Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 15/09/2006 15:58 (GMT+7)

Bước đầu nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp của đại y thiền sư Tuệ Tĩnh

Đặt vấn đề

Trong các tư liệu về y dược học cổ truyền Việt Nam còn lưu lại như Long y bí thư (257-207 TCN), Y học yếu giải tập chú di biên của Chu Văn An (1340), Nam dược thần hiệu, Hồng Nghĩa giác tư y thư của Tuệ Tĩnh (1330-1400). Châm cứu tập hiệu diễn ca của Nguyễn Đại Năng (1400-1406), Dược thảo tân biên của Nguyễn Chí Tân, Cúc đường di thảo của Trần Nguyên Đào (1407-1427), Bản thảo thực vật toản yếu gồm 392 vị thuốc Nam để phòng bệnh của Phan Phù Tiên (1428); Bảo anh lương phương viết về điều trị nhi khoa của Nguyễn Trực (1442), Vạn phương tập nghiệm của Ngô Tĩnh viết 1000 bài thuốc kinh nghiệm (1544), Hoạt nhân toát yếu về các thuốc Nam và chống dịch của Hoàng Đôn Hoà (1533), Nhãn khoa yếu lược của Lê Đức Vọng (1637), Vân linh đan của Nguyễn Đào An (1700). Hải Thượng Y Tông Tâm lĩnh của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720-1791); Liệu dịch phương pháp toàn tập về bệnh truyền nhiễm của Nguyễn Gia Phan (1788), hộ nhi phương pháp tổng hợp về nhi khoa, lý âm phương pháp thông lục về phụ khoa của Nguyễn Thế Lịch (1786-1817), nam dược, lôi công bào chế diễn ca của Nguyễn Hoành (1788), Nam dược tập nghiệm quốc âm, Nam dược tập yếu kinh nguyên của Nguyễn Quang Lương, Nguyễn Kinh (1850), Ngư tiều vấn đáp y thuật của Nguyễn Đình Chiểu (1843), Y học đoản yếu của Lê Văn Ngữ (1923) nói về vận khí... thì cuộc đời và sự nghiệp của Hải Thượng Lãn Ông, Tuệ Tĩnh sáng chói nhất các danh y đất Việt. Hải Thượng Lãn Ông và Tuệ Tĩnh đã kế thừa tinh hoa y học phương Đông, nghiên cứu tìm tòi thuốc trong dân gian, xây dựng nền móng cho y học dân tộc. Hải Thượng Lãn Ông cũng như Tuệ Tĩnh đều từ bỏ con đường quan lại để đi sâu vào y đạo, đều có quan điểm biện chứng khi vận dụng sáng tạo tri thức y học phương Đông vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, đều có quan điểm bệnh nhân đúng đắn, hết lòng hết sức phục vụ người bệnh, đồng thời đếu rất coi trọng vấn đề bảo vệ, phòng bệnh nâng cao sức khoẻ, sưu tầm, tìm kiếm thuốc Nam và khuyến khích việc sử dụng thuốc Nam. Có thể nói Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và tác phẩm để lại đã vượt không gian và thời gian về sự mới mẻ, sự biện chứng, giá trị y tế và nhân bản cao cả. Vừa là thầy thuốc, vừa là các nhà tư tưởng lớn. Lê Hữu Trác và Tuệ Tĩnh đã làm rạng rỡ nền y học Việt Nam.

Về thân thế và sự nghiệp trong kho tàng của lịch sử y học Việt Nam, Hải thượng Y tông tâm lĩnh và các di sản của ông vẫn còn tương đối trọn vẹn để minh chứng cho sự vĩ đại của một đại danh y, một thầy thuốc lớn của mọi thời đại. Còn Đại y thiền sư Tuệ Tĩnh với bộ Nam dược thần hiệu và Hồng Nghĩa giác tư y thư và các di tích đền Xưa, đền Bia và chùa Giám vẫn phảng phất sự siêu thoát tương tự như Lão tử với Đạo kinh và Đức kinh theo dòng thời gian, sự kính phục và trân trọng được nâng lên tầm cao của tín ngưỡng, được tôn vinh và mang nhiều sắc thái thần thánh, chính vì vậy cuộc đời của Tuệ Tĩnh gần như bị hư cấu để phù hợp với truyền thuyết và cũng chính vì vậy tác phẩm của ông gây nên sự tranh luận.

Về phương diện lịch sử, sự tranh luận và hư cấu về một cuộc đời, một tác phẩm đã gián tiếp chứng tỏ sự vĩ đại của nó. Về phương diện y học, chúng ta trân trọng và cố gắng tìm hiểu nghiên cứu để vận dụng những tri thức quý báu từ ngàn đời được kết lại trong các tác phẩm của ông để bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày một tốt hơn.

Vấn đề mà chúng tôi đặt ra không phải để chứng minh một sự thật, để bác bỏ các quan niệm đã được công bố mà là một công trình đi ngược dòng thời gian để tìm kiếm, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến tác phẩm và tác giả Đại y thiền sư Tuệ Tĩnh và cũng vì đi ngược dòng thời gian cho nên giá trị đích thực của công trình không thể khẳng định được. Chỉ có thể hy vọng tìm kiếm thêm những thông tin, tư liệu đồng thời để nắm bắt được phong cách, phương pháp chữa bệnh của ông đối với cách nhìn nhận của tri thức y học đương thời.

Phần I: Tổng quan về tiểu sử của Tuệ Tĩnh

1. Theo lịch sử của các y gia YHCT Việt Nam:

Ông tên là Nguyễn Bá Tĩnh, sinh tại làng Nghĩa Phú (tục gọi là làng Xưa), tổng Văn Thai, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương. Tuệ Tĩnh học rất giỏi, năm 34 tuổi đỗ Tố thái học sinh (tức đệ nhị giáp tiến sĩ) đời Trần Dụ Tôn, không làm quan, chỉ xu hướng về đạo Phật cùng nghiên cứu thuốc Nam. Ngài đi chu du khắp miền thượng du, tìm kiếm kinh nghiệm, các thứ thảo mộc để chữa bệnh cho nhân dân. Sau ngài về tu ở chùa Hồ Xá thuộc tỉnh Nam Định. Có làm được những bộ sách thuốc Nam: Thập tam phương gia giảm, Phụ nhân thân, Thương hàn tam thập thất chuỳ. Làng Yên Trang nhớ công đức ngài, khi chữa Chùa có tạc tượng thờ ngài, hiện nay vẫn còn. Đến năm Nhâm Thìn vì có sứ Trung Quốc sang mời, vua bắt ngài phải đi sứ sang Tàu. Lúc bấy giờ có bà hoàng hậu là Tống Vương phi vị bệnh hậu sản, ngài chữa khỏi, rồi Trung Quốc (Minh) phong cho ngài là Đại y thiền sư, rồi lưu ngài ở bên ấy: ngài biết không thể về được, có làm một pho sách thuốc nhan đề là Hồng Nghĩa giác tư y thư (lấy nghĩa là Phủ Thượng Hồng, làng Nghĩa Phú) gửi về làng, sau ngài hoá ở bên ấy. Có khắc bia để lại.

Đến đời nhà Lê, làng ấy (Nghĩa Phú) có ông Nguyễn Danh Nho đỗ tiến sỹ lại đi sứ sang Trung Quốc. Xem bia biết là người làng, khi về xin đem bia về thờ. Khi về đến chỗ giáp giới làng Vạn Thái, Nghĩa Phú thì dựng bia ở đấy, tức là đền Bia bây giờ.

Danh tích thi tập thì chép ông đỗ đầu thi hương. Đến Lê triều, tăng hiệu là Giác Tư tiên sinh. Và có thơ vịnh rằng:

“Chí nhân quân tử vẫn từ chương

Viễn chí cam phao phú quý trường

Yến toản Hoàng kỳ thiên vạn cỗ

Thuật cùng bạch biện thập tam phương

Thong dong lý số càn khôn tiên

An tức Văn Lâm tuế Nguyệt trường

Cố chỉ nhất Bia lưu cấm địa

Nam tinh tràng chiếu tích danh lương”

Tạm dịch:

“Người quân tử nếp từ chương

Ai hay viễn chí xa trường giàu sang

Hoàng kỳ đạo cũ tỏ tường

Bạch biên thuật rõ phương trời mười ba

Thong dong trời đất cùng ta

Dùng văn an tức tuổi già dài lâu

Một Bia cố chỉ về sau

Nam tinh soi tỏ lầu lầu tính danh”.

Đối với sự nghiệp y học, Tuệ Tĩnh đã xây dựng 24 ngôi chùa làm nơi chữa bệnh cho nhân dân, ông đã thu thập những bài thuốc dân gian, các vị thuốc Nam, viết sách truyền bá y học.

Tác phẩm mà Tuệ Tĩnh để lại là:

- Bộ Nam dược thần hiệu, 11 quyển gồm bản thảo 499 vị thuốc Nam, 3873 phương thuốc dân tộc điều trị 184 loại bệnh trong 10 khoa lâm sàng.

- Bộ Hồng Nghĩa giác tư y thư, 2 quyển thượng và hạ bao gồm lý luận Đông y và quá trình biện chứng luận trị của Đông y; Tuệ Tĩnh là người đầu tiên đặt nền móng cho nền y học cổ truyền một cách toàn diện bao gồm lý, pháp, phương, dược. Ông đã nêu cao khẩu hiệu Nam dược trị nam nhân nhằm mở rộng việc chữa bệnh cho dân và nêu cao tinh thần dân tộc tự lực cánh sinh. Ông được người đương thời ca tụng Thánh thuốc Nam, không những thế, ông còn tuyên truyền vệ sinh trong nhân dân, chú ý cách ăn ở và sinh hoạt. Ông đã viết:

“Bế tinh dưỡng khí tồn thần

Thanh tâm quả dục thủ chân luyện hình”.

2. Tiểu sử của Tuệ Tĩnh theo tư liệu phòng tu thư huấn luyện của Viện YHCT Việt Nam

Tuệ Tĩnh chính tên là Nguyễn Bá Tĩnh, biệt hiệu là Hồng Nghĩa, pháp hiệu Tuệ Tĩnh (1), sinh ở làng Nghĩa Phú (tục gọi là làng Xưa) tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng (gần Kẻ Sặt), phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương, nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Thôn này ở cách ga Cao Xá trên đường sắt Hà Nội - Hải Phòng 1 cây số rưỡi và cách tỉnh lỵ Hải Dương hơn 10 cây số.

Vì sinh ở làng Nghĩa Phú, phủ Thượng Hồng, nên Tuệ Tĩnh đặt hiệu là Hồng Nghĩa.

Về năm sinh của Tuệ Tĩnh, hiện nay chưa có một tài liệu lịch sử chính xác. Theo các cụ phu lão địa phương, Tuệ Tĩnh sinh vào đời Trần (1225-1414), thế kỷ XIV. Gác-bác-đơn (Gaspardone) cho rằng Tuệ Tĩnh sinh vào đời Trần Duệ Tông (1372-1377) (2).

Về thanh danh của Tuệ Tĩnh, các tài liệu hiện nay cũng chưa thống nhất. Tương truyền Tuệ Tĩnh là một nhà sư thông minh lỗi lạc, thi đậu đệ nhị giáp tiến sĩ Hoàng Giáp, và lại giỏi thuốc nên bị bắt cống cho nhà Minh, và ở Trung Quốc Tuệ Tĩnh chưa cho Tống vương phi (vợ vua Minh) khỏi bệnh sản hậu, nên được phong là “Đại y thiền sư”. Hiện nay ở các đền thờ Tuệ Tĩnh có những câu đối ngụ ý về các sự tích đó. Ở đền Bia làng Văn Thai có câu:

Hoàng giáp phương danh đằng Bắc địa,

Thanh sư diệu dược trấn Nam bang

Tạm dịch

“Thi đậu Hoàng Giáp tiếng lừng Trung Quốc,

Chữa bệnh thần diệu tài quán Nam bang”.

Hải Dương phong vật chí (A 882F0 76b của Thư viện Khoa học) chép “Tuệ Tĩnh tiên sinh, thầy thuốc danh tiếng ở xã Nghĩa Phú, huyện Cẩm Giàng chuyên dùng thuốc Nam chữa bệnh rất công hiệu, có chép các tập dược tính chỉ nam và 13 phương gia giảm truyền lại đời sau”. Bài tựa của Hồng Nghĩa giác tư y thư cũng nói: “Tuệ Tĩnh là một nhà sư, nghiên cứu rộng bí quyết âm dương, tìm hiểu sâu diệu Kỳ Biển” (Kỳ Bá và Biển Thước).

Theo hai tài liệu trên này, Tuệ Tĩnh là một bậc đại nho, đại y Việt Nam.

Nguồn: T/c Đông y, số 372,25/4/2005

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam
Ca khúc: “Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam”. Nhạc: Doãn Nguyên. Lời thơ Lê Cảnh Nhạc. Tập thể cán bộ, phóng viên Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển cùng Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển biểu diễn tại Hội thảo khoa học: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớn”, ngày 26/12/2024, tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Phó Chủ tịch VUSTA được trao tặng danh hiệu Huân chương Lao động hạng 3
Chiều ngày 22/12/2024, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của cơ quan, Đảng bộ và các đoàn thể cơ quan. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
An Giang: Tổng kết nhiệm vụ năm 2024
Chiều ngày 30/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 6, khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027. Hội nghị tập trung đánh giá hoạt động năm 2024, thống nhất bổ sung hội viên mới và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Ấn tượng Lễ trao giải Cuộc thi vẽ tranh về Bảo vệ môi trường trong học đường với chủ đề “Ngôi trường xanh”
Sáng ngày 28/12/2024, Lễ trao giải cuộc thi vẽ tranh về Bảo vệ môi trường trong học đường với chủ đề “Ngôi trường xanh” do Tạp chí Môi trường và Cuộc sống tổ chức đã chính thức diễn ra tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở HWS (Hanoi Westminster School), Hà Nội. Gần 150 thí sinh từ các miền tổ quốc đã trực tiếp đến nhận giải.
Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
An Giang: Phát huy vai trò trí thức khoa học công nghệ
Trí thức khoa học công nghệ là lực lượng nòng cốt trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững. Tại An Giang, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp Hội) đã khẳng định vai trò là "người dẫn đường", kết nối và phát huy năng lực của đội ngũ trí thức.