Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 13/10/2007 21:45 (GMT+7)

AHLĐ thời kỳ đổi mới TS Bạch Thị Thanh Dân: Đam mê + Hy sinh = Thành công

Gặp chị trong đêm tôn vinh, không kể quá nhiều về thành tích đã đạt được mà chị chỉ nhấn mạnh một điều, mong sao góp sức mình để bà con nông dân đỡ khổ. Mong muốn đó được thể hiện bằng việc làm sao để con gà có thể đẻ thêm tới 50 quả trứng/năm, làm sao tăng tỷ lệ ấp nở trứng ngang, ngỗng...

Chị nói vui, có lẽ cuộc sống của mình gắn liền với vịt và mất rồi. Mà đúng thật, câu chuyện giữa chị và tôi chỉ xoay quanh chuyện vịt ăn đẻ trứng, giống gà nào tăng sản... Kỷ niệm mà chị cứ nhắc mãi là lần Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vị chỉ đạo ấp 2 quả trứng đà điểu. Chị kể: Khi lần đầu tiên được trông thấy những quả trứng đà điểu to, nặng 1,3 - 1,5 - 1,6 kg, giống hệt quả bưởi Năm Roi, chúng tôi ngỡ ngàng và lo lắng. Trong khi kiến thức và kinh nghiệm ấp, nhân nuôi giống đà điểu lại chưa có nên đành phải vừa làm, vừa nghiên cứu. Việc chăm sóc, theo dõi trứng được lên kế hoạch kỹ và chi tiết. Dường như nhất cử nhất động đều hướng về hai quả trứng. 42 ngày ăn chực nằm chờ, một quả đã nở nhưng chưa hết lo vì nếu chỉ có một con đà điểu ra đời thì việc áp dụng quy trình ấp coi như thất bại. Thế nhưng, ngày thứ 43, chú đà điểu thứ 2 đã ra mắt. Cả Trung tâm hôm đó vui như Tết. Quy trình ấp nở trứng đà điểu được tiếp tục thí nghiệm tại trại giống Tam Kỳ của Công ty Khataco cho tỷ lệ 60 - 70% nở/trứng có phôi.

Có lần chứng kiến chị ngồi cả ngày chỉ theo dõi hoạt động của con ngan để biết được khi nào nó ấp, ấp bao nhiêu lâu thì nó ăn, nó tắm. Chị chia sẻ: Giống ngan nội ấp rất say sưa nhưng với giống ngan Pháp lại khác. Chúng cho năng suất cao nhưng lười ấp lắm. Phải theo dõi để tìm ra quy trình ấp của chúng.

Chị cho biết được phải mất tới 33 ngày mới xong một đợt ấp của ngan. Mười ngày đầu ngan ấp thời gian dài hơn. Sau 10 ngày, khi thấy trứng ấp sản nhiệt cao hơn, ngan mẹ chỉ ấp 2 tiếng, sau đó chúng đi tắm, đi ăn... Những công việc tưởng như đơn giản nhưng chị phải theo dõi để tìm ra quy luật, đưa thành quy trình. Với việc đưa ra quy trình ấp trứng ngan kiểu mới, nâng tỷ lệ ấp nở thêm 15 – 20%, chị đã làm lợi cho người chăn nuôi gia cầm trong nước hơn 4 tỉ đồng.

Nhà cách cơ quan hơn 17 cây số, chồng thường xuyên đi công tác xa, khi thì Cao Bằng, khi lại Lạng Sơn... để đảm bảo việc ăn, học cho 2 đứa con, chị đã phải thu xếp công việc trong ngày xong trước 6h30 sáng để có mặt ở cơ quan lúc 8h. Chị tâm sự: Người phụ nữ luôn có 2 gánh nặng trên vai một bên là việc nước, một bên là việc nhà. Thời gian luôn là một áp lực lớn, nhất là trong nghiên cứu khoa học. Do vậy, không chỉ biết đam mê mà đôi lúc phải chấp nhận hi sinh. Và chị đã làm đúng như vậy.

Chị Bạch Thị Thanh Dân đang sở hữu tới 4/19 đề tài được công nhận là tiến bộ khoa học. Chị trở thành người đứng đầu tập thể cán bộ khoa học nữ đạt giải thưởng quốc tế Kovalevskaia năm 2001. Được Nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng III và mới đây nhất chị được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.

Nguồn: Báo KH&ĐS, số 82 (2007), 07/9/2007, tr 6

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.