Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 30/06/2006 22:33 (GMT+7)

Các vấn đề cơ bản cần biết về khí công dưỡng sinh

1. Tại sao khí công dưỡng sinh được rất nhiều người tham gia?

- Khí công đáp ứng được nhu cầu phòng bệnh và trị bệnh.

- Gia tăng sức khỏe, tăng tuổi thọ, tạo lòng hăng say cuộc sống.

- Giúp tinh thần thư giãn, chống stress giữa xã hội công nghiệp đầy căng thẳng.

- Ít tốn tiền.

2. Nguyên lý chính của khí công dưỡng sinh

Để nói chuyện về khí công, trước tiên chúng ta phải hiểu khí là gì?

Từ xa xưa người Trung Quốc đã biết rằng có một năng lực nội tại giúp con người khỏe mạnh và tự chữa lành bệnh tật trong cơ thể. Năng lực đó là khí.

Theo học thuyết dịch lý Trung Hoa con người là một tiểu vũ trụ, sự sống và sức khỏe có được khi khí lưu thông dễ dàng trong các kỳ kinh bát mạch của cơ thể đồng thời hòa nhập được với khí của vũ trụ. Hệ kinh mạch bị tắc bất kỳ ở nơi đâu là bệnh lý sẽ xuất hiện ở đó. Kinh mạch không bị tắc con người sẽ được khỏe mạnh và trường thọ.

Nguyên lý chính của khí công là tập luyện để cho tinh hóa khí và khí hóa thần cùng với sự đả thông vòng tiểu chu thiên (nhâm đốc) và vòng đại chu thiên (12 kinh và 8 mạch) bằng phương pháp thở hít có tiết luật và tâm - ý - khí - hình hợp nhất.

Những nghiên cứu gần đây của Tây y cũng xác nhận rằng: Dòng luân chuyển của khí được cân bằng và tăng cường bởi những động tác chậm rãi, tập trung ý lực cao độ và mang tính thiền định của khí công.

Trong trạng thái thư giãn tối đa của cơ bắp và thần kinh kết hợp với hô hấp tối ưu có tiết luật, các mạch máu nở rộng, lượng oxy đưa đến mô tăng cao và cải thiện nguồn nuôi dưỡng cho tế bào.

Khả năng đào thải chất biến dưỡng của hệ bạch huyết cũng tăng.

Hoạt động của hệ miễn dịch được kích hoạt, các tế bào bảo vệ tăng số lượng và chất lượng, lượng kháng thể tăng.

Quan trọng nhất là kích hoạt những phản ứng sinh hóa nhằm sửa chữa, tái tạo và bồi bổ cho não bộ, hệ thần kinh.

Qua đó những trạng thái mất cân bằng nhỏ nhất sẽ được điều chỉnh, những tổn thương vi thể sẽ được chữa lành, những tổn thất tất yếu của cơ thể trong quá trình hoạt động sẽ được bù đắp.

Thần kinh hệ thoát khỏi những căng thẳng của đời sống sẽ yên ả được hồi phục.

Đó là những bí mật thâm sâu về tác dụng của khí - năng lực tự chữa lành và hồi phục của cơ thể (internal self healing energies) - và cũng là nền tảng của sức khỏe và trường thọ.

Khí công còn ảnh hưởng mạnh mẽ vào việc phát triển trí tuệ và tâm linh.

3. Điều kiện nào có thể tập luyện được khí công?

Khí công dưỡng sinh có thể tập ở bất cứ tuổi nào, người khỏe, người già yếu, có bệnh hoặc không có bệnh đều tập được, cụ thể là:

- Có các bài tập khác nhau từ rất đơn giản cho đến phức tạp tùy theo độ tuổi và khả năng thực hiện của từng người.

- Quan niệm khí công dành cho người già là sai. Tập càng sớm càng tốt.

Có thể bắt đầu tập khi có ý thức thở hít và vận động hoàn chỉnh: 6 tuổi.

- Từ 6 - 20 tuổi: chỉ tập thở là chính (1 - 1) và tập những động tác khí công đơn lẻ dễ dàng, chủ yếu là thông khí huyết tuần hoàn, tránh ứ trệ vì độ tuổi này nguyên khí còn dồi dào và đang phát triển.

- Từ 20 - đến già: lão hóa và bệnh tật luôn luôn đe dọa nên phải tập nghiêm túc, bài bản đàng hoàng.

- Nhưng thích hợp nhất là tập lúc 30 tuổi trở đi vì theo y khoa, tuổi 30 là tuổi cơ thể bắt đầu lão hóa, tập ở tuổi này để làm chậm cái vòng lão, bệnh và tử.

4. Khó hay dễ trong tập luyện khí công?

- Tập dưỡng sinh cũng không khó mà cũng không phải dễ.

- Thành đạt trong khí công cũng có nhiều trình độ (như trong võ thuật): sơ, trung, cao. Cấp thấp thì dễ, cấp càng cao càng khó.

- Tập khí công là tập cả đời, tích lũy về lượng để nhảy vọt về chất. Người có năng khiếu thì tập nhanh, không thì cứ từ từ mà đi đến đích.

- Mục đích của khí công là tăng cường khí và lưu lượng khí lưu thông trong kỳ kinh bát mạch.

- Nguyên tắc cơ bản của khí công là: thư giãn, buông lỏng cơ bắp tối đa. Thứ hai là giữ đầu óc trống không (bỏ hết “thất tình lục dục” khi tập). Thứ ba là thở hít đúng tiết luật. Nếu bạn giữ tư thế ngay thẳng, thư giãn, hít sâu và không nghĩ ngợi gì nữa, thì bạn đang thực hành khí công rồi đấy.            

- Luyện thành công khí công khi bạn đạt được tâm - ý - khí - hình hợp nhất.

- Khí công dưỡng sinh không đòi hỏi phải nhiều bài nhiều thế mà cốt lõi của nó là phải nắm cho được cái tinh hoa yếu lý và thực hành cho đúng mới thành công. Ví dụ một người chỉ học một thế của một bài khí công có cả trăm thế nhưng người ấy hiểu và thực hiện được nguyện lý tâm - ý - khí - hình hợp nhất của thế đó thì sẽ thành công, còn người tập thuộc nguyên cả bài khí công mà không vận dụng được nguyên lý trên thì cũng vô ích, dù có tập cả trăm năm cũng không ích lợi gì nhiều.

Tuy nhiên, cố gò bó trong động tác, thực hiện không đúng chuẩn thì thậm chí còn có hại. Nên đối với những người mới tập, người bận rộn quá, lớn tuổi, mang tật bệnh thì nên khởi đầu với những bài khí công đơn giản hơn, nhẹ nhàng hơn nhưng không kém phần tác dụng và hiệu quả.

Việc rèn luyện khí công cần thời gian dài, cần khổ luyện đều đặn, cần khả năng tự hoàn thiện để đạt hiệu quả thực sự.

Tùy theo tật bệnh mà tập bài nào, động tác nào.

5. Bản chất và mục tiêu của khí công:

Hệ thống tự chữa lành của cơ thể.

- Dùng khí công để phòng ngừa bệnh tật thì là điều lý tưởng nhất vì khí công có tác dụng rộng lớn đến nhiều hệ trong cơ thể như: Miễn dịch, thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục, nội tiết.v.v... tăng sức đề kháng, tạo thế cân bằng giữa cơ thể và môi trường ngoài.

- Khí công chống lão hóa rất hữu hiệu.

- Khí công có thể chữa một số bệnh mãn tính như: Rối loạn thần kinh thực vật, bệnh dị ứng, viêm xoang dị ứng, vận mạch, viêm mũi họng mãn tính, hen suyễn, mất ngủ, rối loạn thần kinh tim, phong thấp, hỗ trợ và phòng ngừa cho những bệnh nhiễm trùng qua cơ chế tăng cường miễn dịch.

6. Tập luyện thế nào để có tác dụng?

Muốn có được tác dụng chữa bệnh, thì cần phải có:

- Thời gian tập luyện ít nhất là 3 tháng.

- Cần phải kiên trì chuyên cần luyện tập, đều đặn.

- Tập chính xác ngay từ đầu.

- Tập với trí tuệ minh mẫn, biết chiêm nghiệm suy xét chính mình để tự hoàn thiện.

- Dinh dưỡng: ăn uống phải có chất đạm đường mỡ thích hợp, không kiêng khem quá, ăn nhiều rau tươi. Tránh chất kích thích như rượu, thuốc lá. Sống điều độ, không làm việc quá sức, tránh trác táng, phòng dục điều độ như Hoa Đà đã nói:

Bế tinh dưỡng khí tồn thần

Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình

Bế tinh ở đây không có nghĩa là tuyệt đối mà phải điều độ theo y khoa cho phép vì tập khí công là luyện cho tinh hóa khí và khí hóa thần, từ đó sự trường thọ mới đến. Do đó phòng dục điều độ là điều tối ư quan trọng trong tập luyện khí công.

- Môi trường tập nhiều oxy.

7. Kết quả của luyện tập khí công

- Khí công tạo ra sức lực nội tại một cách tích cực.

- Thể dục cũng tốt nhưng chỉ là phần dạo đầu của khí công. Trước khi tập khí công ta phải tập thể dục vừa phải trước để máu huyết lưu thông, từ đó khí mới được vận chuyển dễ dàng đến các kinh mạch, nói nôm na là thể dục dọn đường lưu thông cho khí. Nếu không, khí sẽ khó lưu thông do máu bị ứ trệ.

- Thể thao, võ nghệ làm tiêu hao sức lực. Các vận động viên thể thao, các võ sĩ lúc còn trẻ tận dụng sức lực để đạt thành tích. Điều này làm hao tổn nguyên khí, khi lớn tuổi mau sinh tật bệnh.

- Người chơi thể thao, đánh võ cần phải tập khí công để tạo nội lực, để giúp cơ thể bồi đắp lại hiệu quả những tổn thất, giúp thanh lọc những chất thải xảy ra trong quá trình gắng sức. Từ đó cơ thể cường tráng lâu dài, tăng gia tuổi thọ.

Tóm lại, qua những vấn đề cơ bản khí công dưỡng sinh đã trình bày ở trên, chúng ta mặc nhiên thấy rõ tác dụng lợi ích của nó trong sự phòng bệnh và trị bệnh nên người dân cố gắng tập luyện dù ít dù nhiều, mỗi buổi sáng chỉ cần 15 - 30 phút cũng đủ có ích cho sức khỏe hầu đạt được một tinh thần minh mẫn trong một thân thể tráng kiện, cần kiên trì thì sự trường thọ sẽ đến.

Nguồn: Khoa học phổ thông 21/6/2006

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.