Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 05/01/2006 18:38 (GMT+7)

Bác Hồ thiên tài dự báo thời cuộc

Từ nước Anh, giữa năm 1914, trong một bức thư gửi cụ Phan Chu Trinh, Nguyễn Tất Thành đã viết: “Cuộc chiến tranh thế giới 1914 - 1918 sắp nổ ra”. Tháng 8 năm ấy, trong một bức thư khác gửi cụ Phan, Nguyễn Tất Thành lại viết: “Tiếng súng đang rền vang. Thây người đang phủ đất. Năm nước lớn đang đánh nhau. Chín nước đã vào vòng chiến. Cháu bỗng nhớ cách đây vài tháng, cháu đã nói với bác về cơn giông sấm động này”. (1)

Năm 1922, trong truyện viễn tưởng “Con người biết mùi hun khói”đăng trên báo L’Humanite’ (Pháp) ngày 20/7, Nguyễn Ái Quốc đã viết về lễ kỷ niệm lần thứ 50 ngày thành lập Cộng hoà liên hiệp Phi diễn ra vào tháng 1/1998. Người dự báo cách mạng giải phóng dân tộc ở một nước thuộc địa (Cộng hoà liên hiệp Phi) sẽ thành công vào năm 1948. Dự báo như vậy là phù hợp về thời điểm thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam, với nền độc lập của Ấn Độ năm 1947 và thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949.

Trong bài “Đông Dương và Thái Bình Dương”đăng trên tập san Inprekorr, tiếng Pháp, số 18, ngày 19/3/1924 (2), Nguyễn Ái Quốc đã dự báo về “một lò lửa chiến tranh thế giới mới”sẽ diễn ra tại đây, và nước Nga cách mạng cũng có ngày phải đọ sức với chúng. Mười lăm năm sau đó, dự báo của Người đã thành hiện thực: Năm 1939, chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ. Phát xít Đức tấn công Liên Xô. Các nước xung quanh Thái Bình Dương đã trở thành một bãi chiển trường ác liệt.

Ngày 22/9/1940, mặc dù lúc này ưu thế đang còn nghiêng về chủ nghĩa phát xít, Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra nhận định: “Đồng minh sẽ thắng. Nhật, Pháp ở Đông Dương chóng chày sẽ bắn nhau. Việt Nam sẽ giành được độc lập” (3).

Ngày 1/1/1942, báo Việt Nam độc lập số 114, có đăng bài thơ “Chúc năm mới”của Bác Hồ với 2 câu cuối:

Năm nay là năm rất vẻ vang,

Cách mệnh thành công khắp thế giới.

Bài thơ tràn đầy niềm lạc quan vào triển vọng thắng lợi của cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.

Lúc bấy giờ, bọn phát xít đang “làm mưa làm gió” trên bầu trời Âu – Á, Người vẫn khẳng định: “Ta có thể quyết đoán rằng, Nga nhất định thắng, Đức nhất định bại. Anh Mỹ sẽ được, Nhật Bản sẽ thua. Đó là một dịp rất tốt cho nhân dân ta khởi nghĩa đánh đuổi Pháp, Nhật, làm cho Tổ quốc ta được độc lập, tự do” (4).

Vào dịp xuân Canh Ngọ (1/1942), tác phẩm “Lịch sử nước ta”gồm 236 câu, do Người biên soạn, được Việt Minh xuất bản, ra mắt độc giả. Cuối tác phẩm có mục “Những năm quan trọng”ghi những sự kiện lớn trong lịch sử dân tộc. Đến sự kiện cuối cùng, Người viết: “1945, Việt Nam độc lập”(5)là một sự dự báo kỳ diệu. Tháng 10/1944, sau khi thoát khỏi sự giam giữ của chính quyền Tưởng Giới Thạch, Người về nước và lại có “Thư gửi đồng bào toàn quốc”,trong đó Người chỉ rõ: “Phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt. Các đồng minh quốc sắp tranh được sự thắng lợi cuối cùng. Cơ hội để cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong 1 năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh!” (6). Và thực tế đã diễn ra như vậy. Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương. Cách mạng tháng Tám 1945 thành công. Ngày 2/9/1945, Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Ngay sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, Bác Hồ đã nói: “Thế là, Mỹ không những là kẻ thù của nhân dân thế giới, mà Mỹ đang biến thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Việt – Miên – Lào”, cho nên mọi việc của ta đều nhằm vào chống đế quốc Mỹ (7).

Trong bài Diễn văn bế mạc Lễ kỷ niệm 15 năm ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tổ chức vào ngày 1/9/1960, Người viết: “Trong lúc chúc mừng ngày Quốc khánh vĩ đại lần thứ 15, chúng ta càng nhớ đến đồng bào ta ở miền Nam đang anh dũng đấu tranh chống chế độ tàn bạo của Mỹ - Diễm. Chúng ta gửi đến đồng bào miền Nam mối tình ruột thịt và hứa với đồng bào rằng: Toàn dân ta đoàn kết nhất trí, bền bỉ đấu tranh thì chậm lắm là 15 năm nữa Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất, Bắc – Nam nhất định sẽ sum họp một nhà” (8).Người gạch dưới trong bản thảo các chữ “chậm lắm là 15 năm nữa”. Đây là bài viết của Bác, nhưng khi đọc thì Bác không đọc câu “chậm lắm là 15 năm nữa”. Đúng 15 năm sau, thắng lợi vĩ đại của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa xuân năm 1975 đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước như dự báo kỳ diệu của Bác Hồ.

Trước khi từ biệt chúng ta, trong Di chúc, Người viết: “Cuộc kháng chiến có thể còn kéo dài… Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta” (9).

Tháng 9/1967, sau khi nghe đại tá tư lệnh phòng không - không quân Phùng Thế Tài báo cáo về cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại trên miền Bắc, Người đã dự báo: “Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua nó mới chịu thua”. Nhớ lại kinh nghiệm ở Triều Tiên, trước khi thua, Mỹ đã ném bom huỷ diệt Bình Nhưỡng, Người dự báo: “Ở Việt Nam , Mỹ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội”(10). Thực tế đã diễn ra như vậy. Chỉ sau khi thất bại nặng nề trong trận “Điện Biên Phủ trên không” ở Hà Nội, Mỹ mới chịu ký kết Hiệp định Paris (1/1973), thừa nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam và rút hết quân về nước.

Với những dự báo chính xác, Bác Hồ đã chủ động chỉ đạo cách mạng, nắm bắt thời cơ, chớp thời cơ, đề ra đường lối có khả năng xoay chuyển được tình thế, đưa cách mạng tiến lên và giành thắng lợi vẻ vang.

__________________________

(1)Tạp chí Cộng sản, số 13 (5/2002) - Tr. 19

(2)Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, H. 1995, Tập 1, Tr. 87 - 90, 243 - 244

(3)Danh nhân Hồ Chí Minh, NXB Lao động, H. 2000, Tập 1, Tr. 187

(4), (5)Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, H. 1995, Tập 3, Tr. 211 - 212, 230, 505 - 506

(6), (7)Sđd, Tập 7, Tr. 314 - 319

(8)Tạp chí Cộng sản, số 13 (5/2002), tr. 21. Bản thảo bút tích in trong đặc san Nhân dân số ra ngày 30/4/1985. Bản gốc lưu tại Viện bảo tàng Hồ Chí Minh.

(9)Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, H. 1996, Tập 12, Tr. 194

(10)Sự nghiệp và tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Quân đội nhân dân, H. 1990, Tr. 224

Nguồn: Thông tin KH - CN Nghệ An, số 5/2005, trang 49 - 50

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.