Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 26/05/2005 15:52 (GMT+7)

“Bà Chúa” nấm linh chi

Cho đến nay PGS.TS Nguyễn Thị Chính đã dành trọn hơn 30 năm của đời mình cho những cây nấm nhỏ bé. Bà là một trong những người tiên phong trong việc nghiên cứu trồng nấm ở nước ta và vinh dự được nhận bằng phát minh sáng chế về công nghệ sản xuất nấm trên nguyên liệu không thanh trùng do nước ngoài trao tặng.

Điều đặc biệt ở nhà khoa học nữ này vừa nghiên cứu khoa học, vừa ứng dụng vào thực tế tạo ra sản phẩm nấm ăn và nấm dược liệu có tác dụng hỗ trợ chữa nhiều bệnh hiểm nghèo…


Hành trình cùng cây nấm


“Ở Tiệp Khắc và các nước châu Âu, người nông dân sử dụng các chất thải nông nghiệp để sản xuất nấm với qui mô lớn và rất hiệu quả, còn ở Việt Nam thì có quá nhiều những chất thải này nhưng chẳng ai dùng vào việc gì” - TS Chính kể lại với nụ cười vui, khi được hỏi lý do chọn nấm để nghiên cứu.


Trong mười năm học tập và nghiên cứu sinh ở Tiệp Khắc, bà đã say sưa nghiên cứu, tìm hiểu về cây nấm. Năm 1986, bà vinh dự nhận bằng sáng chế do Tiệp Khắc trao cho với công trình nghiên cứu “Sản xuất nấm sò bằng công nghệ lên men vi sinh không thanh trùng”. Kết quả nghiên cứu được áp dụng thành công ở các cơ sở trồng nấm Tiệp Khắc, lúc đó cho năng suất tăng lên gấp đôi.


Đầu năm 1987, bà bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ với đề tài “Vi sinh vật trong công nghệ sản xuất nấm”. “Có rất nhiều lời mời hấp dẫn ở lại làm việc cho họ, nhưng tôi nghĩ cần phải đưa những gì đã nghiên cứu, đã học được về phục vụ cho đất nước, cho người dân của mình”, bà tâm sự.


PGS.TS Nguyễn Thị Chính sinh năm 1947. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Giải Ba Giải thưởng Sáng tạo KHCN Việt Nam năm 2002.Hai bằng Lao động sáng tạo của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam. Huy chương “Vì sự nghiệp giáo dục”. Huy chương “Vì sự nghiệp khoa học công nghệ”.

Về nước, bà bắt tay ngay vào việc triển khai ứng dụng công nghệ sản xuất nấm. Công việc quả là không dễ dàng, bởi lúc đó công nghệ sản xuất nấm ở nước ta còn quá xa lạ. Nhiều người chưa biết đến nấm như một món ăn, thị trường tiêu thụ thì không có. Rồi những khó khăn về phòng thí nghiệm và nơi nhân giống. Căn nhà 16m 2của bà với 5 nhân khẩu đã trở thành phòng thí nghiệm và nơi trồng thử nấm. Lúc đó bà chỉ có niềm say mê khoa học, muốn ứng dụng những gì mình đã học được chứ chưa nghĩ tới việc làm giàu từ nấm. Sau một thời gian thử nghiệm ở nhà, PGS.TS Nguyễn Thị Chính chính thức đưa cây nấm đi trồng thử ở nhiều nơi. Đầu tiên là trồng ở khu nhà ăn của trường ĐH Kinh tế Quốc dân vì nhà ăn của trường lúc đó nuôi lợn. Họ thì muốn xử lý chất thải gây ô nhiễm, còn bà lại muốn trồng nấm mở trên phân lợn với rơm. Khi việc trồng thử một số loại nấm đã thành công, bà lại tiếp tục hành trình đưa nấm về các vùng nông thôn, trực tiếp hướng dẫn nông dân và nhiều chủ trang trại cách trồng nấm trên các loại chất thải nông, lâm nghiệp có sẵn.


Công nghệ sản xuất nấm sò trên nguyên liệu rơm rạ không thanh trùng của bà đã mở ra hướng sản xuất lớn cho các cơ sở, trang trại trồng nấm vì nó đơn giản, dễ làm, năng suất lại cao, đạt từ 80-100% quả thể so với nguyên liệu khô. Hiện nay loại nấm này đang được triển khai ở nhiều vùng trong nước như: Sơn La, Lai Châu, Thái Bình, Hà Tây, Nghệ An, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Vĩnh Long v.v. Ở nhiều nơi, người dân thực sự làm giàu bằng công nghệ sản xuất nấm ăn của bà.


Từ phòng thí nghiệm gia đình đến “bà chúa” nấm linh chi


PGS.TS Nguyễn Thị Chính hiện là thành viên Ban chủ nhiệm CLB nữ khoa học Hà Nội. Giảng viên chính bộ môn Vi sinh, khoa sinh học trường ĐH KHTN (ĐH Quốc Gia Hà Nội). Thành viên mạng lưới nấm quốc tế. Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu nấm dược liệu Việt Nam - Hàn Quốc theo Nghị định thư liên Chính phủ. Giám đốc Trung tâm sản xuất và ứng dụng các sản phẩm từ nấm và vi khuẩn.

Sau thành công ở các chủng loại nấm ăn, PGS.TS Nguyễn Thị Chính lại đi sâu vào nghiên cứu các loại nấm dược liệu, đặc biệt công nghệ nuôi trồng quả thể sinh khối linh chi. Bà nói: “Một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… rất chú trọng việc nghiên cứu và ứng dụng các loại nấm dược liệu. Các chủng nấm như: nấm linh chi, vân chi, nấm đầu khỉ, đồng tiền…qua nghiên cứu họ đã chứng minh, có khả năng trong việc hỗ trợ chữa một số bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan B, đặc biệt bệnh ung thư”.


Với công nghệ sản xuất nấm linh chi sinh khối, bà là người đầu tiên ở nước ta sản xuất thành công sinh khối linh chi dạng sợi và được nhận Giải thưởng Sáng tạo KHCN Việt Nam năm 2002. So với loại nấm linh chi trên thị trường hiện nay (chủ yếu dạng quả thể), thì nấm linh chi do PGS.TS Nguyễn Thị Chính sản xuất là dạng sợi.


Loại nấm này có những thành phần quan trọng như: protein, lipit, đường, vitamin, nguyên khoáng, đặc biệt thành phần polysacharid (chính thành phần này đã được các tác giả trên thế giới khẳng định có hoạt tính chống u).


Trong những năm qua, bà đã kết hợp với các bệnh viện K, Giao thông Vận tải, Xanh-pôn Hà Nội tiến hành thử nghiệm loại nấm này cho rất nhiều bệnh nhân.


Rất nhiều bệnh nhân viêm gan B qua thời gian sử dụng sinh khối linh chi của bà đã thấy cótác dụng rõ rệt, tỷ lệ men gan giảm, tình trạng sức khoẻ tốt. Như trường hợp của anh Nguyễn Huy T (38 tuổi), xét nghiệm ban đầu ở khoa sinh hoá-BV Bạch Mai (tháng 7/2003) có lượng mỡ máu cao, HBsAgdương tính, sau 1 tháng sử dụng sinh khối linh chi, xét nghiệm lại cho thấy âm tính, còn lượng mỡ máu giảm rõ rệt.


Đặc biệt có trường hợp của anh V, giáo viên ở Hà Nội mà tôi được trực tiếp “kiểm chứng”. Năm 2003, bệnh viện K kết luận anh bị bệnh ung thư phổi, với khối u 9 cm. Sau 35 ngày chạy hoá chất, anh V quyết định chuyển sang Đông y. Qua người quen giới thiệu anh tìm đến PGS.TS Nguyễn Thị Chính và dùng thử sinh khối linh chi. Đến tháng 5/2004, anh V đi xét nghiệm lại thì kết quả là khối u không còn, tình trạng sức khoẻ tốt, không còn sụt cân như trước.

Theo đánh giá của BS Nguyễn Đức Hiền - Chủ nhiệm khoa Hồi sức cấp cứu BV Xanh-pôn: “Nấm linh chi không thay thế thuốc được, nhưng có tác dụng hỗ trợ trong việc chữa một số bệnh.

Qua thử nghiệm ở một số bệnh nhân cho thấy sinh khối linh chi mà PGS-TS Nguyễn Thị Chính đang nghiên cứu có một số tác dụng như điều hoà hệ miễn dịch cơ thể, chống lão hoá, hỗ trợ trong việc chữa trị bệnh gan, đặc biệt viêm gan nhiễm độc, chuyển hoá mỡ cao, bệnh cao huyết áp…

Chúng tôi đã có tổng kết đánh giá vấn đề này trong công trình nghiên cứu cấp Nhà nước của PGS-TS Nguyễn Thị Chính. Đề tài đã được nghiệm thu và đạt Xuất sắc”.

Còn theo báo cáo ban đầu của đề tài nhánh “Sử dụng sinh khối linh chi cho bệnh nhân ung thư gan nguyên phát giai đoạn muộn” được thực hiện tại bệnh viện K, kết quả nghiên cứu sử dụng nấm linh chi sinh khối trên 39 bệnh nhân cho thấy: Tác dụng giảm đau đạt 82,8% trường hợp.

Có 86,2% trường hợp cải thiện tình trạng ăn. Về thời gian sống thêm của bệnh nhân: Có 1 bệnh nhân sống đến thời điểm 21 tháng, 2 bệnh nhân sống trên 12 tháng, 11 bệnh nhân sống trên 6 tháng, 29 bệnh nhân sống trên 3 tháng.


Nguyễn Tú

Nguồn: http://www.tienphongonline.com.vn 11/04/2005

Xem Thêm

An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.
GS. Nguyễn Hữu Tăng trọn đời vì khoa học, nặng lòng vì đất nước
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Hữu Tăng, nguyên Phó Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, một nhà vật lý lý thuyết hàng đầu, một nhà quản lý khoa học tâm huyết đã từ trần vào rạng sáng ngày 22/6/2025, hưởng thọ 89 tuổi. Sự ra đi của ông để lại niềm tiếc thương vô hạn cho giới khoa học và các thế hệ học trò, đồng nghiệp.
Huỳnh Thúc Kháng: Ngòi bút sắc hơn trăm vạn quân
Được biết đến là một chí sĩ yêu nước, một nhà cách mạng và một chính khách đức độ, di sản rực rỡ và truyền cảm hứng bậc nhất của cụ Huỳnh Thúc Kháng còn ở sự nghiệp báo chí nơi ngòi bút được mài sắc thành vũ khí đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc. Tên Huỳnh Thúc Kháng cũng được đặt cho trường dạy viết báo đầu tiên ở nước ta.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.