Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 26/05/2006 00:46 (GMT+7)

12 năm cho một ước mơ

Người mê khoa học

Ngay từ nhỏ cậu bé Phạm Xuân Mai (sinh năm 1945 tại Lạc Chính, Ý Yên, Nam Định) đã là một người say mê khoa học. Tốt nghiệp kỹ sư ngành cơ khí hoá chất Trường đại học Bách khoa Hà Nội năm 1966, Mai đã nổi tiếng với các nghiên cứu có ích cho cộng đồng. Ngay sau khi vừa ra trường, anh được điều về công tác tại Cục quản lý sản xuất của Bộ Y tế. Nhờ có vốn chuyên môn khá tốt trong thời gian này kỹ sư Mai đã được giao nhiệm vụ tham gia thiết kế mặt bằng, bố trí thiết bị công nghệ sản xuất cho Xí nghiệp Dược phẩm TW và một số xí nghiệp địa phương tại các cơ sở sơ tán trong thời gian chống Mỹ. Anh cũng được giao thiết kế chỉ đạo chế tạo thiết bị sản xuất, chế biến dược liệu cho xí nghiệp dược phẩm Hà Nội và Nam Hà. Năm 1971, khi xảy ra vụ nhà máy thuốc kháng sinh sản lượng 5 tấn/năm do Trung Quốc viện trợ bị ngập lụt ở Sơn Tây (ở độ sâu 3-5m), anh đã được mời làm trưởng đoàn cứu hộ bảo dưỡng thiết bị của cục Cục quản lý Bộ Y tế đi trục vớt toàn bộ thiết bị. Sau khi trục vớt thành công, anh được giao nhiệm vụ tổ chức bảo dưỡng lại toàn bộ thiết bị động lực và công nghệ của nhà máy để đưa vào hoạt động tiếp tục.

Tháng 1-1974, kỹ sư Mai đi chiến trường B (Ban dân y Nam Bộ B2). Sau giải phóng, anh công tác ở Ban dân y Nam Bộ. Sau đó anh về công tác ở Công ty thiết bị và hoá chất cấp I-TPHCM và từ năm 2003 đến nay anh là chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Công ty MERUFA (chuyển từ Xí nghiệp cao su Bộ Y tế).

Khoảng thời gian công tác ở Công ty thiết bị và hoá chất cấp I-TPHCM, kỹ sư Mai đã có nhiều công trình nghiên cứu quan trọng. Anh chủ trì nhiều nghiên cứu lớn như áp dụng phương pháp tiệt trùng nước bằng tia cực tím để sử dụng tại các bệnh viện. Sau đó đã chuyển giao lắp đặt thiết bị triệt trùng và đưa vào sử dụng thành công tại Bệnh viện Bình Dân TPHCM và Bệnh viện tỉnh Lâm Đồng. Đây cũng là lần đầu tiên công nghệ triệt trùng bằng tia cực tím được áp dụng ở các tỉnh phía Nam trong các bệnh viện và các đơn vị sản xuất thực phẩm nước uống. Thời gian đó, anh cũng là chủ trì của công trình nghiên cứu cải tiến công nghệ thiết bị sản xuất và bao cao su tránh thai (codom), chủ trì công trình nghiên cứu sản xuất tại Việt Nam bộ dây truyền dịch bằng nhựa (truyền serum) cho các bệnh viện trên toàn quốc, thay thế bộ dây truyền dịch nhập ngoại, phục vụ công tác cấp cứu, phòng bệnh. Anh cũng đã phối hợp với Viện hạt nhân Đà Lạt nghiên cứu giải pháp phát triệt trùng các sản phẩm y tế từ bức xạ gamma, nguồn Cobalt 60.

Có một sự kiện đặc biệt rất đáng nhớ đó là sau khi giải phóng, Nhà nước đã trang bị cho Bệnh viện Ung bướu TPHCM một bộ máy điều trị ung thư bằng nguồn phóng xạ Cobalt 60 của Tiệp Khắc. Máy đưa vào vận hành được một thời gian thì xảy ra sự cố rò rỉ nguồn phóng xạ do cửa sổ bằng chì của phòng chứa nguồn phóng xạ bị kẹt không đóng vào được. Việc nguồn xạ liên tục phóng ra ngoài có khả năng gây nhiễm xạ cho môi trường và khu vực. Ngay lúc ấy Bộ Y tế và thành phố đã khẩn cấp lập ngay một đoàn cán bộ y tế của Việt Nam để tham gia khắc phục sự cố vì không kịp thời gian mời chuyên gia Tiệp Khắc sang sửa chữa và gặp khó khăn về kinh phí. Lúc đó kỹ sư Mai được tín nhiệm giao là trưởng nhóm nghiên cứu phương pháp tiến hành xử lý sự cố nguồn phóng xạ Cobalt 60 này. Bằng sự say mê nghiên cứu và không ngại nguy hiểm, thậm chí phải liên tục mặc áo giáp bằng chì để làm việc trong môi trường nhiễm xạ độc hại, kỹ sư Mai đã tìm ra nguyên nhân của sự cố và toàn nhóm của anh đã hoàn thành công việc xuất sắc, nguồn phóng xạ đã được đóng lại, hư hỏng trong cơ cấu nguồn đã được khắc phục.

Miệt mài cho một ước mơ

Các công trình khoa học mà kỹ sư Mai thực hiện hầu hết là những công trình có ứng dụng cao cho cộng đồng. Đáng nhớ nhất trong những sáng tạo của anh chính là công trình vừa được trao giải thưởng Vifotec lần này. Đây là công trình nghiên cứu kéo dài suốt 12 năm (từ năm 1994 đến 2005) và có qui mô lớn. Có thể gọi công trình là một… đại công trình “vừa nghiên cứu, thiết kế sáng tạo, vừa thi công và sản xuất ra sản phẩm”. Nó chính là niềm tự hào của trí tuệ Việt Nam, vì hiện tại cả khu vực Đông Dương chưa có được một nhà máy nào có một dây chuyền sản xuất găng tự động như vậy.

Kể về lý do thực hiện công trình của mình, kỹ sư Mai cho biết: “Găng phẫu thuật là một sản phẩm chủ yếu và quan trọng được sử dụng tại các bệnh viện, trung tâm y tế… Từ nhiều năm nay, Bộ Y tế đã để găng mổ trong danh mục vật tư tiêu hao cơ bản và thiết yếu không thể để thiếu. Tuy nhiên từ trước đến nay tại Việt Nam chưa có một cơ sở nào sản xuất được găng mổ. Lâu nay, việc sản xuất găng chỉ được thực hiện một cách hoàn toàn thủ công, trong các cơ sở sản xuất nhỏ bé và lạc hậu. Vì vậy, sản phẩm không những có chất lượng thấp mà còn gây nhiều rủi ro cho bác sĩ và bệnh nhân”.

Chính vì vậy, kỹ sư Mai đã có ý nghĩ nên nghiên cứu một dây chuyền công nghệ và thiết bị để thay thế dây chuyền sản xuất thủ công, lạc hậu này. Miệt mài suốt 12 năm trời cùng sự giúp đỡ của các cộng sự, anh dành hết tâm huyết để nghiên cứu và hoàn thiện chúng. Công trình khi hoàn thành có tên gọi đầy đủ “Nghiên cứu công nghệ sản xuất, thiết kế chế tạo đưa vào hoạt động dây chuyền thiết bị - công nghệ đồng bộ nhà máy sản xuất găng phẫu thuật y tế từ cao su thiên nhiên, với 4 dây chuyền sản lượng 7 triệu đôi/năm, tổng sản lượng nhà máy 28 triệu đôi găng/năm.

Để hoàn thành công trình trên, kỹ sư Mai đã gặp nhiều khó khăn và thất bại nhiều lần. Do chưa có một mẫu “công nghệ và thiết bị sản xuất găng” ở trong nước để có thể tham khảo học hỏi nên trong công việc anh phải tự mày mò đi tìm tài liệu và tự hoàn chỉnh chúng. Chẳng hạn như sáng chế về mặt thiết bị, hệ thống nhúng để tạo hình găng tự động. Anh đã có tới 4 lần chế tạo: hệ thống máy găng thứ nhất (chế tạo lắp đặt năm 1994), hệ thống thứ 2 (chế tạo, lắp đặt năm 2000) sau đó là hệ thống máy găng thứ 3 và phải đến hệ thống thứ 4 (chế tạo, lắp đặt năm 2005) mới có hiệu quả.

Đến đầu năm 2005, kỹ sư Mai đã hoàn thành công trình vượt qua nhiều bước công nghệ phức tạp (15 bước), tạo ra một dây chuyền làm ra sản phẩm y tế kỹ thuật cao, dùng trực tiếp cho con người. Dây chuyền sản xuất mới do anh sáng chế nâng cao năng suất lên hơn 10 lần, giảm bớt lao động, giảm tiêu hao năng lượng, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm (đạt tiêu chuẩn quốc tế hiện hành) và giảm đáng kể tỷ lệ hư hao sản phẩm chỉ còn (3-4%, tỷ lệ hư hao khi làm thủ công là 30-50%). Đặc biệt đã có nhiều giải pháp công nghệ mới và độc đáo đã được kỹ sư Mai sáng tạo và áp dụng trong công trình.

Trong dây chuyền công nghệ này kỹ sư Mai đã nghiên cứu sử dụng nguồn nguyên liệu chính là Latex - cao su tự nhiên khai thác từ các dòng cao su trồng ở các công ty - nông trường của các tỉnh phía Nam. Dây chuyền sản xuất găng phẫu thuật hiện đại có giá thành thấp đã tiết kiệm cho ngân sách nhà nước hàng triệu đô la từ việc nhập trang thiết bị nước ngoài.

Hiện nay Công ty cổ phần MERUFA triển khai làm một nhà máy mới ở khu công nghiệp Vĩnh Lộc - TPHCM để thực hiện dây chuyền này. Kỹ sư Mai cho biết anh hiện đang nghiên cứu tiếp các giải pháp công nghệ mới, đó là: Thiết kế hệ thống băng chuyền tự động chuyển găng từ khu vực lột đến khu vực giặt, rửa, sấy găng. Nghiên cứu, thiết kế hệ thống lột găng tự động bằng nước áp lực cao. Với 2 giải pháp trên có thể rút số công nhân làm việc tại phân xưởng từ 4 người xuống còn 1 người (hoặc tối đa 2 người). Áp dụng công nghệ Plasma để xử lý bề mặt găng, nhằm đảm bảo găng sạch tuyệt đối. Đồng thời nghiên cứu tiệt trùng găng bằng kỹ thuật Electron Accelerator (máy gia tốc điện tử) thay thế cho tiệt trùng bằng Ethylene oxide hiện đang dùng, thiết kế bị đóng gói tự động vào túi giấy…

Nguồn: Khoa học & Đời sống cuối tuần, số 289, 13/5/06, tr 16-19

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…

Tin mới

Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.