Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 03/04/2008 21:54 (GMT+7)

Bác sĩ Hoàng Thị Quý và trận tuyến chống lao

BS Hoàng Thị Quý sinh ngày 1.9.1950 tại xã Quang Hưng, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Năm 19 tuổi, theo tiếng gọi của Tổ quốc, hưởng ứng phong trào “Cả nước cho tiền tuyến”, chị đã xếp bút nghiên, thoát ly gia đình, cùng với thanh niên của hậu phương lớn - miền Bắc, lên đường vượt Trường Sơn vào miền Nam - chiến trường lớn, đóng góp xương máu và bầu nhiệt huyết của tuổi thanh xuân vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc.

Từ 4.1969 - 4.1975, chị đã tham gia công tác trong Ban Dân Y Nam bộ với nhiệm vụ chuyên môn:

- Đội trưởng đội chống dịch sốt rét, phục vụ các cơ quan Dân Chính Đảng, dân vùng giải phóng, bộ đội. Điều tra dịch tễ sốt rét vùng căn cứ, vùng giải phóng miền Đông Nam Bộ.

- Đón tiếp, chăm sóc sức khỏe những cán bộ chiến sĩ của ta bị địch bắt và trao trả (theo điều khoản về trao đổi tù binh của Hiệp định Paris ) tại Bệnh viện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.

Sau ngày giải phóng miền Nam, chị về công tác tại Phòng Dịch tễ, Phân viện Sốt rét TP Hồ Chí Minh cho đến năm 1982.

Từ năm 1983 - 1998, chị trực tiếp khám chữa bệnh tại Trung Tâm Lao và Bệnh Phổi Phạm Ngọc Thạch.

Từ năm 1998 đến nay, chị được điều động làm công tác quản lý (Quản lý Bệnh viện, quản lý Chương trình phòng chống lao TP Hồ Chí Minh và điều phối công tác phòng chống lao khu vực B2).

Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chị vẫn giữ vững vai trò, phẩm chất, bản lĩnh của người đảng viên: thẳng thắn, trung thực, tận tâm với công việc, cảm thông với bệnh nhân với đồng nghiệp với mọi người.

Kể từ lúc vào ngành cho đến nay, với lòng thương yêu bệnh nhân, chị đã cố gắng hết sức mình, chủ động vượt qua những khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Qua khám chữa bệnh, chị đã ghi nhận được tâm tư nguyện vọng, nhận thức của bệnh nhân, ghi nhận những khó khăn thuận lợi, tình hình, khả năng của địa phương đối với công tác phòng chống lao để đề xuất với lãnh đạo những giải pháp cụ thể đến bây giờ vẫn được áp dụng có hiệu quả. Đặc biệt việc kiên quyết phân cấp phát hiện quản lý bệnh nhân lao cùng với việc xây dựng mạng lưới phòng chống lao các địa phương đã giúp giải quyết vấn đề quá tải giường nội trú tại bệnh viện.

Với những kinh nghiệm được tích lũy từ các bậc thầy, bậc đàn anh

BS Quý (*) làm việc tại khoa chẩn đoán kỹ thuật cao
BS Quý (*) làm việc tại khoa chẩn đoán kỹ thuật cao
và các vị tiền nhiệm, bằng sự thấu hiểu cảm thông với những điều băn khoăn, mặc cảm của CBNV và bệnh nhân, được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, chị đã vận dụng một cách hợp lý những chủtrương chính sách trong việc xây dựng kế hoạch, lựa chọn mục tiêu ưu tiên và đưa ra giải pháp phù hợp, được cán bộ công nhân viên và bệnh nhân ủng hộ.

Trước tình trạng cơ sở vật chất của Bệnh viện quá cũ kỹ đổ nát, môi trường làm việc độc hại ô nhiễm, thu nhập của nhân viên bệnh viện quá thấp, bệnh nhân nhiễm HIV ngày càng nhiều, nhu cầu phục vụ ngày càng cao, đòi hỏi phải đổi mới toàn diện cho bệnh nhân và cán bộ công nhân viên yên tâm. Chín năm qua, chị đã đầu tư các dự án cải tạo nâng cấp sửa chữa bệnh viện song song với việc đảm bảo phục vụ bệnh nhân, luôn đạt vượt chỉ tiêu kế hoạch.

Từ một bệnh viện chuyên khoa Lao và bệnh phổi, chỉ điều trị nội khoa, chị đã mạnh dạn vay vốn kích cầu để đầu tư xây dựng Khu Chuyên sâu 200 giường điều trị bệnh phổi không do lao, đồng thời phát triển khoa Phẫu thuật Lồng ngực, khoa Ung bướu và đã hoạt động có hiệu quả từ năm 2005 đến nay. Hiện đang xây dựng khu hồi sức cấp cứu Lao -HIV và khoa Lao ngoài phổi.

Chị là chủ nhiệm, nghiên cứu chính của nhiều đề tài nghiên cứu khoa học và nhiều sáng kiến cải tiến áp dụng phục vụ bệnh nhân và phát triển Bệnh viện.

Bằng nghị lực, bằng sự gương mẫu trong tác phong lối sống, với sự năng động sáng tạo, quyết đoán, chị đã quy tụ và phát huy được nội lực của tập thể cán bộ công chức của Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, của mạng lưới chống lao địa phương. Đã được các tổ chức nước ngoài đánh giá cao và đặt nhiều mối quan hệ hợp tác, đồng thời hỗ trợ thuốc men, trang thiết bị, phương tiện kiểm tra giám sát dịch bệnh. Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch liên tục đạt danh hiệu Bệnh viện xuất sắc nhiều năm liền, hoàn thành các chỉ tiêu của Chương trình Chống lao Quốc gia, và các chương trình bệnh phổi khác.

Trong nhiệm vụ quản lý chương trình chống lao TPHCM và điều phối mạng lưới chống lao khu vực B2, chị đã xây đựng đội ngũ cán bộ phòng chống lao tuyến quận - huyện, trung tâm 05, 06 và 22 tỉnh thành; chuyển giao kỹ thuật hỗ trợ giúp đỡ, đảm bảo phân phối thuốc, hóa chất, trang thiết bị đáp ứng phục vụ bệnh nhân từ Ninh Thuận đến Cà Mau; chỉ đạo, tổ chức thực hiện phòng chống lao kịp thời cho đối tượng nguy cơ tập trung ở 17 cơ sở cai nghiện. Đây là biện pháp giải quyết căn cơ để giảm quá tải Bệnh viện, góp phần giảm trốn trại của học viên thuộc Trung tâm cai nghiện.

Những cống hiến của chị đã được ghi nhân, chị đã được trao tặng nhiều huân chương, huy chương, bằng khen, giấy khen và vào ngày 28.2.2007, chị đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng 3.

Nguồn: T/c Thuốc & sức khỏe, 328, 15-3-2007, tr 6

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.