Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 21/08/2006 15:08 (GMT+7)

Bác nông dân biến phế liệu thành robot

Cách đây một tháng, Wu Yulu buộc lòng bán “con trai” Wu Laowu 10 tuổi với giá 30.000 NDT (khoảng 60 triệu đồng). Là “con” thứ 5 trong “gia đình” họ Wu, robot Laowu có khả năng rót trà và châm thuốc hút. “Tôi mất ngủ nhiều đêm liền sau khi bán “con” nhưng không còn sự lựa chọn nào khác vì tôi phải trả nợ”, Wu bộc bạch.

Đam mê máy móc và cơ khí từ bé nhưng Wu không thể theo đuổi ước mơ ngồi vào ghế trường kỹ thuật bởi gia đình anh rất nghèo lại đông con. Sau khi hoàn thành bậc tiểu học, anh bắt đầu làm quen với việc đồng áng. Tuy nhiên, việc không được tiếp cận kiến thức kỹ thuật qua sách vở và từ thầy cô không vì thế mà dập tắt niềm đam mê mô phỏng thứ mà anh gọi là “những chuyển động kỳ diệu của con người”. Mỗi khi rảnh rỗi sau những giờ cày sâu cuốc bẫm, anh cố gắng góp nhặt những thứ có thể sử dụng được để tạo ra vật thể có khả năng di chuyển. Dây chì, kim loại, đinh, ốc vít thu lượm từ những đống rác hoặc phế liệu máy nông nghiệp là vật liệu Wu dùng để chế tạo robot. Sau thất bại với robot đầu tiên “bị liệt”, Wu tiếp tục thử nghiệm cho dù “không biết tí gì về lý thuyết vật lý” và năm 1982 ông đã “hạ sinh con trai đầu lòng” Wu Laoda biết đi. Sau đó là hàng loạt robot giúp việc nhà, như robot số 5 hình người cao 1m có thể di chuyển, bật tắt đèn, phục vụ trà. Số 6 là robot khỉ với bàn chân dán nam châm cho phép nó có thể bước đi trên tường bằng kim loại. Ngoài ra, nhà phát minh này còn chế tạo robot hình ếch trông giống chiếc bàn 8 chân có thể đèo được 2 người.

Nhưng “chữ tài liền với chữ tai một vần”. Tai nạn đầu tiên xảy đến với Wu năm 1995. Trong lúc thử nghiệm thiết bị giống pin sạc mà ông mua với giá rất rẻ từ cửa hàng tái chế và do không hiểu khuyến cáo bằng tiếng Anh ghi trên bao bì nên nó đã phát nổ và đến bây giờ, những vết thương trên tay, chân và khớp của ông vẫn còn đau âm ỉ. Năm 1999, một phát minh của Wu bị chập mạch, bắt lửa và thiêu rụi toàn bộ căn nhà của ông. May mắn là không ai bị thương nhưng toàn bộ vật dụng và một số robot, trong đó có “con trai” Wu Laoda đã biến thành tro. Một tai nạn nghề nghiệp nữa vào năm 2000 để lại trên người ông nhiều vết thẹo. Láng giềng gom góp tiền giúp gia đình Wu xây lại nhà. Năm này qua năm khác, nợ nần chồng chất khiến Wu phải nghĩ đến giải pháp bán đi một số robot để gia đình thoát khỏi cảnh vay mượn. Một viện trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã mua robot của ông với giá nhiều ngàn NDT và một nhà sưu tầm cũng bỏ ra không ít tiền để sở hữu sản phẩm của Wu.

Wu giới thiệu một phát minh của mình.
Wu giới thiệu một phát minh của mình.
Sự kiên trì và những mất mát của Wu cuối cùng cũng được bù đắp. Những mẫu chuyện về “nhà phát minh-nông dân” liên tục xuất hiện trên các phương tiện truyền thông. Sau khi được Đài Truyền hìnhtrung ương Trung Quốc (CCTV) làm phóng sự giới thiệu, Wu nhận lời mời của kênh khoa học CCTV làm chế tác đạo cụ với thù lao hơn 3.000 NDT (6 triệu đồng/tháng). Tháng 6 vừa qua, Wu lại xuất hiện trongchương trình thời sự qua phát minh - robot có thể kéo xe với vận tốc mỗi bước 3-4 giây. Mặc dù vậy, Wu vẫn chưa có dự định kinh doanh robot. Wu cho biết ông đang nghiên cứu robot có khả năng khiêngkiệu, sau nữa là robot mô phỏng hình 12 con giáp.

Hiện nay, người cha có hai con này đang nghiên cứu robot số 8 với đầy đủ tay, chân và đặc biệt có não bộ biết suy nghĩ giống người. Một công ty công nghệ cao rất chú ý đến robot này. Wu hy vọng những sản phẩm tự chế của mình một ngày nào đó sẽ được ghi vào danh sách những phát minh Trung Quốc làm thay đổi lịch sử nhân loại. Wu tin rằng những “đứa con” robot của mình có thể góp phần cách mạng hóa cuộc sống thường nhật. Người đàn ông kiệm lời này tự đặt ra cho mình mục tiêu chế tạo ra robot người “ảo” với bộ não biết suy nghĩ và điệu bộ giống người thật. Và robot số 8 là bước đầu tiên hướng đến mục tiêu trên.

Nguồn: ChinaDaily, SkyNews, baocantho.com.vn 24/7/2006

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…