Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 05/06/2006 23:08 (GMT+7)

200 năm ngày sinh John Stuart Mill

Cuộc đời và sự nghiệp

John Stuart Mill sinh ngày 20/5/1806 ở Pentonville, London. Là con trai cả của nhà sử học, kinh tế và triết học James Mill, John được bố dạy học với một chương trình nghiêm khắc. Lên 8 tuổi, cậu đã đọc Cáctruyện ngụ ngôn Hy Lạpcủa Aesop, Cuộc viễn chinh (Anabasis)của Xenophon và toàn bộ các tác phẩm của Herodotus. Cậu đã làm quen với các tác phẩm của nhà văn trào phúng Lucian, nhà lịch sử triết học Diogenes Laertius, nhà văn Isocrates và 6 hội thoại của Plato. Ngoài ra, John cũng đọc say sưa nhiều tác phẩm lịch sử bằng tiếng Anh. Cũng ngay từ khi 8 tuổi, cậu đã bắt đầu học tiếng Latin, hình học Euclid, đại số và dạy học cho các em trong gia đình. Lĩnh vực quan tâm chính của cậu là lịch sử, tuy nhiên cậu đã học qua tất cả các tác giả Hi Lạp và La Mã thường được dạy ở trường, năm 10 tuổi, cậu đã đọc được các tác phẩm của Plato và Demosthenes một cách dễ dàng. Năm 12 tuổi, cậu bắt đầu nghiên cứu kỹ lưỡng logic Triết học kinh viện đồng thời đọc các luận thuyết logic của Aristote. Trong những năm tiếp theo, cậu bắt đầu học kinh tế chính trị, nghiên cứu các tác phẩm của Adam Smith và David Ricardo. Trên thực tế, cậu bé John chịu ảnh hưởng nhiều của người cha, điều này đã khiến cậu luôn bị mâu thuẫn, cậu đã phải trải qua một tuổi thơ không hạnh phúc vì những ràng buộc tư tưởng và sự phát triển tư duy thiếu tự nhiên.

Từ 5/1820 đến 7/1821, Mill sống ở Pháp, học tiếng Pháp, hóa học, thực vật học và toán học nâng cao. Khi trở về, năm 1821, anh bắt đầu học tâm lý học và luật La Mã. Năm 1828, Mill trở thành trợ lý thanh tra của văn phòng India House. Trong 20 năm, từ 1836 đến 1856, Mill đảm trách mối quan hệ của công ty Đông Ấn với các bang Ấn Độ, và năm 1856, Mill trở thành trưởng văn phòng thanh tra.

Các bài viết của Mill về "Linh hồn của Thời đại" trên tờ Người thanh travào những năm 1930-1931 đã mở đầu cho sự nghiệp viết báo nổi tiếng của ông. Năm 1832-1833, ông đóng góp nhiều bài luận cho các tờ Tait"s Magazine, The Jurist,Monthly Repository.Năm 1835, Mill làm biên tập cho tờ The London Review.Tờ báo này sáp nhập với The Westminsternăm 1836 và Mill tiếp tục làm biên tập cho đến 1840. Sau 1840, ông xuất bản một số bài báo quan trọng trên The Edinburgh Review.Trong những năm này, Mill cũng đã viết các tác phẩm lớn mang tính hệ thống logic và kinh tế chính trị. Sự nhiệt tình được thức tỉnh của ông đối với chủ nghĩa nhân đạo đã phát triển theo xu hướng cung cấp một phương pháp chứng minh đáng tin cậy cho đạo đức học và khoa học xã hội. Ở đây, Mill đã phần nào chịu ảnh hưởng của nhà triết học thực chứng người Pháp Auguste Comte, nhưng chắc chắn là, cảm hứng chính đã đến từ nhà vật lý học và toán học Isaac Newton. Ông đã nhận thấy rằng, logic mới không đối nghịch một cách đơn giản với logic cũ. Trong một vài năm, ông đã tìm kiếm những giải nghĩa cho sự tương đồng giữa hai logic này nhưng không có kết quả. Cuối cùng, năm 1837, khi đọc Triết học của Khoa học Quy nạpcủa William Whewell và đọc lại tác phẩm Mở đầu về Nghiên cứu Triết học Tự nhiêncủa John F.W. Herschel, Mill đã thấy được con đường rõ ràng để thành lập các phương pháp nghiên cứu khoa học và sáp nhập logic mới vào logic cũ như một sự bổ sung. Tác phẩm nổi tiếng Hệ thống Logic, gồm hai tập, được xuất bản năm 1843. Cuốn sách của ông là sự nỗ lực xây dựng một hệ thống logic cho các khoa học nhân văn dựa trên sự giải thích nhân quả, nó  bao quát cả lịch sử, tâm lý học, và xã hội học.

Quá trình nghiên cứu kinh tế chính trị của Mill được chính bản thân ông chia thành ba giai đoạn. Năm 1844, ông xuất bản tác phẩm Bàn về những vấn đề phức tạp của Kinh tế Chính trị,một số bài luận trong đó là những lời giải cho các bài toán chuyên môn rắc rối, như sự phân chia lợi ích của thương mại quốc tế, ảnh hưởng của tiêu dùng đối với sản xuất, việc định nghĩa lao động năng suất và không năng suất, các mối liên hệ chính xác giữa lợi nhuận và tiền công. Ở đây, Mill tỏ ra là một người kế tục xuất sắc David Ricardo, đưa ra những nhận định chính xác hơn và rút ra những hệ quả sâu sắc hơn. Trong giai đoạn thứ hai, tính độc lập và sáng tạo trở nên rõ ràng hơn trong tác phẩm Những Nguyên lý của Kinh tế Chính trị, xuất bản năm 1848. Cũng vào thời gian đó, Mill đang ủng hộ việc xây dựng hình thức sở hữu nông dân, một giải pháp cho sự nghèo đói và bất ổn ở Ireland. Sau đó, ông thực hiện một nghiên cứu kỹ lưỡng hơn về các nhà văn xã hội chủ nghĩa. Mill tin rằng, vấn đề xã hội cũng quan trọng như vấn đề chính trị. Ông không thừa nhận chế độ sở hữu, ông đã phân tách các vấn đề của sản xuất và phân phối. Mill cũng không chấp nhận một hình thức phân phối mà thường xuyên đẩy các tầng lớp lao động vào một cuộc sống khốn khó, thậm chí là đói kém. Tuy Mill không đi đến một giải pháp Xã hội chủ nghĩa, nhưng ông đã có những phân tích xuất sắc đối với việc xây dựng lại một xã hội tốt đẹp hơn. Mill gọi đây là giai đoạn thứ ba của một nhà kinh tế chính trị, ông nói rằng, ông đã được trợ giúp bởi cô Taylor (Harriet Hardy), người đã trở thành vợ ông vào năm 1851.

Trong suốt bảy năm sau khi lập gia đình, Mill bị cuốn vào công việc của công ty Đông Ấn, và đây là thời kỳ mà ông xuất bản ít tác phẩm nhất. Năm 1858, công ty bị giải thể, Mill được mời vào một ghế trong hội đồng mới nhưng ông đã từ chối và về nghỉ với số tiền hưu 1500 bảng. Sau khi vợ mất, ông dành phần lớn quãng đời còn lại ở Saint-Véran, gần Avignon, Pháp.

Mill đã đi tìm sự khuây khỏa bằng việc xuất bản một loạt sách về đạo đức học và triết học, đó là sản phẩm của sự suy ngẫm lâu dài và một phần được viết với sự cộng tác của người vợ. Các tác phẩm nổi tiếng như Bàn về Tự doNhững suy nghĩ về cải cách Nghị việnđều được xuất bản năm 1859. Trong tác phẩm Những xem xét về Chính thể Đại nghị(1861), ông đã hệ thống hóa các quan điểm được trình bày trong nhiều bài báo và tiểu luận. Thuyết vị lợicủa Mill là một cố gắng để trả lời những quan điểm chống lại lý thuyết đạo đức của ông và cũng để loại bỏ những sự hiểu sai về nó.     

Mill tìm thấy một cuộc sống khá thoải mái ở Avignon. Biệt thự của ông chứa đầy sách báo. Mill cực kỳ say mê âm nhạc và bản thân ông cũng là một nghệ sỹ piano tài giỏi. Ở miền quê yên bình, vốn là một nhà thực vật học nghiệp dư, ông vẫn thường đọc sách, viết sách, bàn luận, đi dạo và nghiên cứu thực vật. Trong hành trình cuối cùng đến Avignon, ông đã dành thời gian tìm kiếm, phân loại các loài hoa mùa xuân và hoàn tất một danh mục quần thể thực vật ở địa phương này.

Mill đã không bao giờ từ bỏ niềm vui lao động cũng như sự nhiệt tình quan tâm đến các vấn đề của xã hội con người. Các bài luận trong Luận án(1875) tập bốn của ông nói về tài sản, về đất đai, về lao động, về các vấn đề siêu hình học và tâm lý học, chúng được viết cho tờ Fortnightly Reviewtrong giai đoạn sự nghiệp nghị trường ngắn ngủi của ông. Năm 1867, Mill là một trong những người sáng lập tổ chức giành quyền bầu cử đầu tiên của phụ nữ, năm 1869, ông xuất bản tác phẩm Sự Khuất phục của Phụ nữ(viết năm 1861), một tuyên ngôn kinh điển về quyền bầu cử của phụ nữ. Hoạt động xã hội cuối cùng của ông liên quan đến sự ra đời của Tổ chức Cải cách Sở hữu Đất đai. Cuốn Tự thuậtBa bài luận về Tôn giáođược xuất bản sau khi ông mất. Mill đã qua đời ở Avignon ngày 8/5/1873. Một tượng đồng đúc chân dung ông được dựng lên trên đường đê sông Thames ở London.

Giá trị tư tưởng và tầm ảnh hưởng

Mặc dù có những quan điểm khá là khác nhau về giá trị lâu dài của triết học Mill, nhưng cho đến nay nhiều người vẫn nhận thấy rằng, tác phẩm của Mill đạt được sự rõ ràng đến mức kỳ diệu, và có vẻ như ông là nhà triết học sáng suốt nhất.

Mill đã tạo ra nền móng của một học thuyết và một tập hợp các thuật ngữ chuyên môn được sử dụng cực kỳ hữu hiệu trong giảng dạy. Quan trọng hơn, nghiên cứu của ông được coi như một kiểu nhân cách hóa đối với những xu hướng nhất định trong triết học. Những xu hướng này là cần thiết cho sự diễn giải và biểu đạt, bởi vì chúng tạo ra một sự lôi cuốn mạnh mẽ đối với những suy nghĩ nghiêm túc. Mill được coi như một người theo thuyết vị lợi, nhưng người ta đã nhận thấy rằng, trong một số bài viết ông đã kịch liệt chống lại chủ nghĩa vị lợi. Chính Mill đã điều chỉnh thuyết vị lợi được thừa hưởng từ Bentham và cha ông  theo cách này hay cách khác để vượt qua những chỉ trích, phê bình đối với thuyết này. Người ta cũng cho Mill là một người theo chủ nghĩa kinh nghiệm (mặc dù ông đã phủ nhận điều đó), các lý thuyết về tam đoạn luận và toán học của ông thường được sử dụng để minh họa cho các hệ quả tiền định của chủ nghĩa này.

Vào giữa thế kỷ 19 ở Anh, đại diện nổi bật của truyền thống kinh nghiệm chủ nghĩa chính là John Stuart Mill. Lý thuyết của Mill được trình bày trong tác phẩm Khảo sát Triết học của William Hamilton(1865), đó là một sự gắn kết đúng đắn các học thuyết của Berkeley và Hume. Nó thể hiện sự nghi ngờ của Mill đối với chủ nghĩa siêu hình, phủ nhận yếu tố nhận thức không qua trải nghiệm và chống lại mọi hình thức trực giác.Tuy nhiên, những tư tưởng chủ đạo của Mill lại được tìm thấy trong tác phẩm Hệ thống Logic (1843) của ông. Tác phẩm này, cũng như tiêu đề phụ của nó - Các Nguyên lý về Bằng chứng và các Phương pháp Khảo sát Khoa học,đã cho thấy một sự liên hệ với phương pháp luận khoa học nhiều hơn là logic hình thức. Ở đây, Mill đã phân biệt một cách cơ bản các phương pháp diễn dịch và quy nạp, định nghĩa quy nạp là quá trình mà con người khám phá và chứng minh những nhận định tổng quát, ông cũng đưa ra "bốn phương pháp thẩm định thực nghiệm" và chúng đã trở thành trung tâm của phương pháp quy nạp.

Logic của Mill là cực kỳ có sức thuyết phục, hiện nay nó vẫn tiếp tục được dạy ở các đại học Oxford và Cambridge. Mill đã là người đứng đầu chủ nghĩa tự do chính trị trong thế kỷ 19, một người kế tục xuất sắc John Locke. Nếu như Locke và Rousseau đã chắp những đôi cánh tự do và cấp tiến cho lý thuyết xã hội trong giai đoạn đầu của thời kỳ hiện đại, thì chính Stuart Mill và Karl Marx đã vạch ra những phương hướng cho sự cải cách xã hội 100 năm sau này. Những tư tưởng của Marx và Mill được coi là những đối trọng bổ sung cho nhau trong tiến trình phát triển kinh tế chính trị và triết học xã hội.                     

Nguồn: Tạp chí Tia sáng, số 10, 20/05/2006

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…

Tin mới

Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.