Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 12/05/2006 15:13 (GMT+7)

Anh hùng lao động GS.VS.TSKH Trần Đình Long

Ông được đào tạo một cách bài bản về ngành điện ở Liên Xô (trước đây), sử dụng thành thạo nhiều ngoại ngữ và đã tham gia nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế về điện. Từ năm 1983 đến 1999, ông đã từng là Chủ nhiệm Bộ môn Hệ thống điện, Chủ nhiệm Khoa Điện - Điện tử, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Điện lực Việt Nam. Ông còn là Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Kỹ thuật điện Quốc tế và là thành viên của Hội đồng lưới điện lớn quốc tế (CIGRE). Bằng lòng nhiệt tình, sự say mê, sáng tạo trong công việc, ở cương vị nào ông cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ông đã được nhận nhiều phần thường và danh hiệu cao quý: Huân chương Lao động hạng Ba (năm 1988), Nhà giáo Ưu tú (1989), Huân chương Lao động hạng Nhất (2000), Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (2005).

Một giảng viên, một nhà khoa học say mê sáng tạo

Học xong năm thứ 3, khoá đầu tiên của Khoa Cơ điện, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, chuẩn bị ra trường ông được cử sang Liên Xô (trước đây) để đào tạo cán bộ giảng dạy tương lai cho Trường. Về nước, ông tham gia giảng dạy và năm 1969 ông sang trường cũ và bảo vệ thành công luận án PTS ngành Hệ thống điện, năm 1974 bảo vệ luận án TSKH (cũng tại trường này). Theo đuổi sự nghiệp giáo dục hơn 40 năm qua, ông đã góp phần đào tạo cho đất nước hàng nghìn kỹ sư, 18 khoá cao học với hàng trăm học viên, hàng chục ThS, 10 TS ngành Hệ thống điện. Cùng với các lớp sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh tốt nghiệp, trang giáo án của thầy Trần Đình Long ngày một dày lên những kinh nghiệm và cũng từ đây, nhiều cuốn giáo trình đã lần lượt ra đời.

Là tác giả của 6 bộ giáo trình đại học, trong đó có 2 giáo trình bằng tiếng Pháp dùng cho sinh viên khoa Điện hệ đào tạo tiếng Pháp, ông cho rằng, làm chủ được nhiều ngoại ngữ là một thế mạnh trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập.

Ông là tác giả của nhiều ý tưởng mới, táo bạo do luôn tìm tòi, sáng tạo, học hỏi trong quá trình học tập, nghiên cứu và giảng dạy. Từ những năm 70 của thế kỷ XX, ông đã đề xuất ý tưởng sử dụng máy để kiểm tra trắc nghiệm kiến thức của sinh viên. Máy kiểm tra dùng phiếu đục lỗ đầu tiên của ông đã được lắp ráp tại phòng thí nghiệm của bộ môn (làm từ rơle và các linh kiện của máy bay Mỹ bị bắn rơi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ) để kiếm tra trắc nghiệm kiến thức của sinh viên vừa được tuyển vào Trường. Sáng kiến này đã được cố Bộ trưởng Tạ Quang Bửu đáng giá cao. Từ năm 1991, ông liên tục là thành viên Ban chủ nhiệm các chương trình khoa học công nghệ (KHCN) trọng điểm cấp nhà nước về năng lượng, bản thân ông trực tiếp làm chủ nhiệm những đề tài nghiên cứu quan trọng về điện lực, như: Giai đoạn 1991-1995 là Chương trình KC.03: Nâng cao hiệu quả sản xuất và sử dụng năng lượng (ông là Chủ nhiệm đề tài: Luận chứng kinh tế - kỹ thuật cho hệ thống truyền tải điện cao áp 500 kV Bắc - Nam); Giai đoạn 1996-2000 là Chương trình KHCN.09: Xây dựng chiến lược và chính sách phát triển năng lượng bền vững (Chủ nhiệm đề tài KHCN 09.11: Xây dựng khung thể chế phục vụ phát triển bền vững). Giai đoạn 2001-2005, ông tham gia Ban chủ nhiệm Chương trình KH&CN trọng điểm của Bộ Công nghiệp về Nghiên cứu KH&CN phục vụ nâng cao năng lực xây dựng, phát triển, quản lý hiệu quả ngành năng lượng và là Chủ nhiệm đề tài: Nghiên cứu lộ trình hình thành và phát triển thị trường năng lượng Việt Nam. Tất cả các đề tài trên đã được các Hội đồng nghiệm thu đánh giá đạt loại xuất sắc.

Công trình đường dây 500 kV cung cấp điện cho miền Trung và miền Nam đã được GS Trần Đình Long đề xuất từ rất sớm (cuối những năm 70 của thế kỷ XX, trong thời gian thực tập khoa học chuẩn bị cho luận án TSKH ở Liên Xô, khi nghiên cứu về công trình thuỷ điện Hoà Bình, ông đã đưa ra ý tưởng này) nhưng chưa có điều kiện để thực hiện. Cho đến đầu năm 1992, tình hình thiếu điện năng ở khu vực miền Trung và miền Nam đã trở nên nghiêm trọng gây những tác động xấu cho sản xuất, đời sống, an sinh xã hội; các nhà máy điện diezel trong tình trạng đã quá cũ kỹ, trong khi đó, ở Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, các tổ máy phát điện lần lượt được đưa vào vận hành, thừa điện phải xả bớt nước. Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã đồng ký khởi công Dự án xây dựng đường dây 500 kV để cấp điện cho miền Trung và miền Nam. Ông được giao nhiệm vụ làm cố vấn kỹ thuật cho Bộ Năng lượng (nay là Bộ Công nghiệp) thực hiện dự án này.

Về mặt kỹ thuật, đây là một công trình phức tạp vì khoảng cách từ đầu nọ đến đầu kia rất dài, tới 1.500 km (mà giới chuyên môn gọi là khoảng cách 1/4 bước sóng). Trong khi đó, điều kiện công suất nguồn 2 đầu lại yếu. Trên thế giới, việc xây dựng đường dây 500 kV vẫn được thực hiện nhưng theo hướng phát triển dần dần chứ không làm một lúc. Lúc đầu, dự án đã gặp nhiều khó khăn, thách thức về mặt kỹ thuật cũng như kinh phí. Thế nhưng, chỉ sau hơn 2 năm (4.1992-5.1994), công trình đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng. Đến nay, sau hơn 10 năm vận hành, công trình đã khẳng định được giá trị của nó, đã giải quyết tình trạng thừa thiếu điện, đồng thời giữ vai trò liên kết hệ thống điện trong cả nước. Cũng từ công trình điện quy mô này, chúng ta đã có một lớp kỹ sư vận hành ngành điện vững vàng, được đào tạo cả ở trong nước, nước ngoài và từ thực tế.

Một nhà quản lý vững vàng

Sau khi đường dây 500 kV được đưa vào vận hành, GS-VS-TSKH Trần Đình Long được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. Ông đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu những vấn đề khá nhạy cảm trong công tác quản lý ngành điện, trong đó có vấn đề vốn đầu tư cho các công trình điện lực, tính độc quyền tự nhiên trong vấn đề truyền tải và phân phối điện cùng với cơ chế điều tiết các hoạt động điện lực, vấn đề giá điện và cạnh tranh trong mua bán điện, sự cần thiết phải cải tổ ngành điện và phát triển thị trường điện lực Việt Nam. Với những kinh nghiệm đã có, cộng với khả năng chuyên môn vững vàng, khi được phân công làm Tổ trưởng Tổ công tác soạn thảo Luật Điện lực, ông đã cùng với các chuyên gia tìm hiểu hệ thống các văn bản pháp lý trong nước liên quan đến ngành điện và thông qua các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Ngân hàng Đầu tư Nhật Bản… các công ty điện lực của Pháp, Đức, Anh, Ôxtrâylia, các nước Bắc và Nam Mỹ, các nước ASEAN, ông cùng tổ công tác đã tập hợp được một lượng lớn các thông tin tư liệu liên quan chuẩn bị cho việc soạn thảo Luật.

Vào dịp kỷ niệm 50 năm thành lập ngành điện, Luật Điện lực đã ra đời. Đây là một cơ sở pháp lý quan trọng tạo điều kiện cho hoạt động điện lực ở nước ta trong thời kỳ hội nhập và cạnh tranh.

Để kết thúc bài viết này, xin được dẫn ra đôi điều tâm sự của ông tại Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VII, đúc kết lại những kinh nghiệm thực tế mà ông có được trong hơn 40 năm công tác: 1) Có sự hợp tác chặt chẽ giữa trường đại học, cơ sở sản xuất và cơ quan quản lý nhà nước thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho đất nước; 2) Biết cách sự dụng đội ngũ các cựu sinh viên của trường đang công tác tại các cơ sở sản xuất, cơ quan quản lý nhà nước - một lực lượng quan trọng hỗ trợ để áp dụng, triển khai các kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất; 3) Nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất là điều kiện tốt để trường đại học gắn kết với xã hội, đồng thời còn là cơ hội để các giảng viên cảm nhận những nhu cầu bức xúc của thực tế sản xuất và từ đó có những đóng góp cụ thể cho sản xuất. Hy vọng rằng, những tâm sự của ông, một nhà quả lý giàu kinh nghiệm, một nhà giáo, một nhà khoa học tâm huyết với nghề sẽ được chia sẻ để sự nghiệp giáo dục đại học của đất nước ngày càng phát triển, đáp ứng kịp thời nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ mới.

Nguồn: Tạp chí Hoạt động khoa học - Bộ KH&CN, số tháng 01/2006

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…