Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 13/09/2006 00:19 (GMT+7)

Bình nước nóng dành cho người nghèo

Thương vợ con, làm bình nước nóng...

Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, Đỗ Xuân Long (sinh năm 1967) xây dựng gia đình và sinh sống bằng nghề nông kiêm chạy xe ôm. Thu nhập không ổn định, cuộc sống của gia đình anh còn rất khó khăn, không đủ tiền mua một chiếc bình nước nóng chạy bằng điện để dùng vào mùa đông. Một lần, vào năm 2000, khi nhờ con dịch chuyển vị trí của bếp than tổ ong, thấy con kêu nóng, anh chợt nhớ đến lời dạy của thầy giáo khi còn đi học: Hiệu suất sử dụng nhiệt của bếp đun chỉ là 27-30%, còn lại khoảng 70% là hao phí ra bên ngoài. Từ đây, ý tưởng làm bình nước nóng dựa vào bếp than tổ ong đã bắt đầu được nhen nhóm.

“Nhưng làm thế nào để đặt được bếp than vào bình nước?”, câu hỏi này luôn thường trực trong đầu anh. Nhiều đêm đang ngủ, nghĩ ra một chi tiết nhỏ, anh lại thức dậy ghi chép, vẽ, xóa... “Có đêm anh ấy thức dậy đến hàng chục lần. Không tin rằng sẽ thành công, nhưng tôi biết anh làm vì thương vợ con nên không nỡ cản” - chị Nhinh, vợ anh tâm sự.

... “chạy” bằng bếp than

Năm 2003, khi kinh tế gia đình đã khấm khá hơn một chút, có điều kiện làm khu công trình phụ, cũng chính là lúc ý tưởng của Đỗ Xuân Long được thực hiện. Không có nhiều tiền mua I-nốc hoặc nhôm để làm như trong bản tự thiết kế, anh bèn xây một cái bể gạch vuông đựng nước. Trong lòng bể, anh dùng một tấm tôn gò tròn vừa với kích thước của một bếp than tổ ong. Sau đó, anh làm kín mạch không cho nước thấm vào lõi trong của bể rồi đặt bếp than vào đó. Để khắc phục hiện tượng thiếu ôxy có thể làm tắt bếp, anh tạo một ống thông dẫn từ cửa bếp than ra ngoài. Khi đốt cháy viên than, ngoài lượng nhiệt tỏa lên phía trên để đun nấu, lượng nhiệt tỏa ra xung quanh sẽ làm nóng tấm tôn và làm nóng nước. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là phải thiết kế làm sao cho “bình nước nóng” này vừa đảm bảo đủ thấp để thuận tiện cho việc nấu nướng, vừa có thể đẩy được nước lên vòi hoa sen ở một độ cao nhất định để phục vụ cho việc tắm rửa. Sau nhiều đêm trăn trở suy nghĩ, cuối cùng anh đã tìm ra giải pháp xây bể chứa trên cao để nước có thể tự chảy xuống “bình nước nóng”, còn một đầu “bình” được nối với hệ thống cấp nước cho khu công trình phụ. Để có thể điều chỉnh nhiệt độ nước theo ý muốn sử dụng, anh đã lắp thêm một đường ống dẫn nước lạnh từ trên bể chứa xuống. Nguyên lý hoạt động của bình chỉ đơn giản như thế và nó đã giải quyết được vấn đề nước nóng trong mùa đông.

Điểm đặc biệt của chiếc bình nước nóng này chính là sự tiết kiệm tối đa nhiệt năng của bếp than tổ ong, không tốn điện, gas, độ bền cao, chi phí rất thấp: “Xây một bình nước nóng như của tôichỉ mất khoảng 200.000-300.000đ”, anh cho biết. Khi ủ bếp lò sẽ tiết kiệm được 1/3 lượng than (trước đây anh dùng 3 viên than/ngày, nay chỉ cần 2 viên/ngày) do sức nóng của bình giữ nhiệt “hộ” lò,tiết kiệm được nhiệt và thời gian đun nấu. “Ngày trước, nấu một nồi cơm mất 17 phút thì bây giờ chỉ còn 11 phút” - cháu Lý, con anh Long tâm sự. Bình luôn ở trạng thái nóng khi bếp than được đốtcháy. Anh Long cho biết, nhiệt độ của bình nước nóng luôn ở mức 50-70 0C khi than cháy tốt. Với bình chứa khoảng 120 lít nước như của nhà anh thì có thể đáp ứng đủ và thừa nhu cầu sử dụngcủa 4 người trong mùa đông. Từ khi có bình nước nóng, nhà anh đông khách hẳn lên, lũ trẻ con trong xóm chiều chiều lại sang tắm nhờ. Mọi người quý mến gọi công trình của anh là “bình nước nóng dànhcho người nghèo”. Theo anh, nếu “bình nước nóng” này được làm bằng I-nốc hoặc nhôm thì nước sẽ được làm nóng nhanh hơn, nhiệt độ nước sẽ cao hơn so với bể gạch.

Nói về vấn đề bản quyền, anh Long bộc bạch: “Mình có làm được cái gì đâu, chỉ là cái sáng kiến nhỏ giúp chính đời sống của mình thôi... Bà con làng xóm muốn làm thì đến xem là có thể bắt chước được ngay”. Giờ đây, nhà khoa học chân đất kiêm xe ôm ấy còn ấp ủ nhiều ý tưởng như: Thoát nước siêu tốc cho khu đô thị... Hy vọng rằng, với sự say sưa sáng tạo, anh sẽ thành công, đem lại lợi ích thiết thực cho xã hội.

Nguồn: Tạp chí Hoạt động khoa học, số 08/2006

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…

Tin mới

Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.