Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 28/05/2014 19:53 (GMT+7)

Bắc Giang: Biến ý tưởng thành sản phẩm hữu dụng

Vải thiều ra quả trên thân cây

Biện pháp kỹ thuật này do anh Trần Văn Hành - Chủ tịch Hội Nông dân xã Giáp Sơn (Lục Ngạn) phát triển dựa trên cách khoanh vỏ truyền thống. Khoanh để vải thiều ra quả trên thân cây như chùm nho phải tách vỏ rộng gấp đôi (2mm). Thời điểm khoanh tốt nhất vào tháng 11 âm lịch trước tiết Đông chí. Vị trí khoanh, độ nông sâu của vết khoanh tuỳ  thuộc vào cây khoẻ hay yếu, tuổi cây, cấp cành (1, 2, 3, 4). Có tài liệu kỹ thuật gọi đây là biện pháp "khoanh cành câu”.

Với cách khoanh cành mới, cây ra quả rải đều trên thân từ thấp lên cao, thu hoạch rất dễ lại tiết kiệm được một nửa nhân lực, nhờ tập trung dinh dưỡng nên quả to đều, chùm quả không bị va đập khi mưa gió nên mã đẹp. Cành lá thưa thoáng giúp cây quang hợp tốt, khoẻ hơn, ít bị sâu bệnh. Khi phun thuốc thuận tiện, hiệu quả cũng cao hơn, giảm tới 30% chi phí và công phun. Anh Hành đã thành công trong hai vụ vải liên tiếp. Theo anh, biện pháp này có thể áp dụng trên diện rộng để tăng hiệu quả sản xuất.

Bình lọc khí biogas

 

  Nhóm tác giả trình bày sản phẩm bình lọc khí biogas trước hội đồng giám khảo.   

Tác giả của giải pháp là nhóm học sinh Trường THPT Chuyên Bắc Giang gồm: Nguyễn Hải Hưng, Bùi Phương Thảo, Trần Anh Đức dưới sự hỗ trợ của một số thầy cô giáo.

Bình lọc khí biogas có ưu điểm rẻ hơn 20 lần so với sản phẩm đã có trên thị trường, nguyên liệu dễ kiếm (tổng chi phí cho bộ lọc khoảng 200 nghìn đồng). Quan trọng nhất là người dân có thể tự chế được. Đầu tiên khí gas được dẫn qua bình trung hoà đựng nước vôi trong (dùng loại bình nhựa đựng nước lọc thông dụng) để loại bỏ hết các khí CH4, CO2, SO2, SO3, H2 nhờ các phản ứng hoá học.

Sau đó tiếp tục cho khí đi qua bình 2 ngăn. Ngăn 1 chứa các-bon hoạt tính để lọc H2S. Hai ngăn cách nhau bằng miếng vải dù. Khí được lọc ở ngăn 1 dẫn sang ngăn 2 chứa một ít sắt, gỗ vụn. Bằng cách làm này, khí H2S được loại bỏ triệt để, khí còn lại khô, sạch hơn được dẫn qua vòi đến bếp để đun nấu, nhờ đó xoong nồi có tuổi thọ cao hơn.

Lắp đặt thử ở một số hộ thuộc TP Bắc Giang, bình lọc khí biogas đều cho kết quả tốt. Giải pháp này góp phần bảo vệ sức khoẻ cho người sử dụng và môi trường, có khả năng ứng dụng rộng rãi cho các hộ chăn nuôi trong tỉnh, được đánh giá cao tại Cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh lần thứ IX.

Máy bón phân viên dúi

Công cụ bón phân viên dúi cho lúa.

Công cụ này gần giống máy sạ lúa song một số bộ phận được thay đổi và chế tạo thêm cho phù hợp với việc "gieo” phân. Ví dụ: Bầu đựng thóc được thay bằng bầu chứa phân viên có các lỗ gieo thiết kế phù hợp để viên phân lọt qua một cách dễ dàng, tạo mật độ đồng đều trên một đơn vị diện tích (24-26 viên/1m2) hay 10-12 kg/sào Bắc bộ.

 Máy có bộ phận tạo rãnh sâu 5-7 cm cho phân rơi xuống được lắp trên thanh gỗ ở phần gạt lấp vết chân, được kéo giữ bởi 1 dây cùng với tay kéo, khi kéo máy đi sẽ tạo thành các rãnh sâu 5-7 cm để phân rơi xuống rãnh. Bộ phận này làm nên tính độc đáo của máy bón phân viên dúi. Hiện chưa có công cụ nào tương tự. Việc bón phân chỉ mất 15 phút/sào Bắc bộ sau khi ruộng đã được cày bừa. Lúa sẽ được cấy hoặc ném khay trên diện tích đã bón phân đó.

Ngoài bón phân viên dúi, có thể dùng máy để bón phân đạm, lân, kali, phân đầu trâu cho lúa và cây trồng bằng cách gieo vùi xuống đất, giảm thất thoát. Công lao động và chi phí có thể giảm từ 470-500 nghìn đồng/sào Bắc bộ.

Chủ nhân sản phẩm là ông Nguyễn Đức Thành (Công ty cơ khí Tuyết Thành) - Tân Yên. Công ty đã bán ra thị trường hơn 4.000 chiếc máy bón phân viên dúi với giá hơn 1 triệu đồng/chiếc cho nông dân ở nhiều tỉnh, thành phố.

Máy bơm nước 212

Ông Nguyễn Văn Quang với máy bơm nước 212.

Là người thợ sửa xe máy và động cơ ở một vùng quê nghèo (xã Mỹ Thái, Lạng Giang), ông Nguyễn Văn Quang thấu hiểu nỗi khó khăn, vất vả của người nông dân mỗi khi cần bơm nước mà máy bơm bị hỏng. Trong khi đó, việc sửa chữa, khắc phục hư hỏng cho các máy bơm do bà con mua trên thị trường về thường tốn kém, mất công.

Từ những chiếc xe máy cũ nát thu mua được, ông tháo gỡ phụ tùng phục vụ sửa chữa xe máy, một phần bán phế liệu, một số động cơ còn tốt, ông mày mò chế tạo thành công động cơ máy bơm nước. Loại máy này gọn nhẹ, có thể mang vác, di chuyển dễ dàng trên đồng ruộng (15 kg cả máy và bình xăng đầy), tiêu hao nhiên liệu chưa bằng một nửa so với một số loại máy ngoại nhập.

Độ bền của máy cao hơn nhờ tính năng kỹ thuật và bản chất động cơ xe máy ít hỏng vặt, dễ sửa chữa vì phụ tùng xe máy thông dụng. Tuổi thọ động cơ và thời gian làm việc liên tục kéo dài hơn nhờ có hệ thống dầu bôi trơn và làm mát bằng nước. Công suất mạnh, có thể đẩy được nước lên độ cao hơn 10 mét theo phương thẳng đứng.

Trong vòng một năm sau khi ra đời, ông Quang đã bán được hàng trăm chiếc máy bơm nước 212. Ngoài Bắc Giang và một số tỉnh, thành phố phía Bắc như Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hải Phòng, loại máy này hiện đã có mặt tại các tỉnh Tây Nguyên dùng bơm tưới cà phê, hồ tiêu và nhiều cây trồng khác.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…