Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 17/01/2008 01:35 (GMT+7)

Bệnh thận - tiết niệu khi mang thai: Không thể xem thường!

Những thay đổi ở bộ máy tiết niệu khi mang thai

Khi phụ nữ có thai, y học quan sát thấy rằng hai thận tăng thể tích, thận dài thêm khoảng 1cm và nặng thêm khoảng 4,5gam. Các đài thận và bể thận giãn, đặc biệt ở thận phải. Niệu quản cũng giãn nhẹ do thai chèn ép. Có thể gặp hiện tượng trào ngược bàng quang – niệu quản. Điều này giải thích khi có thai, phụ nữ dễ bị nhiễm khuẩn tiết niệu. Sau sinh 3 tháng vẫn còn hiện tượng này.

Khi có thai, thai phụ cũng gặp các thay đổi về huyết động toàn thân và huyết động tại thận. 3 tháng đầu khi có thai, huyết áp giảm do giảm sức cản mạch máu ngoại biên để tăng cung lượng tim, đảm bảo tưới máu tăng dần cho động mạch tử cung, cung cấp máu cho thai nhi phát triển bình thường. Thể tích huyết tương tăng từ 30-50%, trong khi đó dịch tổ chức kẽ tăng ít. Trong thay đổi huyết động tại thận, y học nhận biết hiện tượng lọc cầu thận tăng và lưu lượng tưới máu thận cũng tăng từ 30-50% trong thời gian mang thai. Vì máu bị pha loãng nên nồng độ albumin, áp lực keo và áp lực thẩm thấu huyết tương giảm.

Y học cũng cho rằng khi mang thai có sự bất thường trong tổng hợp các chất có tác dụng co mạch hay các thụ thể có ở vỏ thận (renin, prostaglandin...). Đây là nguyên nhân chính của thay đổi huyết động tại thận. Hậu quả của sự thay đổi huyết động ở phụ nữ có thai được thể hiện ở urê huyết giảm, creatinin huyết giảm, acid uric huyết giảm vì máu bị pha loãng và tăng thể tích và dịch ở các khoang, tổ chức kẽ (tăng cân, phù).

Khi mang thai có thể mắc bệnh gì ở bộ máy tiết niệu?

Khi có thai, người phụ nữ có thể bị các bệnh ở bộ máy tiết niệu sau:

Nhiễm khuẩn tiết niệu

- Nhiễm khuẩn tiết niệu thấp hay viêm bàng quang cấp với các triệu chứng: đái rắt, đái buốt, nước tiểu sẫm màu. Khi làm xét nghiệm nước tiểu phát hiện protein âm tính hoặc vết nhưng có nhiều hồng cầu và bạch cầu. Chỉ cần điều trị với thuốc sulfamid hoặc râu ngô, bông mã đề.

- Nhiễm khuẩn tiết niệu cao hay viêm thận – bể thận cấp với các triệu chứng như sốt cao, rét run, đái rắt, đái buốt, đái đục và nước tiểu sẫm màu. Làm xét nghiệm thấy bạch cầu, hồng cầu và có thể thấy vi khuẩn, thường là Escherichia Coli. Trong trường hợp này cần điều trị với kháng sinh nhóm betalactamin. Không dùng kháng sinh nhóm aminoglucosid và quinolon vì gây độc cho thận và có hại cho thai nhi.

Tăng huyết áp:Huyết áp động mạch trên 140/80 mmHg do thiếu máu cục bộ rau thai. Bệnh tăng huyết áp thường gặp ở 3 tháng đầu, 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ.

Trong điều trị dùng các thuốc ức chế trung ương giao cảm, chẹn bêta giao cảm. Không nên dùng thuốc ức chế men chuyển hoặc thuốc chẹn canxi. Chế độ ăn nhạt và dùng thuốc lợi tiểu không được khuyến cáo vì có nguy cơ gây thiếu máu rau thai dễ gây đẻ non hoặc thai chết lưu.

Tiền sản giật hay nhiễm độc thai nghén có thể gặp ở phụ nữ trẻ có thai lần đầu vào 3 tháng cuối của thai kỳ với các triệu chứng phù nhiều, tăng huyết áp và protein niệu nhiều. Sản giật với các cơn co giật toàn thân gây nhiều biến chứng, kể cả tử vong cho sản phụ và thai nhi. Nguyên nhân của biến chứng này là do giảm cung lượng tim, thiếu máu cục bộ tử cung và rau thai. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất.

Đông máu rải rác trong lòng mạch. Nếu xảy ra tắc các tiểu cầu thận sẽ gây suy thận cấp nặng.

Thêm vào đó, những thập niên gần đây, y học còn đưa ra hội chứng Hellp ở phụ nữ có thai vào tháng cuối có tan máu, tăng men gan, giảm tiểu cầu và suy thận. Đây là biến chứng rất nặng, nguy cơ tử vong cao mặc dù được áp dụng các phương pháp điều trị tích cực, hiện đại như lọc máu liên tục chậm tĩnh mạch – tĩnh mạch.

Những biến chứng ở cơ quan sinh dục khi bị bệnh thận – tiết niệu

Khi bị bệnh thận - tiết niệu, đặc biệt đã có suy thận ở các mức độ, người bệnh cả nam và nữ đều bị giảm ham muốn tình dục, khả năng có con ít. Ở nữ giới sẽ bị nhiều khí hư, gặp nhiều tai biến sản khoa hơn người phụ nữ khỏe mạnh như: thống kinh, rong kinh, sảy thai, đẻ non, tiền sản giật hoặc sản giật.

Những lời khuyên

Khi nữ giới bị thống kinh, đa kinh, khí hư, sảy thai nhiều lần hoặc vô sinh cần khám bệnh để xác định có bệnh thận và suy thận hay không.

Khi có thai, người phụ nữ cần khám thai định kỳ, đầy đủ, theo dõi cân nặng, huyết áp và protein niệu kết hợp với thăm khám lâm sàng, siêu âm phụ – sản khoa để phát hiện sớm các bất thường về thận – sản với mục đích phòng ngừa, tiên lượng và xử trí kịp thời. Vấn đề phụ nữ bị bệnh thận – tiết niệu có thai cần được xem xét. Nếu bị viêm cầu thận cấp, sỏi thận và đường tiết niệu nhưng chưa có suy thận có thể mang thai được. Nếu bị hội chứng thận hư tiên phát, viêm cầu thận luput đang điều trị với các thuốc glucocorticoid và thuốc giảm miễn dịch, bị suy thận vừa và nặng thì không nên có thai, nếu có thai cần can thiệp cho ngừng thai sớm.

Nguồn: suckhoedoisong.vn (07/01/08)

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.

Tin mới

Phú Yên: Liên hiệp hội phát huy vai trò cầu nối đội ngũ trí thức với Đảng và Nhà nước
Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và sự phối hợp của các ban ngành, địa phương; LHH tỉnh đã quán triệt, thực hiện CT 42: Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của LHH phấn đấu, xây dựng LHH tỉnh vững mạnh giữ vai trò nòng cốt trong tập hợp đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức KH - CN, góp phần đưa KH - CN trở thành động lực phát triển KT-XH; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Quốc hội xem xét việc rút ngắn nhiệm kỳ khóa XV
Tuần làm việc thứ hai, Quốc hội tập trung cho công tác lập hiến, lập pháp, thảo luận về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 để kịp thời kiện toàn nhân sự cấp cao.
Công đoàn VUSTA tổ chức hội nghị triển khai công tác, phổ biến những điểm mới Luật Công đoàn (sửa đổi)
Ngày 9/5, Công đoàn Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam (Công đoàn VUSTA) đã tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động nửa đầu nhiệm kỳ (2023 -2028), triển khai công tác công đoàn đồng thời phổ biến những điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) tới công đoàn viên.
Quảng Ngãi: Sắp phát hành sách về sự phát triển của ngành Thủy sản
Sáng ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường và Hội Nghề cá tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn, phản biện và giám định xã hội: Bản thảo cuốn sách “Thủy sản Quảng Ngãi hình thành và phát triển”.
Đắk Lắk: Góp ý dự thảo Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai
Ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã tổ chức hội nghị hội đồng Tư vấn phản biện và góp ý dự thảo Nghị định phân định quyền tại Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai.