Bắc Giang: Sáng chế độc của Chàng Nông dân thế hệ 8X
Sinh ra trong một gia đình thuần nông, không có điều kiện để học cao. Năm 18 tuổi anh Dũng lên phố huyện học nghề cơ khí . Lúc đó, anh chưa hề nghĩ mình sẽ gắn bó với nghề sản xuất cơ khí, sản xuất băng chuyền cát sỏi, dù quê anh nhiều người đã sử dụng băng chuyền này và đôi tay anh cũng một thời chai sạn bởi xúc cát, sỏi thuê.
Anh Dũng trăn trở làm thế nào để có một chiếc băng chuyền mà không cần phải người xúc, giảm sức lao động, giảm nhiên liệu…Anh bỏ ra hơn 1 năm trời nghiên cứu và hơn 20 triệu đồng để có được những bài học đúc kết từ mồ hôi, nước mắt. Cuối cùng, sự tìm tòi, sáng tạo và niềm say mê của anh đã được đền đáp: sáng chế của anh đã tương đối hoàn chỉnh, được khách hàng công nhận và đặt mua thường xuyên.
Với các bộ phận chính như môtơ, dây băng, con lăn, cầu bánh, hệ thống điều khiển chuyển động, chiếc máy chỉ cần một người điều khiển có thể dễ dàng múc, chuyền cát, sỏi lên ô tô và di chuyển trên địa hình thuận lợi hơn ô tô. Với công suất tương đương một chiếc máy xúc 130, (1 phút 1 khối đất, cát sỏi), tương đương 10 người xúc cát, sỏi cật lực trong cùng một thời gian. Máy tự xúc có khấu hao và bảo dưỡng ít hơn so với máy xúc, vì máy xúc thường xuyên phải thay gầu múc. Máy tự xúc cho hiệu quả kinh tế cao hơn bởi tiêu tốn, chỉ bằng 1/20 nhiên liệu so với máy xúc thông thường. Hiện nay, một chiếc máy xúc tự chế của anh Dũng có giá từ 70- 90 triệu đồng. Nhờ đáp ứng được yêu cầu của thị trường nên 3 năm qua đã có trên 115 máy xuất xưởng và hiện nay trung bình 1 tuần anh xuất xưởng một chiếc. Doanh thu mỗi năm đạt từ 3-4 tỷ đồng, đã tạo việc làm ổn định cho từ 7- 9 lao động, với mức lương trung bình từ 4- 5,5 triệu đồng/ người/ tháng. Hiện máy xúc do anh sáng chế đã có mặt ở hầu hắp các tỉnh, thành trong khu vực miền Bắc như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, cao Bằng, Hà Giang, Phú Thọ, Việt Trì, Tuyên Quang, Móng Cái…