẹ Hảo kể, hễ có thời gian rảnh là con trai ngồi vào bàn hí hoáy với các vi mạch con chíp không biết chán. Còn cậu bé chỉ cười: “Mày mò sáng tạo cũng là lúc em thư giãn sau giờ học tập trên lớp”.

Trong căn phòng ẩm thấp ở quận 10 mà Hảo và mẹ đang trọ, có một góc sáng bừng những giấy khen, huy chương lưu niệm… cho thành tích của một tài năng không đợi tuổi. Mẹ Hảo cười: “Góc này quý nhất trong nhà”. Hảo là gương mặt nổi bật trong lễ tôn vinh 7 công dân trẻ tiêu biểu TP HCM mới đây vì “nhí” nhất và sở hữu bộ sưu tập khủng về các giải thưởng sáng tạo trong ngoài nước.

Theo Giám đốc Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ, thạc sĩ Đoàn Kim Thành: “Hảo có năng khiếu rất đặc biệt về tin học. Các sản phẩm của Hảo đạt trình độ nổi trội mà những sinh viên xuất sắc chuyên ngành công nghệ thông tin bây giờ đều hướng tới”.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…