Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 20/01/2005 22:27 (GMT+7)

Các nhà khoa học nhận giải Nobel năm 2003

- Giải Nobel Y học thuộc về 2 nhà khoa học Anh, Mỹ

- Giải Nobel Vật lý thuộc về công trình chất siêu dẫn, siêu lỏng

- Hai nhà khoa học Mỹ đoạt giải Nobel Hóa học

- Giải Nobel Kinh tế dành cho hai nhà khoa học Anh, Mỹ

Nguồn: http://vnexpress.net 7-9/10/2003

MỘT SỐ NÉT VỀ GIẢI NOBEL

Người sáng lập ra giải Nobel

Đó là Alfred Bernhard Nobel (1833-1896), nhà sáng chế thiên tài đồng thời là nhà doanh nghiệp nổi tiếng người Thụy Điển. Năm 1867, ông phát minh ra chất nổ (dynamic) và nhờ vậy đã trở thành một nhàtư bản giàu có. Dynamic đã cách mạng hóa một loạt các lĩnh vực công nghiệp như: khai thác mỏ, xây dựng cầu đường... góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền công nghiệp châu Âu nửa cuối thế kỷ 19.Nhưng cũng trớ trêu thay, dynamic cũng... làm cho các cuộc chiến tranh trở nên tàn khốc hơn. Vì lý do đó, Nobel đã quyết định dùng tài sản của mình lập một giải thưởng để ghi công những người có cốnghiến lớn cho sự nghiệp hòa bình và phát triển của nhân loại.

Thời gian ra đời của giải Nobel

Ngày 27/11/1895, khoảng 1 năm trước khi A.Nobel qua đời, tại Pari (Pháp), ông đã viết bức di chúc bất hủ chỉ dài vỏn vẹn có 1 trang, trong đó có đoạn: “...Từ số vốn của tôi, lập thành một quỹ để lấytiền lãi hàng năm dùng làm tiền thưởng cho những người mang lại những lợi ích lớn cho nhân loại trong năm...”. Được biết, số tiền lãi hàng năm trung bình vào khoảng 20 triệu USD và số tiền thưởng chomỗi giải Nobel là 1,3 triệu USD.

Tuy nhiên, mãi tới năm 1901, người ta mới trao được giải Nobel đầu tiên theo ước nguyện của A.Nobel, bởi lẽ bản di chúc của A.Nobel đã không được các thân nhân của gia đình ông thừa nhận. Trong đó,hai người cháu của A.Nobel đã phát đơn kiện để tìm cách vô hiệu hóa giá trị của bức di chúc.

Địa điểm trao giải Nobel hàng năm

Các giải Nobel về: văn học, y học, vật lý, hóa học (từ năm 1969 có thêm kinh tế học) được trao tại Stockholm (Thụy Điển). Riêng giải Nobel hòa bình được trao tại Oslo (Nauy), cùng trong ngày 10/12,ngày mất của A.Nobel. Vì mãi tới trước năm 1905, Thụy Điển và Nauy vẫn nằm trong một hợp quốc, do vậy, sau khi tách riêng ra làm 2 nước, giải Nobel cũng theo đó được chia ra làm 2 địa điểm traothưởng.

Mỗi giải Nobel thường được trao cho không quá 3 người và những phần thưởng thường được tặng cho những phát hiện đạt được sau nhiều thập kỷ nghiên cứu.

Xem Thêm

Những trí thức đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đó là thắng lợi của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ. Làm nên thắng lợi đó, có những đóng góp tâm sức và trí tuệ quý báu của đội ngũ trí thức, của các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Những bác sĩ phẫu thuật Việt Nam nổi tiếng thế giới
Việt Nam không chỉ nổi tiếng với văn hóa, ẩm thực mà còn ngày càng chứng minh sự tiến bộ trong lĩnh vực y học và phẫu thuật. Dưới đây là danh sách những bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng của Việt Nam được thế giới ghi nhận.

Tin mới

Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV
Trong hai ngày 7-8/5, TSKH Phan Xuân Dũng - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cùng các đại biểu thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận (đơn vị bầu cử số 2) đã có buổi tiếp xúc với cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Công đoàn VUSTA hướng về Điện Biên
Chiến thắng Điện Biên Phủ là một “Dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta. Mảnh đất cuối trời Tây Bắc – nơi ghi dấu ấn của chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu là nơi là người dân cả nước những ngày này luôn hướng về với niềm tự hào và tri ân sâu sắc.
Những trí thức đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đó là thắng lợi của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ. Làm nên thắng lợi đó, có những đóng góp tâm sức và trí tuệ quý báu của đội ngũ trí thức, của các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).