Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 18/03/2025 10:28 (GMT+7)

Bắc Giang: Góp ý Đề án thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn

Ngày 17/3, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện: Dự thảo Đề án thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2025-2030.

tm-img-alt

Tham dự hội thảo cócácchuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý trong tỉnh.Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnhNgô Chí Vinh-Chủ trì hội thảo.

Tại hội thảo, các chuyên gia đã có nhiều ý kiến tư vấn, phản biện quan trọng nhằm hoàn thiện nội dung dự thảo Đề án: (i) Về tên đề án: Cần bao hàm nội dung "phân loại" rác thải, sửa thành "Đề án phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Bắc Giang giai đoạn 2025-2030"; làm rõ hơn sự cần thiết ban hành Đề án. (ii) Về căn cứ pháp lý: cần cập nhật nội dung các văn bản mới như Thông tư 35/2024/TT-BTNMT ban hành quy trình kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, Thông tư 36/2024/TT-BTNMT ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt. (iii) Về phạm vi, đối tượng của Đề án: bổ sung đối tượng các doanh nghiệp, hợp tác xã. (iv) Về số liệu: Cần rà soát, thống nhất các số liệu trong thuyết minh và phụ lục về công suất nhà máy xử lý rác, số lượng trạm trung chuyển, chi phí đầu tư. (v) Về đánh giá thực trạng công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh: Cần đánh giá đúng thực trạng, theo giai đoạn cụ thể, kết quả việc phân loại rác thải tại nguồn; nhóm rác thải phát sinh; chất lượng, phương tiện vận chuyển; kết quả xử lý rác thải, công nghệ xử lý rác thải; bổ sung thêm những hạn chế về quy hoạch, giải phóng mặt bằng, công tác phối hợp của các sở, ngành; làm rõ những hạn chế, khó khăn, vướng mắc để đề xuất giải pháp khắc phục. (vi) Về mục tiêu: xem xét tính khả thi của mục tiêu đến năm 2025, hoàn thành phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Nên đặt mục tiêu đến năm 2030; nhiệm vụ và giải pháp bám sát mục tiêu đặt ra. (vii) Về giải pháp: Tập trung các giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách;  giải pháp về quy hoạch, giải pháp phân loại rác thải tại nguồn, giải pháp về công nghệ xử lý rác thải, tự động hóa; giải pháp về thanh tra, kiểm tra, giám sát của nhà nước và cộng đồng; nghiên cứu hình thành khu chôn lấp rác hữu cơ, khu tập kết, xử lý tập trung, cung cấp đủ nguyên liệu cho các nhà máy xử lý rác... (viii) Về cơ chế tài chính: cần có chính sách đột phá, huy động các nguồn lực và sự hỗ trợ của nhà nước, khắc phục tình trạng thu không đủ chi.

Các chuyên gia đánh giá cao sự cần thiết của đề án trong bối cảnh lượng chất thải rắn sinh hoạt ngày càng tăng tại tỉnh Bắc Giang. Đồng thời, nhấn mạnh việc rà soát, cập nhật và điều chỉnh nội dung đề án để đảm bảo tính khả thi và phù hợp với thực tiễn. Hội thảo cũng đưa ra đề xuất cụ thể về cơ chế chính sách, công nghệ xử lý và giải pháp quản lý chất thải theo hướng bền vững. Sau hội thảo, các ý kiến đóng góp sẽ được Sở Nông nghiệp và Môi trường tổng hợp và trình UBND tỉnh Bắc Giang để xem xét, hoàn thiện dự thảo trước khi ban hành chính thức.

Xem Thêm

Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Đề xuất giải pháp triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao vùng ĐBSCL
Ngày 18/4, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Bạc Liêu (Liên hiệp hội) và Sở Khoa học Công nghệ tỉnh tổ chức Hội thảo: Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” - Những vấn đề đặt ra.
Nhiều ý kiến tâm huyết của các nhà khoa học gửi tới kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV
Tại hội thảo “Một số ý kiến của trí thức khoa học công nghệ gửi tới Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV” diễn ra sáng 9/4, các chuyên gia, nhà khoa học đã đóng góp nhiều ý kiến vào các nội dung quan trọng về kinh tế-xã hội, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW...
Xây dựng ngành năng lượng bền vững cần sự tham gia tích cực của đội ngũ trí thức và nhà khoa học
Để có thể xây dựng và phát triển ngành năng lượng và điện lực Việt Nam theo hướng bền vững, xanh, TS. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nhấn mạnh cần phải có sự tham gia tích cực của đội ngũ khoa học và trí thức trong công tác tư vấn và phản biện...

Tin mới

Thúc đẩy hoạt động đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN tại Việt Nam
Sáng ngày 29/4/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thúc đẩy công tác đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp tại Việt Nam”. Hội thảo do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và TS. Bùi Thanh Tùng, Chủ tịch Liên hiệp Hội thành phố Hải Phòng đồng chủ trì.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Phát huy sức mạnh trí tuệ và tâm huyết của trí thức KHCN trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị
Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - LHHVN) xác định phát huy trí tuệ, trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ trí thức là nhiệm vụ trung tâm, tạo động lực để khoa học công nghệ và chuyển đổi số trở thành lực lượng sản xuất chủ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
An Giang: 30 trí thức KH&CN tiêu biểu được tôn vinh 2025
Chiều ngày 28/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh An Giang, Hội đồng xét chọn trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiêu biểu tỉnh năm 2025 đã tổ chức phiên họp chính thức. Đây là lần thứ hai An Giang triển khai hoạt động xét chọn và tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu.
Quảng Ngãi: Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III đã tìm ra nhà vô địch
Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, chiều ngày 27/5, tại Nhà thi đấu IEC Quảng Ngãi, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025 đã tổ chức bế mạc, trao 16 giải thưởng cho các đội đoạt giải. Đội CFF đến từ trường THPT Lê Trung Đình đã xuất sắc giành giải Nhất chung cuộc.
Khởi động Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 năm 2025
Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.
Khai mạc Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III
Ngày 26/4, tại Quảng Ngãi, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi và Tỉnh đoàn tỉnh Quảng Ngãi tổ chức khai mạc và vòng loại Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025.
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.