Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 11/05/2012 21:51 (GMT+7)

Cần thêm nhiều nghiên cứu về Biển Đông

Vào khoảng năm 2007-2008, với sự tài trợ Tập đoàn dầu khí Total, Pháp đã mời nhà khoa học một số nước Đông Nam Á, Đức, Trung Quốc... để thành lập một nhóm nghiên cứu trong 5 năm. Nhóm này chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là nghiên cứu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên khoáng sản của Biển Đông. Tuy nhiên, Việt Nam đã từ chối tham gia với lý do báo quá gấp không kịp chuẩn bị cử người. Cuộc khảo sát vẫn được tiến hành như bình thường nhưng không có một nhà khoa học Việt Nam nào tham gia. Các thông tin, dữ liệu sau đó cũng được công bố tại một hội thảo quốc tế nhưng Việt Nam không được nhắc nhở gì đến.

Một cách thể hiện tiếng nói

Thuật lại câu chuyện trên, TS Phùng Văn Phách, Viện trưởng Viện Địa chất & Địa vật lý biển, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho rằng, đây chỉ là một ví dụ nhỏ để minh chứng cho việc dè dặt thì vô tình tự đẩy mình vào hoàn cảnh đã thiếu thông tin lại càng thiếu hơn khi không có nhiều điều kiện để kháo sát, nghiên cứu. ”Nếu Việt Nam không mạnh dạn tham gia vào các diễn đàn quốc tế nghiên cứu về biển Đông thì sẽ tự mình loại mình khỏi cuộc chơi”, TS Phách nói.

Ths Nguyễn Trung Thành, Viện Địa chất-Địa vật lý biển đưa thêm một ví dụ khi các nhà khoa học Việt Nam làm atlas về Biển Đông, có rất nhiều bản đồ chuyên đề cần đến bản đồ độ sâu làm nền (bathymetry map). Các số liệu thường lấy bản đồ miễn phí của GEBCO (General Bathymetric Chart of the Oceans) để dùng. Nguồn số liệu của GEBCO dùng để làm bản đồ độ sâu đáy biển là nguồn đóng góp của các quốc gia xung quanh Biển Đông. Tất cả đều đóng góp, chỉ duy nhất Việt Nam thì không.

Theo Ths Thành, vấn đề khoa học mang tính cộng đồng thì ta nên tham gia và chia sẻ tài liệu ở mức độ nhất định. Điều này chỉ có lợi cho đất nước.

Cần tạo điều kiện

Nói về hợp tác tham gia các chuyến khảo sát, các chương trình quốc tế tại Biển Đông kể cả song phương hay đa phương, nếu có cơ hội sẽ có nhiều nhà khoa học muốn được tham gia. Tuy nhiên, Ths Thành cho biết, bản thân ông đã từng tham gia hai chuyến khảo sát hợp tác quốc tế trên biển trên tàu nghiên cứu của Cộng hòa Liên bang Đức. “Khi tham gia mới biết, việc làm thủ tục ở Việt Nam khá phức tạp và mất nhiều công sức...”, Ths Thành chia sẻ.

Không chỉ có như vậy, ngay cả chuyện ngành dầu khí hiện đang có trong tay rất nhiều tài liệu địa chất trên các khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhưng ít có cơ hội được công bố nhằm góp phần xác định chủ quyền Việt Nam. TSKH Phan Trung Điền, chuyên gia địa chất dầu khí, nguyên phó Viện trưởng Viện Dầu khí, hiện là hội viên Hội Dầu khí Việt Nam cho biết, với nhiều lý do, các nhà khoa học Việt Nam ít có cơ hội tham gia các hoạt động khoa học quốc tế, nhất là về biển đảo. Trong khi đó, tài liệu về phân tích các băng địa chấn trong hợp tác ba bên Việt Nam-Philippines-Trung Quốc (2007-2008) ngay lập tức đã được giới khoa học Trung Quốc đăng tải ở các tạp chí và hội nghị khoa học quốc tế.

Theo TS Dư Văn Toán, Viện Nghiên cứu quản lý biển và hải đảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường, nếu được Nhà nước tạo điều kiện, các nhà khoa học vừa có dịp học hỏi thêm, tiếp cận với công nghệ tiên tiến, kỹ năng và cách tổ chức nghiên cứu trên biển, đồng thời đây cũng là một cách để bạn bè thế giới biết được, Việt Nam có đủ lực lượng tham gia nghiên cứu mọi mặt trên biển.

Còn TS Phách bày tỏ mong muốn các nhà làm luật, các bộ ngành có chức năng ra quyết định cần phối hợp, mạnh dạn, chủ động hơn nữa,  dám chịu trách nhiệm trước Đất nước để các nhà khoa học được tham gia vào các chuyến khảo sát, các diễn đàn quốc tế về nghiên cứu Biển Đông. Không nên làm theo kiểu “người nhà đóng cửa bảo nhau” để rồi không biết bên ngoài bạn bè quốc tế đang làm những gì.

Xem Thêm

Đắk Lắk: Góp ý kiến văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng
Ngày 13/6, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức góp ý kiến đối với dự thảo kế hoạch tổ chức hội nghị lấy ý kiến văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng và dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025 – 2030.
Hà Giang: Góp ý dự thảo sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm
Ngày 13/6, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp hội) tỉnh đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá (CLSPHH). Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh, các hội thành viên Liên hiệp hộivà các chuyên gia TVPB.
Đắk Lắk: Hội nghị phản biện Dự thảo Nghị quyết về bảo đảm thực hiện dân chủ cơ sở
Sáng ngày 27/5/2025, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk (Liên hiệp hội) đã diễn ra Hội nghị phản biện và góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Đắk Lắk về việc quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

Tin mới

Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.