Bà Tiến sĩ và giải thưởng ''Thành tựu trọn đời''
Giải "Thành tựu trọn đời" năm nay vừa được OSV trao tại TP Hồ Chí Minh vào ngày 29-5. Tuy không có giá trị vật chất nhưng giải là sự tưởng thưởng về tinh thần, sự công nhận của đồng nghiệp y khoaquốc tế về quá trình đóng góp cho y tế cộng đồng, sự hợp tác bền bỉ với OSV. Theo một đại diện của OSV, bà Hoài Phương là một trong ba người trên toàn thế giới được nhận giải này năm nay.Một tuần trước ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6, bà Hoài Phương còn đang tất bật tại Vũng Tàu với sứ mệnh "đem lại nụ cười cho những thiên thần bị khiếm khuyết trên cơ thể". Đã có 128 trẻ nghèo bị dị tậtđược mổ trong đợt này.
Trong một tuần đi cùng tổ chức OSV, trung bình bà hoàn thành hơn 50 ca phẫu thuật chỉnh hình miễn phí cho những trẻ bị sứt môi, khe hở vòm miệng, u hoặc sẹo bỏng. Bà còn giữ vai trò trưởng đoàn phẫuthuật trong những chuyến công tác của OSV không chỉ tại Việt Nam, mà còn ở Kenya, Philippines và Brazil...
Dù đóng góp nhiều công sức, thời gian, năng lực cho hoạt động của OSV nhưng bà vẫn tự nhận mình "được" nhiều hơn "cho". Bà tâm sự "Mỗi lần đi công tác cùng OSV, tôi lại học thêm được điều gì đó. Tôicó cơ hội cộng tác, trao đổi nghiệp vụ, nâng cao tay nghề với các giáo sư, bác sĩ khác. Bên cạnh đó, tôi cũng thỏa nguyện vì giúp được những người, những nơi cần tôi".
Tham gia với OSV, bà Phương không chỉ là phẫu thuật viên mà còn góp phần đào tạo, huấn luyện các y bác sĩ địa phương ở Việt Nam và các nước. Bà được các đồng nghiệp quốc tế tín nhiệm một phần vì saukhi tốt nghiệp y khoa tại Việt Nam, đã nhận học bổng một năm tại Mỹ, tiếp đó là hai năm tại Canada. Bà cũng đã tham gia những chuyến phẫu thuật thiện nguyện từ 20 năm qua. Hiện nay, Tiến sĩ Phươnghợp tác với OSV ít nhất 6-7 chuyến phẫu thuật/năm.
Được biết, những năm gần đây, OSV đã gửi nhiều phái đoàn công tác y khoa tới nhiều nơi ở Việt Nam để chữa trị cho khoảng 1.000 trẻ em/năm. Năm 2004, tổ chức này dự tính chữa trị khoảng 2.000 trẻ tạiTP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vũng Tàu, Đồng Tháp và Bình Phước.
Giờ đây, công việc phẫu thuật cùng OSV đã được bà Phương miêu tả với những con số ấn tượng: "25 phút để hoàn tất một ca cho một đứa trẻ nhỏ tuổi, thêm 5 phút cho bệnh nhân lớn tuổi hơn. Các cháu bénày thường cần khoảng 50 phút trong phòng hồi phục, có thể uống nước sau 2-3 giờ, sau đó là sữa, và một ngày sau đã ăn được thức ăn mềm. Khi bắt đầu một ngày phẫu thuật, bà Phương thường chọn "khởiđộng" với ca bệnh nhân nhỏ tuổi nhất, vì "đứa nhỏ khỏi phải đợi quá lâu mà không được ăn uống".
Bà tâm sự "Tôi có một giấc mơ là xây dựng một trung tâm chăm sóc bệnh nhân hậu phẫu. Nơi đó, tôi có thể nhìn thấy nụ cười tươi tắn của bệnh nhân sau ca phẫu thuật mỗi ngày".
Có thể một ngày gần đây, giấc mơ đó sẽ thành hiện thực. OSV đã lên kế hoạch xây dựng ba trung tâm chăm sóc bệnh nhân tại Việt Nam, trung tâm đầu tiên được xây tại Đà Nẵng.
"Tôi cảm thấy mình thật sự may mắn và hạnh phúc. Tôi đã có nhiều cơ hội làm việc, tác nghiệp cùng những người làm nghề y đầy nhiệt huyết, tâm nguyện hướng về cộng đồng. Chúng tôi đã cùng đem lại hạnhphúc cho những đứa trẻ và phụ huynh của chúng.
Tôi thuộc loại người sẵn sàng làm những gì cần phải làm, với những việc tự thấy mình có thể làm được thì không thể từ chối. Hơn nữa, bên ngoài công việc, tôi còn là một bà mẹ của hai đứa con gái đangtuổi vị thành niên. Tôi hiểu những cảm giác, kỳ vọng của những người làm cha mẹ khi nghĩ về con cái.
Chính sự đồng cảm đó là động lực để tôi sẵn lòng rời thành phố đi về những nơi xa cùng OSV - nơi có những đứa trẻ nghèo khó bị khuyết tật ở môi, đang hy vọng về một sự "đổi đời". Những đứa trẻ ấy cólúc đã khiến tôi bật khóc, vì chúng ngọng nghịu gọi tôi là "mẹ" và nói tôi đã cho chúng cuộc sống thứ hai.
Và, tôi cũng không thể quên những bà mẹ của chúng đã vỡ òa niềm vui khi biết con mình từ nay sẽ không còn mặc cảm khi đứng trước gương, khi đến lớp cùng bạn bè...".
Nguồn: www.nhandan.com.vn ngày 10/6/2004
-----Giải thưởng “Thành tựu trọn đời” do tổ chức quốc tế Operation Smile khởi xướng và thực hiện tại 26 quốc gia. Theo đó, mỗi năm sẽ bình bầu một nhân vật hoạt động trong lĩnh vực y tế hoặc xã hội, cónhững đóng góp đáng kể cho chương trình phẫu thuật đem lại nụ cười cho trẻ em khuyết tật sứt môi hở hàm ếch trên toàn thế giới.
Năm nay, giải thưởng được trao cho TS Lâm Hoài Phương - Trưởng khoa Phẫu thuật hàm mặt của Viện Răng Hàm Mặt TƯ với thành tích tình nguyện tham gia hơn 50% các cuộc phẫu thuật, công tác từ thiện màOperation Smile tổ chức. TS Hoài Phương là người Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng này.