Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 17/08/2005 15:52 (GMT+7)

Anh kỹ sư Bưu điện và những phần mềm miễn phí

Sinh năm 1972 ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, tuổi thơ của Trần Phượng Tường Như gắn liền với những năm tháng khốc liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đây là vùng đất đai rất màu mỡ, khí hậu ôn hòa, dồi dào nông sản và thủy sản nhất khu vực miền Tây Nam Bộ. Có lẽ chính vùng cù lao sông nước hữu tình với những vườn cây trái quanh năm xum xuê đã tạo nên những con người hiền hòa, hăng say lao động sáng tạo. Và có lẽ chính sự trong lành, mát ngọt của vùng quê ấy cộng thêm sự “căng thẳng” trong công việc đã làm cho anh thêm yêu thích cây đàn guitar và những bản nhạc cổ điển trữ tình, sâu lắng.

Con đường đến với Bưu điện

Vài nét về Easy NetPC

Easy NetPC đã đoạt giải Thực tiễn Việt Nam của cuộc thi Trí tuệ Việt Nam năm 2002, năm 2003 đoạt tiếp giải khuyến khích "Giải thưởng sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam-VIFOTEC 2003", Tường Như được nhận huy chương tuổi trẻ sáng tạo của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bằng lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.

Tường Như tốt nghiệp lớp Kỹ sư Tin học tại trường Đại học Cần Thơ năm 1996. Từ năm 1997, anh lập nghiệp ở Đồng Tháp. Anh bắt đầu sự nghiệp của mình bằng nghề giáo tại Trung Tâm Ngoại ngữ Tin học thuộc Sở GDĐT Đồng Tháp. Lúc đó, anh giảng dạy chứng chỉ A, B tin học; cài đặt và quản trị mạng cho các trường học trong tỉnh. Sau 4 năm ở Trung tâm, từ tháng  4/2002 đến nay, anh làm việc tại Phòng Tin học – Bưu điện tỉnh Đồng Tháp. Hiện nay, anh quản lý và phát triển các hệ thống truy cập Internet công cộng trong tỉnh; đào tạo, tập huấn Tin học và Internet cho cán bộ trong ngành và ngoài ngành ở các khóa Internet miễn phí do bưu điện tổ chức; lập trình ứng dụng, quản trị mạng.


Tháng 4/2002, anh hoàn thành phần mềm Easy NetPC - cài đặt và quản trị mạng máy tính không đĩa cứng. Phần mềm này đã phổ biến miễn phí trong ngành Bưu điện và Giáo dục (hơn 1.300 máy tính sử dụng) tiết kiệm được hơn 1 tỷ đồng. Phần mềm hiện đang được sử dụng tại bưu điện và các trường học tại 5 tỉnh, thành phía Nam bao gồm: Đồng Tháp, Long An, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Bà Trần Thị Thái, nguyên Phó Giám đốc Bưu điện tỉnh Đồng Tháp nhận xét về phần mềm này: ‘’Về mặt kỹ thuật, mạng cài đặt nhanh chóng và dễ quản trị, việc cập nhật phần mềm mới cho hệ toàn mạng nhanh và đơn giản. Mạng chạy ổn định và có độ tin cậy cao, ít hư hỏng phần mềm và nếu có cũng được khắc phục ngay bằng chương trình quản trị; có cơ chế sao lưu, phục hồi giảm đáng kể thời gian bảo trì hệ thống; phòng chống Virus cho toàn mạng đơn giản và hiệu quả vì chỉ cần thực hiện ngay trên máy chủ; tương thích tốt hầu hết phần mềm ứng dụng; đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng phần mềm của khách hàng. Về hiệu quả kinh tế: tiết kiệm chi phí đầu tư 1 triệu đồng/máy trạm. Ngoài ra, do mạng hoạt động ổn định ít hư hỏng và dễ quản trị, sự ứng dụng giải pháp mạng của phần mềm Easy NetPC đã tăng đáng kể thời gian sử dụng máy tính hữu hiệu, tức giảm các thiệt hại do hư hỏng phần mềm gây ra’’.


Phần mềm này đã đoạt giải Thực tiễn Việt Nam của cuộc thi Trí tuệ Việt Nam năm 2002, năm 2003 đoạt tiếp giải khuyến khích "Giải thưởng sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam-VIFOTEC 2003", Tường Như được nhận huy chương tuổi trẻ sáng tạo của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bằng lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.


Phần mềm thứ hai và thứ… n?

Tháng 5/2002, anh hoàn thành phần mềm Quản lý phòng máy Internet (Easy NetCafe). Phần mềm này dùng để quản lý và tính cước tự động cho các điểm Internet công cộng. Anh phổ biến miễn phí rộng rãi phần mềm này nhưng đến bây giờ vẫn chưa xác định được số lượng người dùng.


Anh tâm sự: ‘’Các phần mềm nêu trên tôi đều không đưa vào kinh doanh vì tôi muốn viết và cung cấp chúng miễn phí. Riêng Easy NetPC vì kỹ thuật mạng máy tính không đĩa cứng là tương đối phức tạp, việc hỗ trợ kỹ thuật có gặp khó khăn nên tạm thời phần mềm chỉ được phổ biến trong ngành Bưu điện vào Giáo dục. Trong thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục nâng cấp các tính năng cho các phần mềm hiện tại và nghiên cứu và viết thêm một số phần mềm khác nữa như phần mềm e-LAB dùng trong phòng học trang bị mạng máy tính trong đó máy tính của giáo viên có thể quan sát, điều khiển hoặc đồng bộ màn hình xuống các máy tính của học viên’’.


Trong công việc chuyên môn, anh là tác giả của các phần mềm ứng dụng: Quản lý thi Ngoại ngữ-Tin học, sử dụng tại Trung tâm Ngoại Ngữ Tin học Đồng Tháp và các trường học trong tỉnh; Quản lý máy điện thoại nghiệp vụ; Quản lý tra cứu, thiết lập báo cáo thống kê máy điện thoại nghiệp vụ, doanh thác trong ngành; Quản lý luân chuyển công văn, giấy tờ hồ sơ trên mạng để sử dụng trong ngành.

""CNTT và guitar cổ điển là những điều không thể thiếu""

P.V:Khi mới tốt nghiệp Đại học, anh bắt đầu lập nghiệp bằng nghề giáo. Vì sao sau đó anh quyết định chuyển qua và gắn bó với  ngành Bưu điện?

Tường Như:Lúc còn nhỏ, tôi nghĩ rằng lớn lên mình sẽ là một nhà khoa học và làm việc ở một viện nghiên cứu nào đó. Ra trường, tôi đi tìm việc làm và xin được ở Trung Tâm Ngoại Ngữ Tin học thuộc sở Giáo dục Đào tạo Đồng Tháp. Môi trường làm việc ở đó tốt nhưng công việc còn đơn giản, không phát huy hết khả năng của mình. Tôi xin chuyển vào làm ở ngành bưu điện vì ở đây được làm việc trong môi trường công nghệ cao và luôn cập nhật. Đòi hỏi bản thân luôn cố gắng cao độ để tự học tập, nghiên cứu, phát triển. Điều này thích hợp với tôi

Người ta thường kinh doanh và kiếm lợi nhuận từ các sản phẩm của mình làm ra và điều đó hoàn toàn phù hợp cả về “tình” và “lý”. Tại sao anh quyết định miễn phí các phần mềm của mình?

- Tôi phổ biến phần mềm “Mạng máy tính không đĩa cứng – Easy NetPC” và “Quản lý phòng máy Internet – Easy NetCafe” vì nó mang lại nhiều lợi ích cho xã hội và nhiều niềm vui cho bản thân. Trong tương lai, tôi vẫn sẽ cung cấp miễn phí 2 phần mềm này vô vụ lợi.  

Anh thường nói mình thích nhạc cổ điển. Vậy có điểm chung nào với một lĩnh vực mới rất hiện đại là CNTT và Internet?

- Làm việc trong lĩnh vực CNTT đòi hỏi tôi phải nỗ lực không ngừng để bắt kịp với sự phát triển vì vậy rất dễ bị stress. Những lúc đó thú vui như là một cứu cánh giúp tôi trở lại thăng bằng. Tôi thích đàn Guitar và độc tấu nhạc cổ điển. Khi tôi tập đàn hoặc đàn những gì mình thích, mọi buồn phiền, mệt nhọc đều tan biến, tâm hồn trở lại thanh bình, trong trẻo. Thích nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực CNTT&TT và thích độc tấu Guitar cổ điển. Với tôi, đó là những điều không thể thiếu. Tôi tự học đàn Guitar cổ điển nên đánh đàn cũng tàm tạm, không mượt mà lắm. Tôi thích và đàn tốt nhất bản Romance D’Amour. Tôi không sáng tác, tự học cũng vất vả rồi (cười)

Trần Phượng Tường Như – một cái tên nghe thật lạ. Anh có thể kể những điều thú vị xung quanh tên gọi của mình?

- Trong tên tôi có cả tên cha lẫn tên mẹ. Nhiều người lầm tưởng đó là tên con gái. Lần tôi thi sản phẩm phần mềm Trí tuệ Việt Nam 2002, các anh ở Ban Biên tập Báo Lao Động cứ đinh ninh Trần Phượng Tường Như là con gái. Sau khi nói chuyện với tôi, họ còn nói lại với những người khác là “cái cô Tường Như này giọng nói nghe kỳ lắm!”.(cười)

                                              Nguồn: vnn.vn  8/8/2005

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.