Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 24/02/2015 18:15 (GMT+7)

5 dự báo gây sốt y học

1. Bệnh mất trí nhớ sẽ được kiểm soát

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh suy giảm trí nhớ sẽ tăng gấp ba lần vào giữa thế kỷ 21, nhưng theo dự báo của Reuters thì tỷ lệ người mắc bệnh sẽ giảm mạnh nhờ nỗ lực không mệt mỏi của y học. Khoa học sẽ tập trung vào nghiên cứu nhiễm sắc thể gây bệnh gây thoái hóa thần kinh nên sẽ cho ra đời các phương pháp chẩn đoán và điều trị hiệu quả hơn. Dự báo đến 2025, các nghiên cứu về đột biến gen gây bệnh mất trí nhớ sẽ đạt được những tiến bộ vượt bậc, đặc biệt, tìm ra nguyên nhân gây bệnh, nên có thêm nhiều phương pháp phòng chống, chữa trị hiệu quả hơn.

52

Bệnh mất trí nhớ (Dementia) hay còn gọi là bệnh sa sút trí tuệ là một loại bệnh của não diễn ra trong một thời gian dài, gây suy giảm khả năng suy nghĩ và ghi nhớ thông tin liên quan đến hoạt động hàng ngày, gây ảnh hưởng đến các vấn đề ngôn ngữ, nhận thức và chức năng thần kinh. Phổ biến là bệnh Alzheimer, chiếm 50 - 70%, suy giảm trí nhớ mạch (25%), bệnh suy giảm trí nhớ dạng Lewy (15%) và chứng mất trí nhớ thùy não trước, Parkinson, bệnh Creutzfeldt-Jakob...

2. Tiến bộ về phòng chống bệnh đái tháo đường týp 1

Bệnh đái tháo đường týp 1 thường tấn công nhóm người trẻ tuổi, không phổ biến như bệnh đái tháo  đường týp 2 ở nhóm tuổi trung niên. Nhưng thực tế bệnh đái tháo đường týp 1 đang có chiều hướng gia tăng do nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố di truyền và lối sống. Theo dự báo, bệnh đái tháo đường týp 1 trong tương lai sẽ được kiểm soát, người mắc bệnh không phải tiêm insulin hàng ngày mà thay vào đó là liệu pháp “chỉnh sửa và khắc phục sự cố của gen” để cố định nó trước khi gây bệnh. Liệu pháp “kỹ thuật gen người” sẽ mở đường cho việc chỉnh sửa gen khuyết tật gây bệnh nên có thể ngăn ngừa bệnh đái tháo đường týp 1 ngay từ khi con người còn trẻ.

Bệnh đái tháo đường týp 1 phụ thuộc vào insulin thường gặp ở nhóm người dưới 30 tuổi. Đây là hiện tượng bệnh lý cơ thể phụ thuộc vào insulin hay còn gọi là bệnh đái tháo đường tự miễn, tức cơ thể tự tiêu diệt các tế bào sản xuất insulin của chính mình. Cụ thể hơn, tuyến tụy sản xuất không đủ insulin hoặc do tế bào không sử dụng được insulin, thay vì sử dụng đường làm năng lượng, nó được đưa thẳng vào máu, làm tăng đường huyết và phát sinh bệnh.

3. Thời đại y học “số hóa”

Đến năm 2025, mạng Internet of things (IoT) sẽ trở thành hiện thực và “thẩm thấu” sâu vào cuộc sống con người. IoT có thể hiểu là một thế giới trong đó các thiết bị thông minh có thể giao tiếp được với nhau thông qua một mạng, các thiết bị này sẽ trở thành một bộ phận trong hoạt động của hệ thống. Vì vậy, có thể gọi nôm na là internet mọi thứ, chúng được kết nối với nhau qua internet, như kết nối với tủ lạnh, hệ thống lưu trữ bệnh viện, hồ sơ bệnh nhân, tiền sử bệnh tật, thói quen ăn uống, luyện tập..., cho đến kết nối liên thông giữa các lục địa khổng lồ với nhau. IoT là sản phẩm của các thiết bị bán dẫn cải tiến, tụ điện nano siêu vật liệu graphene-cacbon, các hệ thống không dây và công nghệ 5G. Thời đại kết nối số thịnh hành sẽ mang lại nhiều lợi ích cho con người, trong đó có lĩnh vực y học chữa bệnh cứu người.

4. Ra đời các loại thuốc trị ung thư chính xác

Theo Reuters, đến năm 2025, y học sẽ bào chế được loại thuốc dùng trị bệnh ung thư theo từng cá thể chứ không dùng đại trà như hiện nay. Thế hệ thuốc này hiện đang trong giai đoạn nghiên cứu, phát triển, được chuyên môn gọi là dược phẩm chính xác hay thuốc chuẩn đích, giúp liên kết các protein đặc trưng và sử dụng các kháng thể để tạo ra cơ chế hoạt hóa chính xác nhắm vào đối tượng gây bệnh mà ít để lại các phản ứng phụ. Kiến thức của con người về đột biến gen sẽ trở nên phong phú hơn, tạo ra các phương pháp điều trị hiệu quả hơn cho những đột biến cụ thể. Ví dụ, như gen gây ung thư vú HER2, gen gây khối u độc trên da BRAF V600, gen gây ung thư phổi ROS1 và rất nhiều gen đột biến khác.

53

5. Lập bản đồ ADN khi sinh sẽ trở thành thông lệ

ADN (tiếng Pháp) hay DNA (gọi theo tiếng Anh) là từ viết tắt của Deoxyribonucleic acid, một phân tử acid nucleic mang thông tin di truyền mã hóa cho hoạt động sinh trưởng và phát triển của các vật chất hữu cơ bao gồm cả virut. ADN thường được coi là vật liệu di truyền ở cấp phân tử tham gia quyết định các tình trạng sức khỏe của các cơ thể sống.

Dự báo, trẻ em sinh ra từ năm 2025 sẽ được xét nghiệm ADN không chỉ một lần mà là hai lần, thông qua việc sử dụng liên tục các đầu dò siêu nhỏ cấp độ nano cài trong cơ thể. Cũng theo dự báo này thì việc lập bản đồ ADN sẽ trở thành một thủ tục mang tính “thông lệ” trong quá trình sinh đẻ, hệ thống  ADN của cơ thể được lập bản đồ ngay từ lúc mới sinh và được kiểm tra hàng năm để xác định mọi thay đổi, phát hiện sớm nhóm bệnh tự miễn, thủ phạm gây ra nhiều loại bệnh nan y.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.