Biến bùn thành... tiền!
Gạch, bột màu (đỏ), chất san nền,
Nguyên nhân là các doanh nghiệp sợ chị Loan nghiên cứu và phát hiện ra tình trạng gây ô nhiễm của họ. Kết quả phân tích các mẫu bùn cho thấy bùn kênh rạch và cống rãnh có nồng độ chất vô cơ (cát, đá, sỏi vụn) và thành phần chất dinh dưỡng như nitơ, phốt pho rất cao, có thể sử dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng và cải tạo đất. Còn bùn từ nhà máy xử lý nước thải KCN, nhà máy luyện kim, chứa nhiều kim loại nặng, chất vô cơ (đối với xử lý nước thải KCN) nên rất thích hợp cho sản xuất VLXD và thu hồi kim loại. Mặc dầu vậy, để có thể dùng bùn vào những mục đích nói trên, trước tiên các nhà khoa học phải phân tích, xác định liên kết của kim loại trong bùn (xem kim loại liên kết chủ yếu với thành phần hữu cơ hay vô cơ). Sau đó, tuỳ thuộc vào các loại bùn mà sử dụng phương pháp xử lý khác nhau hoặc kết hợp các phương pháp.
Chẳng hạn đối với bùn cống rãnh và kênh rạch, chị Loan đã dùng thuỷ lực để tách các thành phần hữu cơ và vô cơ: để bùn trong bồn hình trụ rồi bơm nước vào, chất vô cơ nặng sẽ lắng xuống đáy bồn trong khi chất hữu cơ nhẹ hơn nổi lên trên và được hút ra ngoài. Tiếp đến, hệ thống van dưới bình được mở để lấy chất vô cơ ra. Chất vô cơ (chiếm 70-93%) được dùng để sản xuất gạch xây tường, gạch lát vỉa hè hoặc san nền. Còn chất hữu cơ được xử lý tiếp bằng phương pháp sinh học: dùng vi sinh vật tiết axít để hoà tan các kim loại nặng rồi tách chúng ra. Cuối cùng, phần bùn hữu cơ sạch được rải lên bãi chôn lấp rác để trồng cây và cải tạo đất nông nghiệp. Các kim loại nặng được trộn với nhiều chất kết tủa để tách riêng từng kim loại hoặc hoá rắn toàn bộ để chôn lấp an toàn.
Do vậy, chị Loan cũng dùng phương pháp sinh học để tách kim loại. Phần vô cơ chiếm 59-67% được sử dụng làm VLXD. Bùn từ nhà máy nước hoặc nhà máy phi mạ chứa nhiều sắt (hàm lượng sắt là 1.778-5.334mg/kg) nên được tận dụng làm bột màu hoặc sản xuất đinh. Loại bùn khó xử lý nhất là bùn chứa nhiều chất hữu cơ độc hại, chẳng hạn như chất hữu cơ bền POBs từ nhà máy sản xuất hoá chất, nhựa. Đối với loại bùn này phải dùng tới phương pháp trích ly hoá học: dùng dung môi để tách chất ô nhiễm, sau đó thu hồi dung môi cùng chất bẩn để xử lý.
Với những tiềm năng bảo vệ môi trường cũng như hiệu quả kinh tế của công trình nghiên cứu trên, Ngân hàng thế giới đã quyết định tài trợ 10.000 đôla tại Cuộc thi Ngày sáng tạo Việt Nam để chị Loan triển khai dự án trong thực tế. Nguồn: VietNamNet ngày 17/6/2005. |