Bài báo cuối cùng của GS Hoàng Đình Cầu
Chỉ cần đọc qua những công việc mà GS Hoàng Đình Cầu đã được Nhà nước giao cho trong 60 năm qua kể từ năm 1945, người đọc đã thấy được sự phong phú đa dạng của một con người. Ở đây chúng tôi chỉ muốn nói đến một lĩnh vực mà GS Cầu hết sức uyên bác và đã có nhiều đóng hóp, đó là sự nghiệp báo chí. Thực vậy, từ những bài báo đầu tiên khi mới tôt nghiệp bác sĩ, Ông viết trên tờ Vui Sống, năm 1945 -1946 đến bài cuối cùng của Ông được công bố trên Tạp chí Khoa học và Tổ quốc, số 7+8/2005 đã chứng tỏ tài năng viết báo của nhà khoa học đa tài này.
Đầu đề của bài báo là “Bảo hiểm y tế ở Việt Nam ”, một vấn đề hết sức nhạy cảm trong thời điểm hiện nay ở nước ta. Khi Tổng biên tập Tạp chí Khoa học và Tổ quốc, cơ quan trung ương của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam ngỏ ý muốn dành cho ngành y dược Việt Nam một số chuyên đề đặc biệt nhân ngày Sức khoẻ thế giới, đã gợi ý là bên cạnh các bài chuyên môn nên có bài về bảo hiểm y tế, tôi là người được phân công mời các tác giả đầu ngành tham gia viết bài cho số chuyên đề này, đã không chút lưỡng lự mời GS Cầu, mặc dù Ông đã ở tuổi 88. Khi tờ báo ra mắt bạn đọc, tôi đã nhận được nhiều cú điện thoại muốn hỏi thêm tác giả về một số chi tiết đã gây chú ý cho nhiều người ở nhiều nơi khác nhau.
Vậy bí quyết nào khiến cho bài báo của một nhà khoa học tốt nghiệp y khoa bác sĩ năm 1944 này có sức hấp dẫn bạn đọc vào năm 2005. Ta cần biết thêm một cách chi tiết hơn cuộc đời hoạt động của Ông. GS Cầu sinh ngày 1.4.1917 tại Nghệ An. Vì học giỏi, Ông được đưa ra học tú tài tại Trường Bảo hộ (Trường Bưởi) ở Hà Nội và sau đó Ông thi đậu vào Đại học Y khoa.
Năm 1947, Ông được cử làm Hiệu trưởng Trường Y sĩ Việt Nam đóng tại Thanh Hoá, lúc mới 30 tuổi. GS Cầu đã có công biên soạn các bài giảng về y khoa bằng tiếng Việt đầu tiên và sau này Ông cũng là tác giả của các cuốn từ điển Danh từ y dược Pháp Việt, Từ điển y học Nga Việtđầu tiên ở nước ta. Khi được Bộ Y tế điều về làm Vụ trưởng Vụ Huấn luyện (nay gọi là Vụ khoa học đào tạo) Ông càng có cơ hội để hoàn tất các giáo trình giảng dạy bằng tiếng Việt tại các Trường Y khoa ở miền Bắc, cùng với nhóm biên soạn sách giáo khoa xuất sắc thời bấy giờ: Vũ Công Hoè, Nguyễn Tấn Gi Trọng, Trần Hữu Tước, Hồ Đắc Di, Đặng Văn Ngữ… Trong suốt 19 năm làm Thứ trưởng Bộ Y tế, GS Cầu đã để nhiều tâm huyết xây dựng các mạng lưới y tế xã, phường, thôn, bản, và đặc biệt Ông có các chương trình huấn luyện, đào tạo các cán bộ y tế cơ sở rất có tác dụng trong việc cung cấp cán bộ phục vụ kịp thời cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Như vậy từ một nhà phuẫn thuật lồng ngực, Ông đã để nhiều công sức xây dựng về lý thuyết lẫn thực hành, một môn rất mới ở nước ta đó là khoa y xã hội học. Khi được là Chủ tịch Uỷ ban Nghiên cứu chất độc màu da cam quốc gia, Ông càng có điều kiện để đi sâu vào việc hệ thống hoá những nghiên cứu chất độc khủng khiếp này mà quân đội Mỹ đã sử dụng taị Việt Nam cách đây hơn 30 năm. Khi hội đồng chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách Khoara đời do đồng chí Phạm Văn Đồng làm Chủ tịch danh dự, GS Hoàng Đình Cầu được cử làm Trưởng Ban Y học và thể dục thể thao. Sau này đã có công lớn trong việc cho ra mắt bạn đọc cả nước và kiều bào ở nước ngoài 4 cuốn Từ điển Bách khoa phổ thôngvà 4 cuốn Bách khoa thư bệnh học. Đọc đến đây chắc mọi người đều đồng ý là Nhà bách khoa, Nhà từ điển học, Nhà báo Hoàng Đình Cầu đã tự học, tự rèn luyện mình để từ một trí thức được đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Pháp dưới thời Pháp thuộc trở thành một người viết, từ Từ điển Bách khoađến các bài báo phổ thông phục vụ cộng đồng, đều xuất sắc.
Trong trả lời phỏng vấn bằng điện thoại ngày 4.4.2005 cho Hội đồng biên tập cuốn Danh nhân Y học thế giới của Hội Y học thế giới (World Mediacal Asociation), GS Hoàng Đình Cầu đã nói bằng tiếng Pháp: “Trong 60 năm hành nghề y khoa của tôi, đối tượng mà tôi luôn phấn đấu để phục vụ là những người nghèo khổ, những trẻ em mồ côi, những nạn nhân chiến tranh”. Khi trả lời câu hỏi: “Nhân vật lịch sử nào mà Ông ngưỡng mộ nhất và có ảnh hưởng đến cuộc đời hoạt động của Ông?”, GS Cầu đã không ngần ngại trả lời ngay là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong cuốn sổ tang tại buổi tiễn biệt GS Hoàng Đình Cầu tại Hà Nội ngày 22.7.2005, GS Nguyễn Vượng đã viết:
Than ôi! Sao sáng lặn đi rồi
Đau lòng đệ tử lắm thầy ơi!
Tâm hồn, sự nghiệp còn nguyên đó
Chỉ có gương trong sáng để đời!
Xin mượn ý thơ trên như một nén nhang, nhân 49 ngày Nhà báo Hoàng Đình Cầu vĩnh biệt các bạn đọc thân yêu.