26 tuổi, có hơn 30 đề tài khoa học
Thi vào khoa Vật lý (ngành khoa học vật liệu) của trường ĐH Khoa học Tự nhiên với điểm đạt học bổng loại 2, chàng sinh viên (SV) quê Hà Tây Nguyễn Đức Thọ luôn là một trong những “ứng cử” thườngxuyên cho những suất học bổng của lớp K42B2, niên khoá 1997- 2001. Thọ say mê nghiên cứu khoa học ngay từ thời ngồi trên ghế giảng đường.Dưới sự hướng dẫn của giảng viên trong khoa, đề tài đầu tiên mà Thọ thực hiện là nghiên cứu vật liệu cấu trúc ABO3. Đây là loại vật liệu vật lý đa dạng, có khả năng ứng dụng cao trong thực tế. Hướngđi này đã giúp anh phát triển đề tài lên thành khoá luận tốt nghiệp đại học và luận văn thạc sĩ.
Cũng như nhiều SV hồi ấy, Thọ tự tìm tài liệu, mầy mò thí nghiệm, dày công nghiên cứu ấp ủ... cho “tác phẩm đầu tay” của mình. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm, cùng với điều kiện trang thiết bị cònhạn chế nên kết quả chưa được như mong muốn. Công trình của Thọ rơi vào tình trạng “tồn kho thư viện” giống như nhiều đề tài nghiên cứu khoa học của SV hiện nay.
Thất bại đó chẳng những không làm Thọ nản chí mà còn là động cơ khiến anh quyết tâm dấn thân vào con đường nghiên cứu khoa học. Tốt nghiệp, được giữ lại trường làm giảng viên, Thọ như càng có “đất”hơn để phát triển niềm đam mê của mình ở Trung tâm khoa học Vật liệu (trực thuộc khoa Vật Lý).
Tính đến thời gian học xong Thạc sĩ (tháng 6/2004), “nhà khoa học trẻ” ngại nói về mình này đã cho “ra lò” hơn 30 công trình nghiên cứu, chủ yếu xoay quanh lĩnh vực vật liệu cấu trúc ABO3. Hai phầnba trong số này đã được đăng trên các tạp chí chuyên ngành uy tín quốc tế như Magnetism and Magnetic Material, Physical... Trong đó, tiêu biểu nhất là đề tài “Về sự không tồn tại trạng thái trật tựđiện tích trong Perovskite La0.5Cd0.5MnO3” mà anh cùng nhóm Vật liệu gốm của Trung tâm khoa học Vật liệu thực hiện trong suốt 4 năm trời.
Với vai trò là trưởng nhóm, thực hiện những công đoạn chính như làm mẫu, xử lý kết quả số liệu..., mục đích của Thọ là cùng cả nhóm tìm ra loại vật liệu mới ứng dụng tích cực trong các máy làm lạnhtừ mà không gây ô nhiễm môi trường. Với đề tài này, Thọ đã được ĐHQGHN trao giải thưởng “Nhà khoa học trẻ 2004”- giải thưởng dành cho các tác giả ở độ tuổi dưới 35, có công trình nghiên cứu xuất sắc,có triển vọng, đã công bố ở cấp quốc gia.
Nói về “bí quyết” dẫn đến thành công trong nghiên cứu khoa học, Thọ cho rằng, niềm say mê là quan trọng nhất. Tiếp đó phải có sự định hướng tốt của cả thầy hướng dẫn và người thực hiện, sự đầu tư vềthời gian và đặc biệt là không nản chí trước thất bại…
Theo Thọ, sở dĩ tình trạng nghiên cứu khoa học ở các trường ĐH, CĐ hiện nay chưa đạt được hiệu quả cao là do các bạn trẻ thường chọn đề tài không tập trung. Lúc nghiên cứu khoa học, vấp phải khó khănlà bỏ giữa chừng. Đến khi làm khoá luận tốt nghiệp lại chọn một đề tài khác. Như vậy sẽ mất công sưu tầm tài liệu từ đầu, rất lãng phí thời gian và công sức.
Bên cạnh đó, đa phần các sinh viên thường nghiên cứu theo kiểu “phong trào”, “mùa vụ”. Khi mà nghiên cứu khoa học chỉ để đối phó, làm trong một vài tháng thì chắc chắn không thể có chất lượng. Khắcphục “lối mòn” này, Thọ xác định nghiên cứu khoa học cũng như một môn học để có chiến lược đầu tư thời gian, công sức. Với Nguyễn Đức Thọ, nghiên cứu khoa học đã trở thành một niềm đam mê.
Nguồn: www.nhandan.com.vn 16-02-2005