Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 14/06/2013 22:25 (GMT+7)

Bắc Ninh: Lương y tận tâm vì người bệnh

Lương y Vũ Quốc Hưng sinh năm 1940. Năm 1961 ông tham gia quân đội, sau khi huấn luyện tân binh ông đã được đơn vị cử đi học lớp y tá ở Sư đoàn 308 và cuộc đời gắn bó với nghề y từ đó. Học xong ông về công tác ở Cục Công binh. Năm 1964 ông xuất ngũ. Địa phương cử ông đi học tiếp các lớp y tế ở Trường cán bộ y tế tỉnh, lớp Đông y của Trung ương Hội Đông y Việt Nam. Từ năm 1967 ông là Trưởng trạm y tế xã Trạm Lộ. Năm 1975 ông được điều lên công tác ở Hội Đông y huyện Thuận Thành liên tục đến nay.

Thời kì đất nước kháng chiến, thuốc men thiếu thốn nên Hội Đông y huyện hoạt động tất bật, vừa chỉ đạo phong trào, vừa lo phục vụ trực tiếp công tác khám chữa bệnh. Hằng ngày có vài chục bệnh nhân đến điều trị tại chỗ. Nhớ lại những ngày bận rộn đó, lương y Vũ Quốc Hưng nhận xét là thời kì “cực thịnh” của Hội Đông y huyện Thuận Thành. Biểu hiện ở công tác dập tắt dịch bệnh bằng thuốc đông y.

Năm 1976 có dịch viêm gan siêu vi trùng (bệnh hoàng đản), dịch ho gà và sởi ở 2 xã Trạm Lộ và Xuân Lâm. Do thuốc tây khan hiếm nên nhân dân rất hoang mang. Huyện đã lập ban chống dịch, chủ trương dùng thuốc đông y là chủ yếu.

Sau khi khoanh vùng, khử trùng không cho dịch lây lan, Hội Đông y lập bài thuốc chính gồm các bài thanh nhiệt, tiêu độc, lương huyết phối hợp sắc thành thuốc tại sân kho Hợp tác xã rồi cấp cho nhân dân uống. Nguồn dược liệu tại chỗ không đủ phải huy động thêm từ nơi khác. Lương y Vũ Quốc Hưng cùng cán bộ Hội còn đến tận nhà bệnh nhân theo dõi tiến triển và điều chỉnh vị thuốc cho thích hợp.Kết quả sau 2 tuần bệnh dịch đã bị kìm chế và đẩy lùi.

Qua theo dõi không có trường hợp dùng thuốc nào bị biến chứng hoặc tái phát bệnh. Ngoài số lượng uống thuốc phòng lây bệnh, đã chữa khỏi bệnh dịch cho 359 bệnh nhân gồm bệnh viêm gan siêu vi trùng (186 người), ho gà (64 người), sởi (109 người). Năm 1978 Hội Đông y lại cùng ngành y tế tiếp tục chống dịch sốt xuất huyết ở Song Hồ và Hoài Thượng, chữa khỏi 2.102 bệnh nhân.

Tháng 12 năm 1996 huyện Thuận Thành đã quyết định thành lập Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật trực thuộc Hội Đông y huyện, Lương y Vũ Quốc Hưng đảm nhiệm chức vụ Thường trực Trung tâm liên tục đến nay. Hằng năm Trung tâm tổ chức điều trị 2 đợt, mỗi đợt kéo dài 3-4 tháng cho khoảng 40 cháu mắc bệnh các thể liệt vận động, thể câm điếc…

Qua gần 20 năm hoạt động, Trung tâm đã điều trị cho gần 13 nghìn cháu, trong đó có gần 5 nghìn cháu ngoài huyện, với 20% khỏi bệnh, 37% đỡ nhiều, 33% có tiến triển, 10% không khỏi bệnh. Tiêu biểu là cháu Thân Ngọc Kiên, 9 tuổi, ở xã Minh Đức (Việt Yên, Bắc Giang) bị liệt hai chân do di chứng não sau điều trị đã khỏi, đi lại bình thường. Cháu Nguyễn Văn Khẩn, 7 tuổi, ở xã Việt Thống (Quế Võ) mắc bệnh câm điếc bẩm sinh, qua điều trị đã nghe nói được, mẹ cháu tâm sự: “Xin cảm ơn tấm lòng thương người của các thầy thuốc đã hồi sinh cho cuộc đời cháu”.

Mấy chục năm cần mẫn không ngơi nghỉ. Đến nay đã vào tuổi “thất thập cổ lai hi” ông Hưng vẫn miệt mài làm việc. Ông còn dành thời gian soạn thảo cuốn “Lịch sử truyền thống Hội đông y châm cứu huyện Thuận Thành” đúc kết kinh nghiệm hoạt động cho các thế hệ thầy thuốc đông y sau này. Lương y Vũ Quốc Hưng là tấm gương lao động, xứng đáng với câu “Thầy thuốc như mẹ hiền”, xứng với danh hiệu “Lương y tiêu biểu” của Bắc Ninh.

Xem Thêm

An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.
GS. Nguyễn Hữu Tăng trọn đời vì khoa học, nặng lòng vì đất nước
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Hữu Tăng, nguyên Phó Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, một nhà vật lý lý thuyết hàng đầu, một nhà quản lý khoa học tâm huyết đã từ trần vào rạng sáng ngày 22/6/2025, hưởng thọ 89 tuổi. Sự ra đi của ông để lại niềm tiếc thương vô hạn cho giới khoa học và các thế hệ học trò, đồng nghiệp.
Huỳnh Thúc Kháng: Ngòi bút sắc hơn trăm vạn quân
Được biết đến là một chí sĩ yêu nước, một nhà cách mạng và một chính khách đức độ, di sản rực rỡ và truyền cảm hứng bậc nhất của cụ Huỳnh Thúc Kháng còn ở sự nghiệp báo chí nơi ngòi bút được mài sắc thành vũ khí đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc. Tên Huỳnh Thúc Kháng cũng được đặt cho trường dạy viết báo đầu tiên ở nước ta.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.