Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 27/05/2014 21:05 (GMT+7)

10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử - Những người đã có đóng góp to lớn cho toàn nhân loại

  1. Albert Einstein

Người đầu tiên trong danh sách là nhà vật lý Albert Einstein, ông sinh ra trong một gia đình gốc Do Thái. Ông là một nhà vật lý lý thuyết người Đức, được coi là cha đẻ của vật lý hiện đại và cũng là người phát triển thuyết tương đối. Đây được coi là thành tựu lớn nhất trong cuộc đời ông. Ông nhận được giải Nobel vật lý năm 1921. Trong suốt cuộc đời mình ông đã công bố hơn 300 bài báo khoa học cùng 150 đề tài ngoài khoa học. Có một điều thú vị rằng 3 tuổi Einstein mới biết nói và cho đến năm 8 tuổi - khi bắt đầu học đọc ông vẫn nói không thạo. Tuy nhiên ông lại bắt đầu mày mò với khoa học từ rất sớm, từ khoảng 10 tuổi ông đã bắt đầu mày mò làm các mô hình và thiết bị cơ học.

2. Isaac Newton

Chắc chắn chúng ta không còn ai lạ lẫm gì với giai thoại quả táo rơi xuống đầu giúp Newton đưa ra thuyết vạn vật hấp dẫn. Isaac Newton sinh ra trong một gia đình nông dân tại Anh sau đó được gửi lên thành phố để học tiếp trở thành một luật sư. Ngay từ đầu ngành học của ông là triết nhưng cùng lúc Newton cũng bị cuốn hút bởi toán học, quang học và cả thiên văn học.

Ông rất tài năng và đã đặt ra được những nền tảng cơ bản nhất cho vật lý mọi thời đại. Tuy nhiên ông không chỉ là một nhà vật lý tài năng mà còn là một nhà thiên văn học, triết học, toán học và giả kim. Những thành tựu ông để lại được coi là cực kì quan trọng, nền tảng của cơ học cổ điển của ông đã thống trị các quan niệm về vật lý khoa học trong suốt 3 thế kỉ tiếp theo thời kì đó. Trong toán học, ông cũng Leibniz đã cùng nhau phát triển phép tính vi phân và tích phân, ngoài ra Newton còn đưa ra nhị thức Newton tổng quát. Nhiều đánh giá khác cho rằng, chính Newton chứ không phải Einstein mới là người có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử khoa học.

3. Galileo Galilei

Trước thời đại của Newton khoảng gần 200 năm, nhà khoa học nổi tiếng nhất bấy giờ là Galilei. Ông là một nhà thiên văn học, vật lý học, toàn học và triết học người Ý. Ông đã có những đóng góp rất quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học. Về thiên văn, ông đã có những cải tiến cho kính thiên văn và là người ủng hộ chủ nghĩa Copernicus.

Sự chuyển động của các vật thể tăng tốc đều, được dạy ở hầu hết trong các khóa học về vật lý của các trường trung học và cao đẳng, đã được Galileo nghiên cứu trong chủ đề về chuyển động học. Những đóng góp của ông trong thiên văn học quan sát gồm vệc xác nhận các tuần của Sao Kim bằng kính thiên văn, phát hiện bốn vệ tinh lớn nhất của Sao Mộc, được đặt tên là các vệ tinh Galileo để vinh danh ông, và sự quan sát và phân tích vết đen Mặt Trời. Galileo cũng làm việc trong khoa học và công nghệ ứng dụng, cải tiến thiết kế la bàn.

Sự bênh vực của Galileo dành cho Chủ nghĩa Copernicus đã gây tranh cãi trong đời ông. Quan điểm địa tâm đã là thống trị từ thời Aristotle, và sự tranh cãi nảy sinh sau khi Galileo trình bày thuyết nhật tâm như một minh chứng khiến giáo hội Công giáo Rôma cấm tuyên truyền nó như một sự thực đã được chứng minh, vì nó chưa được chứng minh theo kinh nghiệm ở thời điểm ấy và trái ngược với ý nghĩa của Kinh Thánh. Galileo cuối cùng buộc phải từ bỏ thuyết nhật tâm của mình và sống những ngày cuối đời trong cảnh bị quản thúc tại gia theo lệnh của Toà án dị giáo La Mã.

4. Charles Robert Darwin

Darwin là một nhà nghiên cứu người Anh nổi tiếng trong lĩnh vực tự nhiên học. Chúng ta thường biết tới ông qua lý thuyết chọn lọc tự nhiên – lời giải thích chính yếu cho quá trình tiến hóa của con người. Đây được coi là lý thuyết thống nhất cho các ngành khoa học sinh vật vì có thể đưa ra lời giải thích duy lý cho sự đa dạng loài. Cuộc đời ông dành cho khoa học, ông đã mất 5 năm đi vòng quanh thế giới để có thể nảy sinh và chứng minh được sự hợp lý trong công trình của mình. Ban đầu công trình này gây ra tranh cãi với giáo hội, tuy nhiên cuối cùng nó cũng được cả thế giới khoa học chấp nhận.

5. Aristotle 

Tiếp tục trong danh sách là khoa học Hy lạp cổ đại Aristole. Lĩnh vực nghiên cứu của ông cũng được trải dài từ vật lý học, siêu hình học, lý luận học, ngôn ngữ học tới cả những vấn đề như thơ văn, kịch nghệ, âm nhạc… Ở thời điểm của mình, cùng với Platon và Socrates, ông là trụ cột của văn minh Hy Lạp cổ đại. Lý thuyết về ngành động vật học của Aristoteles đã không thay đổi và được giảng dạy tại tất cả các trường học trong nhiều thế kỷ cho tới khi nhà khoa học người Anh, Charles Darwin, đề cập tới Thuyết tiến hóa vào thế kỷ 19. Số lượng sách ông để lại cũng rất lớn với đủ các thể loại tuy nhiên số lượng còn lại đến bây giờ là rất ít.

6. Thomas Edison

Không nhà khoa học nào trong lịch sử đạt được thành tựu được cấp bằng sáng chế với số lượng lên tới hơn 1000 sản phẩm như Edison. Ông không chi là một nhà sáng chế đại tài mà cũng là một thương nhân tài năng. Thực tế rằng có nhiều phát minh ý tưởng ban đầu không phải là của ông nhưng sau khi được ông thay đổi và sáng tạo lại đã thành công (điển hình là bóng đèn). Không những vậy nhiều công trình sáng tạo cũng là tác phẩm của nhiều người làm việc cho ông. Thời đi học, ông nổi tiếng với tính cách hiếu kì và sự… ốm yếu.

7. Alessandro Giuseppe Antonio Anastasio Volta 

Tiếp theo trong danh sách là một bá tước người Ý. Ngay từ nhỏ ông đã say mê khoa học tự nhiên, khi trưởng thành ông trở thành giảng viên vật lý và triết học tại quê hương. Từ sau những năm 1765, ông bắt đầu quan tâm đến hiện tượng tĩnh điện, nghiên cứu về nó và cho đến năm 1769 cuốn sách về tĩnh điện của ông đã được ra mắt: "Về sự hấp dẫn của điện" giải thich về một số hiện tượng tĩnh điện, vào năm 1776, ông là người đầu tiên phát hiện ra khí Methane. Sau đó một thời gian ông phát minh ra pin điện. Đơn vị điện thế Volt được đặt theo tên của ông.

8. Stephen Hawking

Sau Albert Einstein, người ta không hi vọng có thêm một thiên tài khoa học xuất chúng xuất hiện trong thế kỉ 20 nữa. Tuy nhiên Stephen Hawking đã xuất hiện và trở thành điểm sáng. Ông là một nhà vật lý lý thuyết, vũ trụ học, tác giả của nhiều công trình khoa học tiêu biểu là lý thuyết kì dị hấp dẫn và tiên đoán lý thuyết hố đen phát ra bức xạ. Hawking cũng nổi tiếng với việc viết những cuốn sách phổ biến khoa học trong đó ông thảo luận lý thuyết của ông cũng như vũ trụ học nói chung: cuốn  “Lược sử thời gian”. Ông bị một căn bệnh hiểm nghèo và chỉ có thể giao tiếp qua một thiết bị hỗ trợ phát giọng nói.

9. Louis Pasteur 

Tiếp theo trong danh sách là một nhà khoa học nổi tiếng người Pháp – Louis Pasteur. Lĩnh vực của ông là vi sinh vật học. Có một điều thú vị rằng ông chưa bao giờ chính thức học y khoa mà ngành học cua ông là Văn và Toán. Sau này ông có theo học cả hóa học, vật lý và thinh thể học. Nhà khoa học này có rất nhiều thành tự khoa học liên qan tới nhiều các lĩnh vực khác nhau như tinh thể học, phát hiện nấm men là tác nhân gây nên quá trình lên men, các công trình nghiên cứu về bia và rượu vang, một số bệnh của động vật (chứng nhiễm trùng, điều trị dự phòng bệnh dại). Ông cũng là thành viên của rất nhiều Viện Hàn lâm tại Pháp cũng như ở nước ngoài. Nhiều ngôi làng và đường phố trên thế giới mang tên ông. Có thể nói tài năng và cống hiến của ông đã vượt qua biên giới địa lý và chính trị.

10. Jagadish Chandra Bose 

Đây là một nhà khoa học Ấn Độ. Ông vừa là nhà vật lý, sinh vật học, thực vật học, khảo cổ học lừng danh tế giới. Ông đã có những thành công lớn đối với radio và lò vi sóng. Ông là một trong những nhà sáng lập Học viện Khoa học Quốc gia Ấn Độ, chủ tịch Hội nghị Khoa học Ấn Độ lần thứ 14, là thành viên của Học viện Hoàng gia Anh, thành viên Học viện Khoa học Vienna (Áo), thành viên Hội Khoa học Phần Lan, vv… Ông được Hoàng gia Anh phong tước Hiệp sỹ vào năm 1917.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…