Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 27/02/2007 16:55 (GMT+7)

BS Việt kiều Hoàng Anh Dũng - người hồi sinh sự sống

Anh là một Việt kiều, chuyên gia ghép thận tại Bệnh viện Erasme thuộc Đại học ULB, một trong ba trung tâm ghép tạng lớn nhất ở Bỉ và toàn châu Âu.

Xuất thân trong một gia đình y khoa, cha anh là bác sỹ Hoàng Bá, nguyên Giám đốc Bệnh viện tỉnh Quảng Bình. Hoàng Anh Dũng nối nghiệp cha thi vào trường Đại học Y Huế.

Tốt nghiệp năm 1980, anh đầu quân về khoa Ngoại, Bệnh viện Quảng Ngãi. Năm 1990, bác sỹ Hoàng Anh Dũng tới Bỉ đoàn tụ với gia đình. Anh đã tính từ bỏ nghề y để kiếm một nghề đỡ vất vả hơn nhưng rồi công việc ngành y cứ vấn vương anh.

Lúc ấy, cấy ghép thận là một ngành khá mới mẻ đối với y khoa thế giới và hoàn toàn mới lạ ở Việt Nam. Tạng của người vừa mới qua đời được đưa vào một cơ thể sống, nối lại. Khi mạch máu hồng trở lại là dấu hiệu của sự hồi sinh. Nhìn thấy dấu hiệu của sự hồi sinh cũng đồng nghĩa với sự thành công của việc cấy ghép.

Bác sỹ Dũng chưa một lần thất bại trong cấy ghép thận. Để có được thành công này là cả một quá trình khổ luyện. Cho tới giờ, anh không nhớ nổi mình đã thực tập cấy ghép tim, gan, thận của biết bao chú lợn. Anh cũng chấp nhận làm không công cho các phòng thí nghiệm để có nhiều cơ hội được thực tập.

Những ngày đầu lập nghiệp tại Bỉ là thời kỳ vô cùng khó khăn bởi Dũng phải vừa đi học, vừa đi làm. Anh chẳng nề hà công việc gì để kiếm sống từ quét dọn nhà cửa, rửa bát đĩa và làm thêm tại các nhà hàng, viện dưỡng lão.

Với bằng tốt nghiệp y khoa tại Việt Nam cộng với 10 năm kinh nghiệm làm việc tại Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi, anh được giảm 5 năm học (so với tổng cộng 7 năm).

Năm 1999, Bệnh viện Erasme tuyển bác sĩ vào khoa ghép tạng. Hoàng Anh Dũng cùng ba đồng nghiệp người Bỉ được nhận vào thử việc. Sau hai năm làm việc, bệnh viện thông báo chỉ nhận chính thức một người. Đó là Hoàng Anh Dũng.

Để nâng cao chuyên môn, ngoài việc đọc rất nhiều tài liệu, bác sỹ Dũng đã chịu khó đi sớm về khuya để tranh thủ học hỏi thêm ở các đồng nghiệp. Sự chịu thương, chịu khó của chàng trai đất Việt đã được các đồng nghiệp và Ban Giám đốc Bệnh viện Erasme đánh giá rất cao.

Bác sỹ Hoàng Anh Dũng trong một ca phẫu thuật Tháng 4/2004, bác sĩ Hoàng Anh Dũng được bổ nhiệm làm Phó Khoa ghép thận, sớm hơn 2 năm so qui định thông thường. Hiện nay, anh tiếp tục đào tạo thêm bốn bác sĩ nữa để cùng anh gánh vác công việc và để có thời gian thực hiện ước nguyện của mình: Trở về đóng góp với quê hương Việt Nam nhiều hơn!

Những dự án quê Việt

Với sự hỗ trợ nhiều mặt của bác sĩ Hoàng Anh Dũng, tháng 3/2006, Trung tâm ghép thận thứ 10 của Việt Nam đã chính thức ra đời. Cũng như Bệnh viện Trung ương Huế, đây là Trung tâm ghép thận với quy trình hoạt động, kỹ thuật, phác đồ điều trị thuốc ức chế miễn dịch tương tự như tại Bệnh viện Erasme (Bỉ).

Chuyến trở về tháng 8 và tháng 11/2006 là cùng với TS Trần Ngọc Sinh (Bệnh viện Chợ Rẫy) bàn bạc cho việc ra đời thêm hai trung tâm ghép thận vào đầu năm 2007 tại Bệnh viện đa khoa Quy Nhơn và Bệnh viện đa khoa Kiên Giang.

Bác sỹ Hoàng Anh Dũng trong một ca phẫu thuật

 Hoàng Anh Dũng là một trong những bác sỹ ghép tạng giỏi của Bỉ và châu Âu. Anh đã có đóng góp lớn trong việc đưa khoa ghép thận tại Việt Nam phát triển cũng như đưa các bác sỹ Việt Nam sang học tập tại Bỉ. 

Dù vậy, hầu như anh ấy rất ít khi nói về mình cũng như những đóng góp của mình cho đất nước

Bà Phan Thúy Thanh
Đại sứ Việt Nam tại Bỉ

Trước đó, năm 1995, ngay khi vừa nhận bằng tốt nghiệp bác sĩ ngoại khoa tại Bỉ, bác sĩ Hoàng Anh Dũng đã trở về Việt Nam cùng với một giáo sư chuyên về tim mạch và một bác sĩ ngoại tiêu hóa  để liên hệ giúp đỡ cho các bệnh viện trong nước.

Cũng trong thời gian này, anh tìm hiểu thấy chương trình phòng chống ung thư trong nước gặp nhiều khó khăn nên trở về Bỉ, cùng với bác sĩ Issam El Nakadi lập kế hoạch và vận dụng mối quan hệ của mình để xây dựng chương trình này tại Huế.

Dự án đã được cộng đồng nói tiếng Pháp tại Bỉ tài trợ với kinh phí là 380.000 euro trong thời gian bốn năm (2001-2005). Mỗi năm có 6 đến 8 bác sĩ tại Bệnh viện  Trung ương Huế và Trường Đại học Y Huế sang Bỉ thực tập.

Bệnh viện Trung ương Huế, Nhi Đồng 2, Chợ Rẫy, Nhi Trung ương, Bạch Mai… là những nơi bác sỹ Hoàng Anh Dũng đã từng tới thăm và làm việc. Nơi nào anh cũng tìm hiểu những khó khăn và âm thầm tìm cách giúp đỡ.

Có khi là những container trang thiết bị y tế trị giá hàng chục ngàn euro, có khi là những loại thuốc đặc trị đắt tiền, là máy chạy thận nhân tạo, trang bị phẫu thuật, giường đa năng.

Âm thầm vận động, âm thầm kêu gọi, mỗi năm bác sĩ Dũng đã chuyển về cho các bệnh viện trong nước vài container thiết bị mổ và các trang thiết bị khác.

Hiện nay, bác sỹ Hoàng Anh Dũng đang ấp ủ chương trình đào tạo sinh viên y khoa Việt Nam. Tháng 4/2006, anh đã giới thiệu Giáo sư Yvon Englert (phụ trách đào tạo sau đại học của Viện Đại học ULB) về Việt Nam tiếp xúc với ĐH Y Dược TPHCM, Huế, Hà Nội… để đặt vấn đề tuyển chọn các bác sĩ đưa sang Bỉ theo chương trình nội trú tại bệnh viện, dự kiến sẽ triển khai ngay trong những ngày đầu năm mới này.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.