Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 11/02/2006 16:12 (GMT+7)

Anh nông dân Tây nguyên giàu sáng kiến

Hiệu quả từ các sáng kiến này đang thu hút khách thập phương tìm đến học hỏi kinh nghiệm.

Trong khốn khó ló... sáng kiến

Thời bao cấp, anh là giáo viên Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai, nhưng vì nhiều lý do nên quyết định bỏ ngang để chuyển về đầu tư mở cửa hàng xay xát hàng nông sản. Tưởng như cái nghề “bụi bặm” này sẽ cho anh thu nhập cao nhưng thực ra nó chỉ tồn tại được khoảng 5 năm thì “bão hòa”.

Cuối cùng, anh phải chọn cái nghề “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Dấn thân vào nghiệp “chân lấm, tay bùn”, anh thấu hiểu sự cơ cực của người nông dân khi bỏ ra nhiều công sức, đầu tư nhiều tiền của cho các đám rẫy nhưng đôi khi vẫn không tránh khỏi những mùa vụ thất bát, nợ nần chất chồng. Thực tế ấy khiến nhiều hộ dân đành phải bỏ rẫy hoang; chặt bỏ gốc cà phê thay thế cây trồng khác hoặc chỉ chăm sóc cầm chừng để giữ lại vườn cây để chờ... “thiên thời”.

7 ha cà phê của anh Vũ Văn Tam Lang (93 Phan Đình Phùng, TP Pleiku - Gia Lai) cũng không đứng ngoài vòng xoáy trên nên mỗi năm chỉ thu được khoảng vài chục triệu đồng (lấy công làm lãi). Số tiền này giống như “hạt muối bỏ biển” khi anh tái đầu tư cho sản xuất vụ tới: tiền mua phân bón, thuốc; thuê công làm cỏ, đào hố, banh bồn...

Đã có lần, anh Lang bất lực và đứng nhìn đám rẫy của mình biến thành đám rừng hoang với những loại dây leo chằng chịt, chuột bọ, chim chóc rủ nhau về làm tổ...

Không chịu bó tay, anh khăn gói sang tận Đác Lắc tìm hiểu kinh nghiệm ghép cà phê, rồi trở về tiếp tục vay vốn... thuê máy móc ủi bật những gốc cây dại để trồng mới cà phê lại từ đầu. Kiên trì vậy, nhưng giá cà phê ngày càng tụt giảm mạnh, nợ nần cứ phình to...

Trăn trở duy nhất của anh lúc này là làm sao để giảm bớt được số ngày công thuê mướn lao động, nhưng vẫn phải đảm bảo được năng suất vườn cà phê. Và sáng tạo cải tiến máy cày tay thành máy banh bồn, ép xanh gốc cà phê đã được ra đời.

Banh bồn, ép xanh là một công đoạn quan trọng nhất của những người trồng cà phê - nó quyết định đến 50% năng suất trong mùa vụ tới. Kể từ khi đưa máy vào sử dụng trên những đám rẫy của mình thấy hiệu quả vượt ra ngoài sức tưởng tượng, anh Lang đã đem máy đi giúp đỡ (miễn phí) cho các hộ dân quanh vùng...

Trong những năm trước đây, cứ vào đầu mùa mưa, những người nông dân trồng cà phê đều phải sử dụng tối đa lao động (thuê mướn hàng chục lao động/ha) dùng cuốc đào những hố có chiều sâu và rộng (20cmx20cm) rồi ép xanh (chôn các loại cây cỏ rác, cành, lá cà phê...) nhằm tạo độ tơi xốp cho đất, giữ độ ẩm trong mùa khô và phòng chống dịch bệnh...

Khi dùng máy cải tiến của anh Lang, chỉ cần 1 hoặc 2 lao động là có thể dễ dàng len lỏi trong các lô cà phê đào được những vệt dài (banh bồn theo ý muốn tùy thích), với độ sâu, chiều rộng hố trung bình đạt 40cmx40cm (1 người nông dân có thể dễ dàng dùng máy cải tiến vừa xới đất, vừa banh bồn được ít nhất là 1 ha/ngày).

Trước đây, mỗi héc ta cà phê, người nông dân phải tốn kém hàng trăm ngày công (tổng chi phí hết khoảng 5 triệu đồng/ha), nhưng áp dụng phương pháp cải tiến của anh Lang thì chỉ tốn 240.000 đồng tiền công + 60.000 đồng tiền xăng dầu = 300.000 đồng/ha (giảm hơn 16 lần/ha).

Bằng phương pháp mới này anh Lang đã giảm chi phí cho đám rẫy (7 ha) của gia đình mình được hơn 30 triệu đồng/năm. Anh cho biết: “Dùng phương pháp này sẽ hạn chế tối đa việc bón phân chuồng, giữ được độ ẩm cho cây trong mùa khô, tận dụng hết được các loại phế phẩm (lá và cành cà phê), ngăn ngừa dịch bệnh, làm tơi xốp đất... nên cây cà phê phát triển mạnh, tán rộng, năng suất đạt 20-40 kg quả/gốc.

Trước đây, tôi thường xuyên thuê khoảng 40 lao động làm trong rẫy nhưng bây giờ khi áp dụng phương pháp mới này thì chỉ thuê 4 lao động...”.

“Thầy lang” bất đắc dĩ

Không những thế, anh Lang còn là người đầu tiên trên địa bàn Tây Nguyên nghiên cứu thành công việc tìm ra phương pháp chữa khỏi bệnh cho cây tiêu bị nhiễm bệnh tuyến trùng rễ (cây bị vàng lá) - đây là loại bệnh mà các cơ quan chức năng chưa tìm ra biện pháp chữa trị (trong những năm qua, dịch bệnh này đã xóa sổ hàng trăm héc ta tiêu trên địa bàn huyện Chư Prông, TP Pleiku, huyện Chư Sê...).

Khó chữa vì bệnh nằm trong bộ rễ của cây hồ tiêu và mức độ lây lan rất nhanh. Khi cây tiêu lâm bệnh, dây tiêu sẽ chết lụi dần. Vườn tiêu của gia đình anh Lang có hơn 2.000 trụ, nhưngï bỗng nhiên khi cây bò lên được nửa thân trụ thì lá bắt đầu chuyển sang màu vàng, rồi rụng quả, rụng đốt (trụ bị nặng nhất là lá và quả tiêu đã rụng hết, cây héo teo tóp - cây tiêu đã chết hơn 90%). Trước nguy cơ trắng tay, anh Lang đi “vái” tứ phương, kể cả đi gõ cửa các cơ quan chức năng cầu cứu... nhưng tất cả chỉ nhận được những cái lắc đầu ngao ngán. Không chịu bó tay, anh nhanh chóng quay trở về và cần mẫn với từng gốc tiêu để tìm cách chữa bệnh với những tia hy vọng cuối cùng.

Giữa lúc khốn cùng, một “phát minh” đã lóe sáng trong đầu anh. Đó là việc áp dụng phương pháp dùng nước dẫn thuốc vào trong bộ rễ của mỗi cây, để diệt hết tuyến trùng. Đặc biệt khi dùng phương pháp này, người nông dân không phải đào gốc cây tiêu lên (vì điều kỵ nhất của cây tiêu khi đang nhiễm bệnh là không được làm thương tổn bộ rễ).

Với phương pháp này, chỉ hai tuần sau vườn tiêu của anh đã có những chuyển biến rõ rệt: lá cây dần xanh trở lại, các đốt cành không rụng nữa và xuất hiện những chồi non mới...

Đến nay, nhiều cây hồi phục nhanh đã cho trái trĩu cành. Để tìm hiểu rõ về chuyện này chúng tôi đã liên lạc với anh Nguyễn Quý - Cán bộ kỹ thuật Phòng kinh tế huyện Chư Sê - nơi được xem là vựa tiêu của Tây Nguyên (3.000 ha) và là địa phương duy nhất của cả nước vừa công bố việc xây dựng xong thương hiệu tiêu Chư Sê (10-2005).

Anh Quý cho biết: “Đến nay các cơ quan chức năng chưa tìm ra phương pháp chữa bệnh khi cây tiêu bị nhiễm bệnh tuyến trùng rễ mà hiện chỉ dùng phương pháp đề phòng và ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Hiện nay, trên địa bàn huyện Chư Sê loại dịch bệnh này vẫn đang hoành hành, số lượng tiêu bị chết đã chiếm khoảng 15% tổng diện tích (nhiều nhất là ở xã Ia Blang)... Chúng tôi vừa nghe nói có ông Lang ở TP Pleiku đã tìm ra biện pháp chữa khỏi bệnh cho cây tiêu rất hiệu quả nên trong thời gian tới sẽ đưa cán bộ đến nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm...”.

Đặc biệt, cũng trong lúc cây tiêu đang bị nhiễm bệnh vàng lá nói trên, anh Lang trở thành “kỹ sư” đầu tiên nghĩ ra một phương án đối phó mới: đó là ghép cây hồ tiêu lên cây trầu không. Với một suy nghĩ rất “nông dân” là: cây trầu không cùng loài với cây tiêu, rễ cây trầu cay nồng nên khó có khả năng mắc chứng bệnh tuyến trùng rễ... Và hiện nay, hơn 1.000 gốc cây tiêu ghép trên gốc trầu không của ông “kỹ sư” Lang đang phát triển rất mạnh, không thấy xuất hiện dịch bệnh...

Hoa thơm mọi người cùng hưởng

Thông tin về thầy Lang cứ vậy được truyền miệng giữa các nông dân với nhau vì đối với họ giữa lúc làm nông nghiệp khó khăn như hiện nay mà kiếm thêm được 1.000 đồng đã là quý lắm rồi. Và với hiệu quả từ những sáng kiến trên, không nhớ từ lúc nào anh Lang đã trở thành một “khuyến nông viên” thực thụ khi trình bày kinh nghiệm cho những nông dân khác. Tuy rất bận rộn với công việc nương rẫy, nhưng tất cả những yêu cầu của các “học viên” đều được anh chỉ bảo tận tình và hoàn toàn miễn phí.

Hôm nay, các “thượng đế” đến với anh ngày càng nhiều và đã vượt ra khỏi địa bàn tỉnh. Biết tin, lãnh đạo Binh đoàn 15 (Bộ Quốc phòng) - đơn vị có hàng ngàn héc ta cà phê tại Gia Lai đã phái hàng chục cán bộ kỹ thuật tìm đến khảo sát thực tế và học hỏi kinh nghiệm; lượng khách thập phương từ Quảng Ninh, Quảng Trị, Đắc Lắc... nghe nói cũng đã viết thư, điện thoại... đến để chúc mừng, làm quen và hẹn anh khi nào rảnh sẽ đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm...

Anh Lang ngày càng trở nên bận rộn, nhưng bù lại anh đang có thêm những niềm vui mới: “Hiện nay, tôi sẵn sàng chuyển giao miễn phí những kinh nghiệm và sáng kiến này của mình cho những ai có nhu cầu với mong muốn duy nhất là: giúp nông dân giảm bớt nỗi vất vả một nắng hai sương cũng như những mối nguy thường xuyên đe dọa nguồn thu nhập của họ”.

Nguồn: Sài Gòn giải phóng; nhandan.com.vn 8/2/2006

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.