Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 20/01/2005 23:07 (GMT+7)

Camille Flammarion và thiên văn học đại chúng

Năm 1851, Camille - khi đó là anh cả của 2 người em - lại được chứng kiến hiện tượng nhật thực lần thứ hai. Lại một lần nữa cậu thất vọng trước những câu trả lời của những người xung quanh cho cáccâu hỏi của mình. Cậu tìm câu trả lời qua những cuốn sách về vũ trụ.

Do phải tránh nạn dịch hạch và những vấn đề về tài chính, gia đình Camille chuyển tới lập nghiệp ở Pari. Cậu được gửi vào một trường nội trú thuộc nhà thờ ở Langres. Sự giáo dục theo lối kinh điểnkhông làm Camille thoả mãn. Cậu đọc nhiều nhưng chỉ là học sinh trung bình. Tuy vậy, trong lúc chơi cậu bộc lộ óc sáng tạo của mình khi phát minh ra một nhạc cụ mà cậu gọi là đàn đá, tạo ra một chiếckính hiển vi để quan sát côn trùng...

Năm1853, một lần nữa bầu trời lại thu hút sự chú ý của Camille: một ngôi sao chổi xuất hiện và đêm đêm người ta có thể quan sát nó trong suốt 2 tuần liền. Trong thời gian đó, hết đêm này đến đêm khácCamille quan sát, học tên các thiên thể và chu du trong thế giới của các vì sao.

Tới tuổi 14, cha mẹ cho phép Camille trở về sinh sống với gia đình ở thủ đô. Gia đình anh sống rất chật vật. Do không đủ tiền đóng học phí Camille phải đi làm thợ khắc. Sau mỗi ngày làm việc, anh lại theo học các lớp ban đêm. Anh say mê với tất cả những gì liên quan đến lĩnh vực mà ngày nay người ta gọi là địa vật lý. Vào năm Camille 17 tuổi, với sự giúp đỡ của cô em gái Berthe, anh đã viết xong tác phẩm đầu tay của mình, dày 500 trang, về lịch sử vật lý địa cầu.

Do làm việc quá sức nên năm 1858, Camille bị ốm. Người bác sĩ chăm sóc cho Camille tình cờ nhìn thấy bản thảo cuốn sách của anh, nó đã gây ấn tượng mạnh cho ông. Chẳng bao lâu sau, nhờ sự giới thiệu của vị bác sĩ này, Camille được làm ở Đài thiên văn Pari. Tuy nhiên anh khá thất vọng với công việc nhàm chán là ghi chép các con số. Anh quyết tâm hoàn thiện học vấn của mình. Anh đỗ 2 bằng tú tài với tư cách thí sinh tự do, một bằng về văn chương và một bằng về khoa học. Anh cũng ngốn ngấu tất cả các tác phẩm về thiên văn học, từ truyền thuyết tới sách giáo khoa. Cuối cùng thì anh cũng được sử dụng kính thiên văn của Đài để quan sát các vì sao.

Năm 1862, khi 20 tuổi, Camille cho xuất bản cuốn sách “Nhiều thế giới có cư dân”, trong đó anh quan niệm rằng Trái đất có nhiều dạng sống nên các hành tinh khác cũng có cư dân sinh sống. Cuốn sách được in với số lượng 500 bản và được bán hết nhanh. Thành công này của Camille đã khiến cho một số đồng nghiệp nhiều tuổi ganh tị với anh. Và anh đã bị đẩy khỏi Đài thiên văn Pari.

Camille nhanh chóng tìm được chỗ làm mới tại một phòng thí nghiệm thiên văn khác, đó là “văn phòng kinh tuyến”. Tại đây ông được giao nhiệm vụ tính toán vị trí của Mặt trăng. Năm 1865, ông cho xuất bản cuốn sách “Những thế giới ảo và những thế giới thực”. Trong thời gian này, ông thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo để truyền bá niềm đam mê thiên văn của mình. Ông cũng đủ giàu để mua cho mình một kính thiên văn riêng.

Năm 1879, Camille xuất bản cuốn sách lớn: “Thiên văn đại chúng”, một mẫu mực về sách khoa học viết cho tất cả mọi người. Cuốn sách mở đầu bằng việc mô tả Trái đất với tư cách là một hành tinh có chuyển động riêng và chuyển động quanh Mặt trời. Trong cuốn sách, Camille đã trình bày hết sức sáng sủa những lý thuyết về mùa, khí hậu và sự xuất hiện của sự sống trên Trái đất. Sau đó, Camille mô tả sự hình thành các hành tinh từ những đám mây khí và bụi. Với trình độ kiến thức thời đó, ông đánh giá sự hình thành này xảy ra khoảng 350 năm trước. Ngày nay, chúng ta biết rằng tuổi của Trái đất vào khoảng 4,5 tỉ năm! Như vậy, Trái đất có điểm khởi đầu và điểm kết thúc. Camille mô tả những kịch bản khác nhau cho sự kết thúc: đó là sự tắt của Mặt trời trong khoảng vài chục triệu năm, sự va chạm của một sao chổi nào đó... Những kịch bản này sau đó được sửa đổi, bổ sung và ngày nay người ta ước lượng rằng Mặt trời sẽ còn chiếu sáng khoảng 5 tỉ năm nữa.

Tuy nhiên, cần nhớ rằng ý tưởng về sự khởi đầu và kết thúc của các ngôi sao và các hành tinh đã ăn sâu trong tâm tưởng Camille trong khi nó vẫn là điều lạ lùng đối với khá nhiều người thời đó cũng như hiện nay.

Bằng ngôn ngữ giản dị, giàu hình ảnh và với những hình vẽ minh hoạ, Camille lần lượt mô tả Mặt trăng, chỉ ra cách thức tính khối lượng và kích thước của nó, cũng như ảnh hưởng của nó đến Trái đất (hiện tượng thuỷ triều, nguyệt thực). Camille cũng công bố những bức phác thảo bề mặt của Mặt trời với những vết đen trên đó, liên hệ sự xuất hiện của các vết này với sự xuất hiện cực quang ở Bắc Cực.

Trong cuốn sách, Camille đã nói tới vận tốc ánh sáng, chứng minh vì sao vận tốc đó là hữu hạn. Ông còn lần lượt mô tả các hành tinh của hệ Mặt trời...

Cuốn sách thành công đến nỗi năm 1922 nó được tái bản và nối bản với số lượng 131.000 cho tới khi tác giả của nó qua đời.

Năm 1925, Camille Flammarion qua đời ở tuổi 83, tại Đài thiên văn Juvisy của ông. Từ lần xuất bản cuốn “Thiên văn học đại chúng” đến khi từ giã cõi đời, Camille luôn là người hoạt động không ngơi nghỉ: thực hiện các thí nghiệm khác nhau, thành lập Hội thiên văn Pháp, quan sát sao chổi Halley...

Thiên văn học ngày nay đã có bước tiến khổng lồ trên con đường tìm hiểu thế giới. Nhưng Camille vẫn sẽ là một trong số những nhà phổ biến khoa học vĩ đại của nước Pháp.

Linh Ngọc
Nguồn: Jean Lilensten - Pascal Goumault, Camille Flammarion và thiên văn học đại chúng, NXB Kim Đồng, 2001.

*****

Hệ Mặt trời

Hiện nay, người ta phát hiện ra 9 hành tinh trong hệ Mặt trời. Đó là sao Thuỷ, sao Kim, Trái đất, sao Hoả, sao Thổ, sao Mộc, sao Thiên Vương, sao Hải Vương và sao Diêm Vương.

Nhật thực

Nhật thực là hiện tượng Mặt trăng che khuất một phần hoặc toàn phần Mặt trời. Khi quan sát, ta chỉ còn thấy vành nhật hoa của Mặt trời.

Cực quang

Ngoài ánh sáng, Mặt trời còn phát ra các dòng hạt được gọi là “gió Mặt trời”. Khi gặp một hành tinh, gió này sẽ chảy bao quanh như không khí trên chiếc xe đang chạy. Nhưng nếu hành tinh đó có một từ trường, gió Mặt trời sẽ chuyển động hoàn toàn khác. Các electron và proton vốn rất nhạy cảm với từ trường đó sẽ nhảy bật lên trên. Phần lớn chúng ở phía đêm của hành tinh, ở đó chúng bị hút về phía hai cực từ Bắc và Nam. Khi đi vào khí quyển, các hạt này va chạm với không khí làm cho nó nóng lên và khi trở về trạng thái yên tĩnh hơn, nó phát sáng mạnh. Khi ánh sáng này mạnh tới mức có thể nhìn thấy bằng mắt thường, ta có hiện tượng cực quang.

Sao chổi

Sao chổi theo quan niệm đã được thừa nhận là những viên tuyết bẩn bình thường. Chúng gồm nước đã đóng băng trộn lẫn bụi đen. ở xa Mặt trời, sao chổi ngủ. Tới gần hơn nó sẽ thức dậy. Khi đó, băng tạo nên nó sẽ thăng hoa tách ra khỏi bụi, bụi này tạo thành đuôi sao chổi với chiều dài có thể đạt đến hàng triệu km. Một số sao chổi đều đặn đi qua Mặt trời và mất dần khối lượng của mình. Chẳng hạn sao chổi Halley cứ 76 năm thì quay lại. Sao chổi Halley đã đến thăm Trái đất 2 lần vào năm 1910 và 1986.

Xem Thêm

Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Bắc Giang: Ngày hội Sáng tạo năm 2024
Liên hiệp hội tỉnh vừa phối hợp với Trường TH, THCS, THPT FPT Bắc Giang, Công ty TNHH Phát triển công nghệ giáo dục BG STEAM vừa tổ chức Ngày hội Sáng tạo năm 2024, với 02 hoạt động chủ đạo gồm: Hội thảo: “Vì một Cuộc thi thực chất và hiệu quả” và Trải nghiệm, tham gia trò chơi vận hành robot.
Phụ nữ Liên hiệp Hội Việt Nam trong thời kỳ hiện đại
“Phía sau thành công của một người đàn ông luôn có bóng dáng của người phụ nữ”. Anh em nam giới có được sự thành công trong sự nghiệp, hạnh phúc trong cuộc sống gia đình là nhờ đức tính hy sinh, lòng vị tha của người phụ nữ luôn ở phía sau của họ - người đã làm cho cả thế giới thay đổi và phát triển thế giới tươi đẹp này…”
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Hoa, cây cảnh mang lại giá trị kinh tế cao cho tỉnh Thái Bình
Theo số liệu của Hội Sinh vật cảnh Việt Nam, cả nước có trên 50.000 ha sản xuất hoa cảnh, cây cảnh. Nhiều tỉnh, thành phố có diện tích trồng hoa, cây cảnh tập trung lớn, gắn với những làng nghề truyền thống lâu đời. Tiềm năng phát triển sinh vật cảnh của cả nước và nhiều địa phương là rất lớn. Nhu cầu sử dụng hoa, cây cảnh ngày càng tăng, bình quân 12 - 15%/năm...
Khẳng định và lan tỏa giá trị của sách khoa học
Nhằm lan tỏa và xây dựng văn hóa, phương pháp đọc sách khoa học, từ đó góp phần khuyến khích phong trào nghiên cứu khoa học, xây dựng và phát triển nền khoa học nước nhà và thực hiện nhiệm vụ phổ biến kiến thức - nhiệm vụ trọng tâm của Liên hiệp Hội Việt Nam và các tổ chức thành viên, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Nhà xuất bản Tri thức tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm đọc sách khoa học”
Góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 76/2018/NĐ-CP về chuyển giao công nghệ
Ngày 9/10 tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam đã tổ chức hội thảo nhằm lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học góp ý cho Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ.