20 năm giải thưởng KOVALEVSKAIA ở Viêt Nam: Vươn lên tầm cao trí tuệ
Bởi vậy, Giải thưởng KOVALEVSKAIA hơn 20 năm qua (1985-2005) ở Việt Nam có một ý nghĩa đặc biệt. Bà Sofia KOVALEVSKAIA (1850-1891), nhà toán học Nga, người bênh vực bình quyền cho phụ nữ, là phụ nữ đầu tiên trên thế giới giành được học vị tiến sĩ toán học và là giáo sư giảng dạy đại học. Những người đoạt giải này là các nhà khoa học nữ/tập thể khoa học nữ xuất sắc nhất trong nước, họ đều có sự nghiệp lâu dài và nổi bật trong nhiều ngành khoa học - kỹ thuật và các chuyên ngành y tế khác nhau. Nhân dịp Giải thưởng KOVALEVSKAIA Việt Nam tròn 20 tuổi (1985-2005), Nhà Xuất bản Phụ nữ đã cho ra mắt cuốn “Những nhà khoa học nữ Việt Nam được Giải thưởng KOVALEVSKAIA”.
Khi nhìn lại, một câu hỏi được đặt ra: Những yếu tố nào đã quyết định và tạo điều kiện cho sự thành đạt của các chị?
Trước khi nói về bản lĩnh nghị lực và tài năng hãy xét về môi trường văn hoá - xã hội, trong đó các chị đã sống và làm việc để tạo nên những công trình phục vụ đắc lực cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Hầu hết các chị sinh trưởng trong những gia đình trí thức cách mạng, có cha mẹ, anh chị, bạn đời là những nhà khoa học, hết lòng thương yêu, dìu dắt, cổ vũ họ trên con đường hoạt động khoa học đầy gian nan thử thách.
GS.TS Võ Hồng Anh đoạt giải KOVALEVSKAIA với các công trình Toán - Lý về thuyết Plasma và về vật lý chất rắn, là con gái duy nhất của nhà cách mạng Liệt sĩ Nguyễn Thị Quang Thái và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
GS Dương Thị Cương (trái) |
Khi được nhận Giải KOVALEVSKAIA, các chị thường nhắc đến những người thân của mình với lòng biết ơn trìu mến. GS.TSKH Nguyễn Thị Lê (nhận giải năm 1993) là một nhà khoa học đầu ngành về Ký sinh trùng học, cứ mỗi lần nhắc tới người bạn đời đã quá cố (GS.TSKH Phan Phải) chị không cầm được nước mắt, nhưng chị tự an ủi: “Điều khó nhất là vượt lên chính bản thân mình” và chị đã dũng cảm vượt lên số phận để làm khoa học một cách bền bỉ, đầy hiệu quả.
Như ta thấy, sự hình thành và phát triển đội ngũ những nhà khoa học công nghệ nữ sau Cách mạng là một nét mới trong lịch sử Việt Nam . Những người phụ nữ đã và sẽ đoạt giải KOVALEVSKAIA bằng nghị lực và tài năng của mình đương nhiên thuộc bộ phận ưu tú nhất trong số họ.
Nhắc tới “Những công trình nghiên cứu khoa học về lai tạo giống tằm trong 15 năm, 1988-2002”, chị Tường Vân, một nhà khoa học trong tập thể Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Nông nghiệp Lâm Đồng (nhận giải năm 1998), tâm sự: “Nói là 15 năm nhưng thực sự là công sức sáng tạo trong cả cuộc đời, vì các năm trước đó phải mầy mò tìm phương pháp lai tạo, tích luỹ kinh nghiệm, kiến thức, xác định hướng lai tạo… trước khi chính thức đi vào thực nghiệm đề tài”.
GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu (nhận giải năm 1988) thì cho rằng: “Phẩm chất đầu tiên mà người phụ nữ muốn dấn thân vào con đường khoa học là lòng đam mê nghiên cứu để có thể vượt qua mọi rào cản và phải lao động kiên trì, nghiêm túc thì mới mong có sự nghiệp khoa học”. Theo chị, “Những ngành khoa học thực nghiệm đòi hỏi làm việc nhiều trong Labô là thích hợp với nhiều chị em vì họ có đức tính kiên trì, cẩn thận, chính xác và khéo tay nữa”
Điều nhận xét trên đây của GS Phạm Thị Trân Châu khá đúng với
TS Lê Hoàng Thị Tố |
Còn có thể kể thêm nhiều nhà khoa học nữ đã xông pha từng trải không kém gì nam giới để hoàn thành sự nghiệp của mình. GS Vũ Thị Phan (nhận giải năm 1989) người học trò xuất sắc của GS Đặng Văn Ngữ, đã nhiều năm giữ chức trách Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sốt rét - Ký sinh trùng và Côn trùng, chị đi khắp mọi miền đất nước để tiếp tục hoàn thành công trình đầy tâm huyết do người thầy kính yêu đề ra, chị từng nói: “Phòng chống sốt rét là niềm đam mê suốt cuộc đời tôi”.
PGS Nguyễn Thị Dần |
Cùng với nghiên cứu khoa học, nhiều chị còn tham gia công tác giáo dục - đào tạo.
Chị Bùi Thị Tý, người phụ nữ Việt Nam được nhận giải KOVALEVSKAIA đợt đầu, sau 34 năm làm cô giáo, có 22 năm dạy hệ phổ thông chuyên toán, đào tạo nên rất nhiều học sinh xuất sắc, chị đã tâm sự: “tôi nghĩ rằng giáo viên là một nghề đáng trân trọng và thú vị vô cùng”.
Các chị công tác ở các trường, viện, nhờ nghiên cứu có kết quả mà không ngừng nâng cao được chất lượng giảng dạy.
Trong kinh tế thị trường, để đưa nhanh các kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống, nhiều nhà khoa học nữ đoạt giải KOVALEVSKAIA đã không ngần ngại lao vào hoạt động doanh nghiệp bằng tài quản lý và chất xám trong các công trình khoa học của mình.
Giám đốc Công ty Sơn KOVA nổi tiếng là TS Nguyễn Thị Hoè (nhận giải năm 1992) vốn là một nữ cán bộ nghiên cứu đầy bản lĩnh, vượt lên hoàn cảnh khó khăn của một bà mẹ nuôi ba con nhỏ trong thời chiến, để đạt được những thành tựu như ngày nay. Kỹ sư Nguyễn Thị Anh Nhân (nhận giải năm 1992), từ một cán bộ khoa học và quản lý của Liên hiệp Xí nghiệp thực phẩm vi sinh Hà Nội, sau các kết quả nghiên cứu triển khai, chẳng những đã cứu nguy cho xí nghiệp, mà sau này chị còn thành đạt trong việc xây dựng hãng bia HALIDA ở Việt Nam.
TS Nguyễn Thu Vân cùng TS Huỳnh Phương Liên là tập thể nữ nghiên cứu vắcxin ở Viện Vệ sinh dịch tễ TW, đã đoạt giải KOVALEVSKAIA năm 1999. Sau này chị Thu Vân trở thành Giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắcxin và chế phẩm số 2, đã sản xuất nhiều loại vắcxin thiết yếu cho việc phòng chống dịch bệnh với giá thành hạ, như vắcxin phòng chống viêm não Nhật Bản, viêm gan B và mới đây sản xuất vắcxin thử nghiệm chống cúm H5N1.
Điều đáng ca ngợi là ở các chị, những người phụ nữ trí thức khoa học, luôn giữ được truyền thống văn hoá tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”. PGS.TS Trần Thị Luyến, người đã có hơn 30 năm gắn bó với ngành Giáo dục - Đào tạo, 20 năm làm cán bộ quản lý, là tác giả của 9 cuốn sách, giáo trình giảng dạy về lĩnh vực chế biến thuỷ sản, chủ trì 10 đề tài khoa học, đã được tặng thưởng Huân chương Lao động, Giải thưởng KOVALEVSKAIA năm 2003: Trong gia đình chị là người đảm đang, chăm sóc chu đáo mẹ già và người chồng vốn là một nhà giáo ưu tú, nay bị liệt nửa người, lo nuôi dạy các con trưởng thành…
Các chị là niềm tự hào của phụ nữ và giới trí thức Việt Nam .