Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 14/09/2022 15:47 (GMT+7)

Cần tạo dựng môi trường hoạt động thuận lợi để đội ngũ trí thức phát triển

Sáng 14/9 tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức hội thảo Góp ý kiến cho Dự thảo Đề án Chiến lược Quốc gia phát triển đội ngũ trí thức đến năm 2030, với sự tham dự góp ý kiến của các trí thức, các nhà khoa học trong hệ thống LHHVN.

tm-img-alt

Quang cảnh hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch LHHVN Phan Xuân Dũng  cho biết: Giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về kết quả tăng trưởng kinh tế, chất lượng cuộc sống của người dân. Tuy vậy, Việt Nam vẫn tồn tại những điểm hạn chế, trong đó có tình trạng thiếu lao động trình độ cao cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là các chuyên gia đầu ngành. Đây là yếu tố then chốt có tính quyết định tới quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam.

Trước thực trạng phát triển của đội ngũ trí thức và yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới, Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo các cơ quan hữu quan xây dựng Chiến lược quốc gia phát triển đội ngũ trí thức đến năm 2030. Hội thảo được tổ chức để lắng nghe ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học góp phần giúp cơ quan xây dựng chiến lược tiếp thu, sửa đổi và hoàn thiện Dự thảo chiến lược.

tm-img-alt

Chủ trì hội thảo - Chủ tịch LHHVN Phan Xuân Dũng phát biểu khai mạc hội thảo

Nhận xét về Dự thảo Chiến lược, Nhà Xã hội học Phạm Bích San (Viện Thông tin Kinh tế và Phát triển) cho rằng đề án được xây dựng công phu, các mục tiêu được đặt ra rõ ràng và các giải pháp theo cách tiếp cận phù hợp và xác đáng. Tuy nhiên, luận cứ khoa học trọng Dự thảo Chiến lược không thật vững chắc. Về mặt phương pháp luận, sẽ là tốt hơn nếu Dự thảo có sự trình bày cụ thể hơn về những phương pháp đã sử dụng: Sự hợp lý khi dùng những phương pháp đó và độ tin cậy của các thông tin thu được khi sử dụng những phương pháp đó. Đặc biệt là quy trình thu thập thông tin vì không có gì bảo đảm những người cung cấp thông tin hiểu đúng, hiểu rõ và chính xác những gì đang đặt ra. Cách nhìn nhận từ quan điểm đáp ứng như cầu thị trường trong Dự thảo còn mờ nhạt, điều dẫn đến những định hướng không phù hợp trong phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam. Các mục tiêu thiên về định lượng mà không thấy chất lượng của đội ngũ trí thức được phát triển sẽ như thế nảo. Các ngưyên nhân về sự kém phát triển chưa thể hiện được đầy đủ ở ít nhất 3 góc độ: Cơ sở kinh tế, cơ sở xã hội, cách tổ chức nghiên cứu và ứng dụng khoa học không phù hợp.

tm-img-alt

Nhà Xã hội học Phạm Bích San phát biểu

Theo nguyên Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký LHHVN Phạm Văn Tân kiến nghị, ban soạn thảo cần quan tâm nghiên cứu phương án phân loại trí thức theo 3 khu vực: trí thức trong khu vực Nhà nước, trí thức trong khu vực thị trường (trong doanh nghiệp và các đơn vị sự nghiệp) và trí thức trong khu vực xã hội  (các tổ chức xã hội, nghề nghiệp và ngoài xã hội).

Về chính sách đối với trí thức, theo ông Phạm Văn Tân đánh giá, nhìn chung các chính sách mới chỉ tập trung quan tâm nhiều tới đội ngũ trí thức trong khu vực nhà nước. Trí thức trong khu vực doanh nghiệp, nhất là khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước và trí thức trong các tổ chức xã hội chưa được quan tâm đúng mức, mặc dù lực lượng này chiếm tỷ lệ rất cao trong xã hội và là lực lượng chính tham gia vào quá trình đổi mới sáng tạo ở nước ta.

Về chính sách đầu tư tài chính, việc đầu tư tài chính cho khoa học và công nghệ còn thấp chưa đạt 0,5% tổng chi ngân sách Nhà nước và chưa đạt 0,7% GDP đã làm cho nền khoa học và công nghệ chưa thực sự trở thành động lực để phát triển kinh tế-xã hội. Vì vậy cần phải quan tâm đầu tư thỏa đáng cho khoa học và công nghệ để sớm tạo đột phá trong phát triển theo hướng hiện đại, phù hợp với xu thế của thời đại – ông Phạm Văn Tân nói.

tm-img-alt

Nguyên Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký LHHVN Phạm Văn Tân phát biểu

Ông Nghiêm Vũ Khải, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, nguyên Phó chủ tịch LHHVN cho rằng, có 3 yếu tố chính để khuyến khích, thu hút nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, đó là đãi ngộ về thu nhập, môi trường hoạt động sáng tạo và sự tôn vinh. Ở nước ta, cả ba yếu tố này đều còn nhiều bất cập. Người làm khoa học chủ yếu hưởng lương hành chính với mức thu nhập thấp. Điều kiện, môi trường và văn hóa làm khoa học chưa khuyến khích đổi mới sáng tạo. Những lý do đó khiến nhà khoa học phai nhạt dần lòng đam mê nghiên cứu, mất dần sự tự tin và hoài bão cống hiến. Vì vậy, cần có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ trí thức.

tm-img-alt

Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, nguyên Phó chủ tịch LHHVN phát biểu

Cũng theo ông Nghiêm Vũ Khải, việc phân loại trí thức theo đối tượng của đề án như nêu trong Dự thảo là chưa hợp lý, cách phân chia ít phổ biến, khó xác định tính chất, đặc điểm mang tính phổ quát cho từng nhóm; Căn cứ vào tính chất, đặc điểm theo lĩnh vực hoạt động của  đội ngũ trí thức trong thực tế, Đề án tập trung phân theo 7 nhóm trí thức như sau: Nhóm trí thức y tế, giáo dục, vănhóa, khoa học và công nghệ; nhóm trí thức cán bộ, công chức; nhóm trí thức trong lực lượng vũ trang; nhóm trí thức trong các doanh nghiệp; nhóm trí thức hoạt động trong các tổ chức hội, xã hội - nghề nghiệp; nhóm trí thức là người Việt Nam ở nước ngoài; nhóm nhóm trí thức trẻ…

Kết luận hội thảo, Chủ tịch LHHVN Phan Xuân Dũng bày tỏ sự cảm ơn tới các nhà khoa học, các chuyên gia đã đóng góp ý kiến thẳng thắn, khách quan, đầy tâm huyết với tinh thần xây dựng, LHHVN sẽ tổng hợp các ý kiến tại hội thảo gửi tới các cơ quan soạn thảo để các cơ quan soạn thảo tiếp thu, sửa đổi và hoàn thiện Dự thảo chiến lược này.

Xem Thêm

Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Đề xuất giải pháp triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao vùng ĐBSCL
Ngày 18/4, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Bạc Liêu (Liên hiệp hội) và Sở Khoa học Công nghệ tỉnh tổ chức Hội thảo: Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” - Những vấn đề đặt ra.
Nhiều ý kiến tâm huyết của các nhà khoa học gửi tới kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV
Tại hội thảo “Một số ý kiến của trí thức khoa học công nghệ gửi tới Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV” diễn ra sáng 9/4, các chuyên gia, nhà khoa học đã đóng góp nhiều ý kiến vào các nội dung quan trọng về kinh tế-xã hội, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW...
Xây dựng ngành năng lượng bền vững cần sự tham gia tích cực của đội ngũ trí thức và nhà khoa học
Để có thể xây dựng và phát triển ngành năng lượng và điện lực Việt Nam theo hướng bền vững, xanh, TS. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nhấn mạnh cần phải có sự tham gia tích cực của đội ngũ khoa học và trí thức trong công tác tư vấn và phản biện...

Tin mới

Thúc đẩy hoạt động đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN tại Việt Nam
Sáng ngày 29/4/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thúc đẩy công tác đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp tại Việt Nam”. Hội thảo do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và TS. Bùi Thanh Tùng, Chủ tịch Liên hiệp Hội thành phố Hải Phòng đồng chủ trì.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Phát huy sức mạnh trí tuệ và tâm huyết của trí thức KHCN trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị
Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - LHHVN) xác định phát huy trí tuệ, trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ trí thức là nhiệm vụ trung tâm, tạo động lực để khoa học công nghệ và chuyển đổi số trở thành lực lượng sản xuất chủ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
An Giang: 30 trí thức KH&CN tiêu biểu được tôn vinh 2025
Chiều ngày 28/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh An Giang, Hội đồng xét chọn trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiêu biểu tỉnh năm 2025 đã tổ chức phiên họp chính thức. Đây là lần thứ hai An Giang triển khai hoạt động xét chọn và tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu.
Quảng Ngãi: Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III đã tìm ra nhà vô địch
Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, chiều ngày 27/5, tại Nhà thi đấu IEC Quảng Ngãi, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025 đã tổ chức bế mạc, trao 16 giải thưởng cho các đội đoạt giải. Đội CFF đến từ trường THPT Lê Trung Đình đã xuất sắc giành giải Nhất chung cuộc.
Khởi động Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 năm 2025
Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.
Khai mạc Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III
Ngày 26/4, tại Quảng Ngãi, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi và Tỉnh đoàn tỉnh Quảng Ngãi tổ chức khai mạc và vòng loại Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025.
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.