Bạn có biết? “Hay quên” có thể là một bệnh
Thật ra “hay quên” có thể là dấu hiệu sớm của bệnh sa sút trí tuệ (hay còn gọi là bệnh Alzheimer). Ban đầu thường người bệnh chỉ than phiền về những triệu chứng hay quên thông thường như quên tên người mới gặp, quên chuyện vừa mới nói, quên chỗ để chìa khóa..., những triệu chứng này vẫn thường bị lầm tưởng là dấu hiệu bình thường của tuổi già, nên ít được quan tâm. Bệnh tiến triển nặng dần theo thời gian, ở giai đoạn nặng người bệnh không còn nhận biết được người thân, quên cả thông tin về bản thân họ, không thể tự chăm sóc cho mình như tắm, thay đồ, vệ sinh cá nhân, và cuối cùng có thể dẫn đến tử vong do những bệnh nhiễm trùng. Căn bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn là gánh nặng cho người thân và xã hội.
Bệnh sa sút trí tuệ có thể phòng ngừa?
“Trí nhớ” là tài sản quý giá mà chúng ta cần gìn giữ. Đừng để đến lúc mắc bệnh mới lo chăm sóc và chữa trị thì đã muộn. Thật khó tìm lại được một khi “trí nhớ” đã bị mất đi. Ngay cả ở thời đại ngày nay với nhiều tiến bộ trong y học, nhưng để chữa trị khỏi căn bệnh này vẫn còn là vấn đề nan giải. Hầu hết những loại thuốc hay biện pháp điều trị hiện nay cũng chỉ dừng lại ở mức làm chậm sự tiến triển của bệnh. Vì thế đừng chủ quan, ngay khi còn trẻ hay từ tuổi trung niên chúng ta cần ý thức chăm sóc cho sức khỏe, đặc biệt là trí não. Trí não là bộ phận rất cần được nuôi dưỡng và rèn luyện để phát triển.
Với những biện pháp cũng khá đơn giản như các bài tập luyện trí nhớ, chế độ ăn hợp lý, lối sống lành mạnh, hay dùng thêm một số thuốc trợ giúp hoạt động trí não sẽ giúp phòng ngừa và làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh.
Bí quyết giúp duy trì trí óc minh mẫn
Để ngăn ngừa bệnh sa sút trí tuệ, nâng cao sức khỏe cơ thể cũng như duy trì trí óc minh mẫn khi đã có tuổi, bạn có thể kết hợp các biện pháp tích cực dưới đây:
- Thường xuyên hoạt động trí óc như: đọc sách, chơi cờ... để kích thích tư duy và não bộ làm việc.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: ăn nhiều rau xanh, chất xơ, cá, ăn đủ chất đạm, cần tránh chất béo, đường, muối.
- Thay đổi lối sống, hạn chế thói quen có hại như: hút thuốc, uống bia, rượu.
- Sử dụng các thuốc giúp phòng ngừa bệnh suy giảm trí nhớ như các thuốc có vitamin E, vitamin C, các thuốc có nguồn gốc thảo dược như chiết xuất lá cây bạch quả (hay ginkgo biloba), piracetam...
Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ lá cây ginkgo biloba có tác dụng phòng ngừa bệnh sa sút trí tuệ cũng như có nhiều lợi ích trong việc cải thiện nhận thức và trí nhớ. Chiết xuất này có tác dụng chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh khỏi tác hại của gốc tự do, cải thiện tuần hoàn máu não giúp tăng cung cấp oxy và dưỡng chất nuôi dưỡng não, giúp phòng ngừa và làm chậm tiến triển bệnh sa sút trí tuệ. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc chứa chiết xuất ginkgo biloba như: Giloba, Bilkan, Topsukan... Trong đó Giloba là sản phẩm có chứa chiết xuất ginkgo biloba với ứng dụng công nghệ Phytosome giúp thuốc hấp thu tốt nên liều dùng cũng khá đơn giản (chỉ cần dùng 1 viên mỗi ngày) khá tiện dụng cho người lớn tuổi.