Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 10/03/2023 10:01 (GMT+7)

Bài 3: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Liên hiệp hội Việt Nam

Trong những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, sau khi Liên Xô tan rã và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, nước ta đứng trước những khó khăn vô cùng to lớn. Tình hình đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động và sự phát triển của Liên hiệp hội Việt Nam và các hội thành viên…

Vượt qua mọi khó khăn, thiếu thốn, nhiều hoạt động mới của Liên hiệp hội Việt Nam dần được định hình, trong đó tư vấn, phản biện và giám định xã hội là một phương hướng hoạt động lần đầu tiên được triển khai thực hiện với luận chứng kinh tế - kỹ thuật công trình thuỷ điện Yaly trên sông Sê san (tỉnh Gia Lai) và tài liệu kỹ thuật công trình đường dây tải điện 500 kV Bắc - Nam do hãng Nippon Koei (Nhật Bản) lập.

tm-img-alt

Đoàn Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam khóa III ra mắt Đại hội

Trong hai ngày 27 và 28 - 9 - 1993, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Liên hiệp hội Việt Nam đã được tiến hành tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội). Về dự đại hội có 184 đại biểu thay mặt cho 34 hội ngành toàn quốc và 8 liên hiệp hội địa phương. Tổng Bí thư Đỗ Mười, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đình Tứ, Giáo sư Nguyễn Đức Bình, các đồng chí Vũ Oanh, Lê Quang Đạo, Nguyễn Khánh, đại diện các tổ chức thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhiều bộ, ban, ngành ở Trung ương và Thủ đô Hà Nội cùng một số khách nước ngoài đã đến dự Đại hội.

Phát biểu ý kiến chỉ đạo Đại hội, Tổng Bí thư Đỗ Mười nhấn mạnh: “Hoạt động của Liên hiệp hội và các hội thành viên đã góp phần tích cực nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hợp tác trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, tham gia vào việc biên soạn hoặc đảm nhận vai trò tư vấn, phản biện và giám định các dự thảo về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các dự luật, các dự án kinh tế - xã hội và khoa học, công nghệ ở tầm quốc gia.

Nhiệm vụ đặt ra trong chặng đường tới cũng rất nặng nề, có thể nói còn nặng nề hơn trước. Phải tăng cường ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm môi trường trong nước và quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh công nghiệp hoá, xây dựng dựng đất nước, làm cho nền kinh tế phát triển lành mạnh với nhịp độ cao và liên tục, cải thiện đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân, thực hiện công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường, đem lại cuộc sống ngày càng ấm no, tự do, hạnh phúc cho toàn dân. Đội ngũ đông đảo trí thức nước nhà thuộc Liên hiệp hội phải đảm nhiệm vai trò xứng đáng trong việc thực hiện sự nghiệp trọng đại đó”.

Trong lời phát biểu chào mừng Đại hội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: “Sự phát triển nhanh và lớn như vậy chứng tỏ hình thức tổ chức các hội khoa học và kỹ thuật đã đáp ứng được nguyện vọng của đại đa số cán bộ khoa học và kỹ thuật, của giới trí thức. Đây là một hình thức tổ chức dân chủ, tự nguyện, một tổ chức phi chính phủ mang tính chất tự chủ, tự quản. Hoạt động trong các hội khoa học và kỹ thuật, các đồng chí không bị ràng buộc và ngăn cách bởi sự phân chia hành chính. Đó là tính ưu việt của hình thức tổ chức của Liên hiệp hội”.

tm-img-alt

Công trình thuỷ điện Yaly, Gia Lai do LHHVN tư vấn, phản biện và giám định xã hội về luận chứng kinh tế - kỹ thuật

Với tinh thần đoàn kết, đổi mới và xây dựng, các đại biểu đã thảo luận sôi nổi, thông qua báo cáo của Hội đồng Trung ương (khoá II) cùng các văn kiện quan trọng khác và bầu ra Hội đồng Trung ương (khoá III) gồm 95 uỷ viên. Hội đồng Trung ương (khoá III) tiếp tục suy tôn Giáo sư Viện sĩ Trần Đại Nghĩa làm Chủ tịch danh dự, bầu Đoàn Chủ tịch gồm 11 ủy viên và Uỷ ban Kiểm tra gồm 5 ủy viên:

Chủ tịch danh dự: Giáo sư, Viện sĩ, Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa

ĐOÀN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRUNG ƯƠNG

LIÊN HIỆP HỘI VIỆT NAM, NHIỆM KỲ III (1993-1999)

  1. Hà Học Trạc Chủ tịch
  2. Phan Huy Lê Phó Chủ tịch
  3. Phạm Sĩ Liêm Phó Chủ tịch
  4. TS. Nguyễn Hữu Tăng Phó Chủ tịch
  5. PTS. Hồ Uy Liêm Tổng thư ký
  6. TS Nguyễn Năng An Ủy viên
  7. VS. Vũ Tuyên Hoàng Ủy viên
  8. PTS.Nguyễn An Lương Ủy viên
  9. TS.Chu Phạm Ngọc Sơn Ủy viên
  10. Ngô Bá Thành Ủy viên
  11. Phạm Quốc Tường            Ủy viên

ỦY BAN KIỂM TRA LIÊN HIỆP HỘI VIỆT NAM

NHIỆM KÌ III (1993-1999)

  1. Trần Cư Chủ nhiệm
  2. PTS.Huỳnh Văn Hoàng Ủy viên
  3. Ngô Đức Minh Ủy viên
  4. TS. Nguyễn Thiện Phúc Ủy viên
  5. PTS. Trịnh Văn Tự Ủy viên

Lần đầu tiên tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III xuất hiện biểu trưng của Liên hiệp hội Việt Nam, sử dụng yếu tố cơ bản là một hình tam giác đều, được hợp thành bởi 3 chữ V (chữ đầu của từ Việt Nam và VUSTA), đặt trong biên hình tròn có dòng chữ “LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM – VUSTA”.

Hình tam giác đều trong tượng trưng cho 3 lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Liên hiệp hội Việt Nam là khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật. Các chữ V vừa là bộ phận của hình tam giác đều, vừa liên kết với nhau, gợi nên hình dáng của những cánh chim đang tung bay, ẩn dụ ý nghĩa sau: đoàn kết trong Liên hiệp hội Việt Nam, hoạt động khoa học và kỹ thuật sẽ có điều kiện để phát triển, vươn cao, vươn xa mãi (theo hoạ sĩ Nguyễn Duy Lẫm, tác giả mẫu biểu trưng đoạt giải Nhất trong cuộc thi sáng tạo được Liên hiệp hội Việt Nam tổ chức trước thềm Đại hội).

Xem Thêm

Đoàn VUSTA viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam - Phạm Ngọc Linh xúc động viết trong sổ tang: “Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ vô cùng thương tiếc trước sự ra đi của Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một Nhà lãnh đạo kiệt xuất, một trí thức tiêu biểu, trọn đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc…”
Quán triệt, triển khai Quy định số 162-QĐ/TW của Ban Bí thư
Chiều ngày 16/7 tại Hà Nội, Liện hiệp hội Việt Nam (Vusta), Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương đã tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai Quy định số 162-QĐ/TW, ngày 29/5/2024 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan hội quần chúng.
Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các hội trí thức từ Trung ương tới địa phương
Đây là nhiệm vụ do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam chủ trì thực hiện nhằm triển khai thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24 tháng 11 năm 2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới.
Khai mạc kỳ thi tuyển biên chế Cơ quan Trung ương Liên hiệp Hội Việt Nam năm 2024
Chiều 25/6 tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đã tổ chức khai mạc Kỳ thi tuyển biên chế Cơ quan Trung ương Liên hiệp Hội Việt Nam năm 2024. Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng nhân sự vào biên chế Cơ quan Trung ương Liên hiệp Hội Việt Nam 2024 Nguyễn Quyết Chiến dự và có phát biểu chỉ đạo.
Cảm xúc trước Nhà giàn
Từng là người lính nhưng đây là lần đầu tiên đến với quần đảo Trường Sa, những ngày lênh đênh trên vùng biển của Tổ quốc, trong tôi luôn có cảm xúc mới lạ, dâng trào, không hề nghĩ đến khó khăn, nắng nóng và vất vả để đến với các cán bộ, chiến sĩ Hải quân đang làm nhiệm vụ canh giữ vùng biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.

Tin mới

Trà Vinh: 5 giải pháp để phát huy hiệu quả công tác tập hợp trí thức
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định vị trí quan trọng và vai trò to lớn của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp XD&BV Tổ quốc. Nghị quyết số 45-NQ/TW, Hội nghị nghị lần thứ tám Ban chấp hành TU Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới”
Chủ tịch Phan Xuân Dũng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại ĐSQ Việt Nam ở Hungary
Ngày 25/7, trong thời gian thực hiện chuyến công tác tại Châu Âu, Đoàn công tác của VUSTA do TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch VUSTA dẫn đầu đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại sứ quán Việt Nam ở Hungary. Với niềm tiếc thương vô hạn vì sự ra đi của Tổng bí thư, Chủ tịch Phan Xuân Dũng đã ghi những lời tiễn biệt, tưởng nhớ và tri ân sâu sắc vào sổ tang tại lễ viếng.
Đoàn VUSTA viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam - Phạm Ngọc Linh xúc động viết trong sổ tang: “Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ vô cùng thương tiếc trước sự ra đi của Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một Nhà lãnh đạo kiệt xuất, một trí thức tiêu biểu, trọn đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc…”
Phú Yên: Sôi nổi vòng Chung khảo cuộc thi lần thứ 9
Ngày 22/7/2024 tại cơ quan Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp Hội) tỉnh Phú Yên, đã diễn ra Chung khảo Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên- Nhi đồng tỉnh Phú Yên lần thứ 9 năm 2023-2024 (Cuộc thi lần thứ 9) rất sôi nổi, thu hút sự quan tâm và tham gia của hàng trăm em học sinh từ các trường học trên địa bàn tỉnh.
Kon Tum: Hội thảo Chuyển đổi số trong nông nghiệp
Ngày 24/7, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Sở NN&PTNT, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ và UBND thành phố Kon Tum tổ chức hội thảo khoa học "Chuyển đổi số trong nông nghiệp hướng đến phát triển nông thôn thông minh trong phát triển nông thôn mới tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025".
Các tổ chức quốc tế gửi thư chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần
Được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, Liên đoàn các Tổ chức Kỹ sư ASEAN (AFEO), Hội đồng Kỹ sư Campuchia, Hội đồng kỹ sư Brunei (PUJA), Tổ chức Hữu nghị và Giáo dục Châu Á đã gửi thư, thông điệp chia buồn đến VUSTA và các tổ chức thành viên, nhân dân Việt Nam và gia quyến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tình cảm và những lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người giữ cương vị cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam trong gần 3 nhiệm kỳ liên tiếp, đồng thời cũng là một Giáo sư, một nhà khoa học lớn của đất nước. Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành nhiều tình cảm, sự quan tâm đến đội ngũ trí thức nước nhà, trong đó có đội ngũ trí thức khoa học công nghệ Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tình cảm của trí thức Bình Phước dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng"
“Những di sản mà Tổng Bí thư để lại để lại sẽ mãi là nguồn cảm hứng và kim chỉ nam để trí thức Bình Phước nói riêng, trí thức Việt Nam nói chung tiếp tục hành trình vì một Việt Nam ngày càng giàu mạnh và văn minh” - ThS. Nguyễn Ngọc Vũ - Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp Hội tỉnh Bình Phước, Chủ nhiệm CLB Trí thức tỉnh Bình Phước xúc động chia sẻ với Trang tin Vusta.vn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - sự khiêm tốn vĩ đại qua góc nhìn đại biểu dân cử
Hà Nội (TTXVN 21/7/2024) Được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam không khỏi đau buồn, thương tiếc trước sự ra đi của người chiến sỹ cộng sản, một trong những người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới; hình mẫu tiêu biểu nhất về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.