Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 13/09/2005 15:18 (GMT+7)

Ánh nắng tới Trái đất đang dần ít đi

Ảnh hưởng này lần đầu tiên được Gery Stanhill, nhà khoa học người Anh làm việc tại Israel , đề cập tới. Khi so sánh bản theo dõi lượng ánh sáng mặt trời tại Israel từ những năm 1950 với hiện nay, Stanhill đã rất ngạc nhiên khi thấy bức xạ nhiệt Mặt trời giảm mạnh, gần 22%. Ông tiếp tục nghiên cứu số liệu từ khắp nơi trên thế giới, và kết quả không khác là bao. Ở Mỹ, lượng ánh sáng Mặt trời giảm 10%, ở một phần Liên Xô cũ là 30%, và ở Anh là gần 16%. Mặc dù ảnh hưởng này ở mỗi nơi có khác nhau đôi chút, lượng suy giảm trung bình là 1-2% trên toàn cầu trong mỗi thập kỷ từ những năm 1950 đến những năm 1990.

Stanhill gọi hiện tượng này là sự tối dần đi của Trái đất. Khi được công bố vào năm 2001, nghiên cứu của ông đã gặp phải những phản ứng nghi ngờ từ nhiều nhà khoa học khác. Mãi đến gần đây, khi kết luận của ông được kiểm chứng bởi một số nhà khoa học Úc, các nhà khí hậu học mới bắt đầu chú ý tới hiện tượng tối dần đi của Trái đất. Nguyên nhân gây ra hiện tượng tối dần đi là ô nhiễm không khí. Than, dầu và củi không chỉ tạo ra khí CO 2 không màu(nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính khiến Trái đất nóng lên) mà còn gây ra những mẩu xỉ, bụi, hợp chất sulphua và các chất ô nhiễm khác lơ lửng trong không khí. Khí ô nhiễm phản xạ ánh sáng Mặt trời vào không gian, ngăn không cho chúng tiếp xúc với bề mặt Trái đất. Đồng thời, ô nhiễm cũng làm biến đổi đặc tính quang học của các đám mây. Vì các chất lơ lửng trong không gian là tác nhân giúp hình thành các giọt nước tạo mây, những đám mây ô nhiễm chứa lượng hạt mây nhiều hơn bình thường, do vậy làm tăng khả năng phản xạ ánh sáng Mặt trời trở lại không gian.

Các nhà khoa học lo lắng rằng Trái đất tối dần đi, cùng với việc đại dương không được tiếp nhận đầy đủ ánh sáng mặt trời, sẽ làm rối loạn hình thái mưa của thế giới. Họ cho rằng hiện tượng tối dần đi có thể là nguyên nhân của những đợt hạn hán vùng cận sa mạc Saharacủa châu Phi khiến hàng trăm, hàng nghìn người chết từ những năm 1970-1980. Và đáng lo ngại là điều tương tự có khả năng xảy ra với châu Á, nơi có ½ dân số  thế giới. GS Veerhabhadran Ramanathan, một trong những nhà khí hậu học hàng đầu thế giới, phát biểu: “Điều tôi lo ngại nhất là hiện tượng tối dần đi đang ảnh hưởng  nghiêm trọng tới gió mùa châu Á, đồng nghĩa với cuộc sống của hàng tỷ con người”.

Nguồn: vista.gov.vn   14/3/2005

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

Tiền Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động năm 2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Văn Trọng tham dự hội nghị.
Gia Lai: Liên hiệp hội tổng kết năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Ayun H’But, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể của tỉnh.