Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 22/08/2022 09:31 (GMT+7)

10 nhà khoa học Việt Nam có tên trong bảng xếp hạng thế giới

10 nhà khoa học trong nước vừa được website Research.com xếp hạng bởi những thành tích xuất sắc trong công bố khoa học.

Theo thông tin từ ĐH Quốc gia Hà Nội, trong tháng 8/2022, website  research.com - cổng thông tin điện tử uy tín dành cho các nhà khoa học trên thế giới - đã công bố kết quả xếp hạng các nhà khoa học thế giới có thành tích xuất sắc trong công bố khoa học.
Research.com phân chia thành 24 lĩnh vực để xếp hạng. 10 nhà khoa học Việt Nam đang làm việc trong nước được xếp hạng trong 6 lĩnh vực: kỹ thuật và công nghệ, khoa học máy tính, khoa học môi trường, khoa học vật liệu, cơ khí và kỹ thuật hàng không vũ trụ, y học cộng đồng.
10 nha khoa hoc Viet Nam co ten trong bang xep hang the gioi
 GS.TS Phạm Hùng Việt, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội). Ảnh: HUS.
Đại học Quốc gia Hà Nội dẫn đầu khi có 4 nhà khoa học được thế giới xếp hạng trong 3 lĩnh vực: kỹ thuật công nghệ, khoa học môi trường, khoa học máy tính. 
Cụ thể, danh sách các nhà khoa học Việt Nam được xếp hạng gồm có:
GS.TS Khoa học Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội, lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ, 
GS.TS Phạm Hùng Việt và PGS.TS Từ Bình Minh đều thuộc Trường đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, lĩnh vực khoa học môi trường, Việt Nam có 2 người là 
PGS.TS Lê Hoàng Sơn - Viện Công nghệ thông tin - Đại học Quốc gia Hà Nội, lĩnh vực khoa học máy tính.
GS Nguyễn Văn Hiếu - Trường đại học Phenikaa, lĩnh vực Khoa học Vật liệu.
Lĩnh vực cơ khí và kỹ thuật hàng không vũ trụ có 4 nhà khoa học Việt Nam, trong đó Trường đại học Công nghệ TP.HCM có hai người là GS Nguyễn Xuân Hùng và PGS Phùng Văn Phúc; Trường đại học Tôn Đức Thắng có hai người là PGS Nguyễn Thời Trung và PGS Thái Hoàng Chiến.
Lĩnh vực y học - y học cộng đồng có PGS Trần Xuân Bách, Trường đại học Y Hà Nội.
Lĩnh vực hóa học, có GS Nguyễn Văn Tuấn (Phiiippe Derreumaux), Việt kiều Úc, Trường đại học Tôn Đức Thắng.
Bảng xếp hạng đánh giá dựa trên chỉ số D - chỉ số đánh giá trên cơ sở các bài báo khoa học và giá trị trích dẫn trong một lĩnh vực cụ thể.
Đợt xếp hạng này, trang mạng research.com đã xem xét dữ liệu của 166.880 nhà khoa học có năng suất công bố và trích dẫn hàng đầu thế giới. Research.com phân chia thành 24 lĩnh vực để xếp hạng.
Những con số thống kê trên phản ánh sự tiến bộ, nỗ lực và hội nhập không ngừng của các nhà khoa học Việt Nam, những lĩnh vực mà Việt Nam được ghi nhận trên bản đồ khoa học của thế giới.
Trước đó, tháng 10/2021, tạp chí PLoS Biology của Mỹ đã công bố kết quả xếp hạng 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2021. Theo thứ tự bảng xếp hạng này, GS.TS khoa học Nguyễn Đình Đức và PGS.TS Lê Hoàng Sơn là 2 trong số 5 nhà khoa học Việt Nam vào nhóm 10.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới.

Xem Thêm

An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.
GS. Nguyễn Hữu Tăng trọn đời vì khoa học, nặng lòng vì đất nước
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Hữu Tăng, nguyên Phó Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, một nhà vật lý lý thuyết hàng đầu, một nhà quản lý khoa học tâm huyết đã từ trần vào rạng sáng ngày 22/6/2025, hưởng thọ 89 tuổi. Sự ra đi của ông để lại niềm tiếc thương vô hạn cho giới khoa học và các thế hệ học trò, đồng nghiệp.
Huỳnh Thúc Kháng: Ngòi bút sắc hơn trăm vạn quân
Được biết đến là một chí sĩ yêu nước, một nhà cách mạng và một chính khách đức độ, di sản rực rỡ và truyền cảm hứng bậc nhất của cụ Huỳnh Thúc Kháng còn ở sự nghiệp báo chí nơi ngòi bút được mài sắc thành vũ khí đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc. Tên Huỳnh Thúc Kháng cũng được đặt cho trường dạy viết báo đầu tiên ở nước ta.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.