Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 17/03/2022 15:48 (GMT+7)

Bình Thuận: Lần thứ 2 phản biện đề án Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030

Sáng ngày 09/3/2022, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức họp trực tiếp và trực tuyến thông qua Dự thảo báo cáo phản biện “Quy hoạch tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” (lần 02).

Tham dự có các thành viên hội đồng phản biện quy hoạch, chủ đầu tư và đơn vị tư vấn; TS. Lương Thanh Sơn - Chủ tịch Liên hiệp hội - Chủ tịch hội đồng phản biện quy hoạch chủ trì buổi họp.

tm-img-alt

Quang cảnh buổi họp trực tiếp và trực tuyến

Theo các đại biểu tham dự, dự thảo báo cáo phản biện lần 02 của Liên hiệp hội đã nêu lên những ưu điểm và khuyết điểm, trong đó chủ yếu là những vấn đề còn tồn tại của dự thảo báo cáo quy hoạch trước đây, một số nội dung cần tiếp tục hoàn chỉnh như: Báo cáo còn dài, chưa có báo cáo tóm tắt, các bản đồ dạng tệp ảnh làm cho người đọc khó theo dõi, không thể bóc tách, phân tích, nhận xét, đánh giá được sâu, kỹ các lớp thông tin, nhất là xem xét sự phù hợp, trùng lắp của việc tổ chức, bố trí không gian các vùng, lĩnh vực, đối tượng quy hoạch; hình thức.

Việc bố cục một số nội dung còn nặng về giải thích, giải nghĩa, đề cập quá chi tiết, trùng lắp nội dung, chưa thật đảm bảo tính hệ thống, logic của báo cáo; báo cáo chưa làm rõ được chuỗi số liệu được thu thập để đánh giá hiện trạng, nhiều phần trong dự thảo chưa hoàn chỉnh về mặt số liệu, nguồn trích dẫn, các hình vẽ, bản đồ đã sử dụng trong báo cáo không thể hiện đầy đủ thông tin cần thiết; căn cứ lập quy hoạch xắp xếp các văn bản chưa thật logic

Ngoài ra, phương pháp lập quy hoạch chưa chỉ rõ mục đích áp dụng của từng phương pháp và nêu rõ kết quả áp dụng từng phương pháp được thể hiện trong quy hoạch; đánh giá hiện trạng chưa thể hiện rõ nét được đánh giá thực trạng, nhất là những ngành, lĩnh vực trọng yếu cần quan tâm, đồng thời kết quả đạt được giai đoạn qua chưa có sự so sánh, đối chiếu với các chỉ tiêu đã được quy hoạch nhằm chỉ rõ những mặt được, chưa được, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm để làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định, đề xuất định hướng quy hoạch phù hợp trong thời gian tới; các dự báo trong quy hoạch thể hiện còn rất chung chung chưa làm nổi bật được bối cảnh phát triển của thể giới, khu vực, trong nước tác động đến với tỉnh;

Các đại biểu cho rằng, luận cứ để đề xuất các ngành, lĩnh vực lợi thế của tỉnh chưa thể hiện được cơ sở khoa học để luận chứng ngành, lĩnh vực nào là lợi thế, là trụ cột của tỉnh để có giải pháp phù hợp cho ngành, lĩnh vực đó, cũng chưa có so sánh mối tương quan và xu thế, mức độ phát triển của các lĩnh vực của tỉnh so với các tỉnh trong cùng khu vực duyên hải Nam Trung bộ, Đông Nam bộ để có cơ sở đề xuất lĩnh vực lợi thế riêng của tỉnh; mô hình tăng trưởng của tỉnh chưa thể hiện được sự liên kết và tích hợp các thành phần, yếu tố cấu thành vào mô hình tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Việc xây dựng, xác định kịch bản, phương án và lựa chọn chính sách, mô hình phát triển thiếu độ tin cậy và thuyết phục do chưa chỉ rõ các luận cứ và khả năng đạt được của các yếu tố tham gia cấu thành; bố trí không gian và phương án phát triển các ngành lĩnh vực chưa thể hiện rõ việc giải quyết các nút thắt, điểm nghẽn trong phát triển ở giai đoạn vừa qua và thời gian tới, nhất là việc giải quyết chồng lấn quy hoạch và định hướng bố trí không gian, phương án phát triển các lĩnh vực, Trung tâm mang tầm quốc gia...

Các đại biểu tham dự cuộc họp mong muốn, qua dự thảo báo cáo phản biện của Liên hiệp hội và các góp ý của các thành viên hội đồng phản biện cho dự thảo quy hoạch lần này, đơn vị tư vấn đã có trao đổi, giải trình lại một số thông tin có liên quan đến dự thảo quy hoạch, đơn vị tư vấn tiếp tục tiếp thu chỉnh sửa hoàn chỉnh thêm dự thảo báo cáo quy hoạch trước khi trình các cấp có thẩm quyền xem xét.

Xem Thêm

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Yên Bái: Hội thảo phòng ngừa rủi ro trên không gian mạng
Sáng ngày 11/11, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Trung tâm Phát triển Khoa học công nghệ và Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng (CDSH) tổ chức Hội thảo báo cáo kết quả khảo sát về phòng ngừa rủi ro trên không gian mạng cho thanh niên.
Đề xuất giải pháp quản lý, vận hành, khai thác công trình cấp nước sạch trong xây dựng nông thôn mới
Nước là nguồn tài nguyên quý giá quyết định sự tồn tại của con người cũng như sự sống của sinh vật trên trái đất. Nước không chỉ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người mà còn có ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống người dân, sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội. Trong xây dựng nông thôn mới, việc bảo đảm cung cấp nước sạch là một trong những tiêu chí quan trọng.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.