Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 18/11/2020 15:55 (GMT+7)

Phú Yên: Những nhà khoa học “nhí” sáng tạo

Tính đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Yên (Liên hiệp Hội Phú Yên) là cơ quan Thường trực Cuộc thi (Trưởng ban Tổ chức Cuộc thi) phối hợp với Sở giáo dục&Đào tạo; Sở KH&CN và Tỉnh đoàn Phú Yên đã tổ chức có hiệu quả5 kỳ Cuộc thi Sáng tạo Thanh, Thiếu niên - Nhi đồng, theo đó cũng có những mô hình đạt những giải thưởng Cuộc thi cấp toàn quốc, do Qũy Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (Vifotec) tổ chức.

Nhìn chung những mô hình, sản phẩm của các em học sinh tham gia các kỳ Cuộc thi đều bắt nguồn từ cuộc sống. Qua đó cho thấy, đây là một sân chơi trí tuệ góp phần khơi dậy tiềm năng, phát huy tư duy sáng tạo nghiên cứu khoa học của thế hệ trẻ...

Lãnh đạo Liên hiệp Hội Phú Yên trao giải Nhì Cuộc thi lần thứ 5 (2019-2020).

Những sáng tạo hữu ích

Xuất phát từ thực tế đời sống hàng ngày, cùng với niềm đam mê nghiên cứu sáng tạo, nhiều học sinh trong lứa tuổi  Thanh, Thiếu niên và Nhi đồng ở tỉnh Phú Yên đã chế tạo ra những mô hình, sản phẩm độc đáo, hữu ích cho cộng đồng.

Việc diệt trừ muỗi để phòng chống dịch bệnh đối với con người không là câu chuyện không mới nhưng tại Cuộc thi TTN-NĐ tỉnh Phú Yên lần thứ 1 (2015-2016) nhóm tác giả Cao Hòa Vũ và Huỳnh Thị Ngân, học sinh lớp 8 Trường THCS Hòa An (huyện Phú Hòa- Phú Yên)tham giasản phẩm “Máy diệt muỗi đa năng”. Đạt giải Nhì cấp tỉnh và được chọn tham gia Cuộc thi Sáng tạo TTN-NĐ toàn quốc lần thứ 12 (2015-2016) đạt giải Ba, giải pháp được Hội đồng giám khảo đánh giá cao về tính sáng tạo và dễ áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.

Học sinh Cao Hòa Vũ, chia sẻ: “Trong quá trình học tập, được thầy cô giáo hướng dẫn tham gia nghiên cứu sáng tạo kỹ thuật và luôn khuyến khích chúng em vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Từ đó chúng em chọn mô hình diệt trừ con muỗi để tham gia Cuộc thi…được giải thưởng cấp tỉnh và cấp toàn quốc chúng em rất vui và kích thích niềm hứng thú, đam mê tìm tòi, nghiên cứu của chúng em ”.

Hay như Cuộc thi lần thứ 2 ( 2016-2017)có trên 100 mô hình, sản phẩm thuộc các lĩnh vực tham gia dự thi. Một số giải pháp tiêu biểu của Cuộc thi như: “Thiết bị dạy học cho người khiếm thị”của nhóm tác giả Nguyễn Lê Sang, Lê Nguyên Trí. “ Đèn bàn học đa năng”nhóm tác giả Võ Ngọc Quỳnh Như, Hồ Nguyễn Trung Kiên; “ Rô bốt quản lý căn hộ qua internet”,“Máy bơm nước tự động” ... Ban Tổ chức Cuộc thi đã lựa chọn một số mô hình sản phẩm tiêu biểu đạt giải cao tại Cuộc thi cấp tỉnh, tham dự Cuộc thi toàn quốc lần thứ 13 ( 2016-2017)và giải pháp “Máy vớt rác tự động trên kênh mương”của nhóm tác giải: Võ Trần Minh Phú và Huỳnh Bảo Hân ở Trường THCS Phan Đình Phùng, huyện Tây Hòa- Phú Yên đạt giải Khuyến Khích cấp quốc gia.

Gần đây, tại Cuộc thi lần thứ 5 (2019-2020), ngoài các mô hình có chất lượng kỹ thuật cao còn có những mô hình rất gần gũi với cuộc sống đời thường của người dân. Với ý nghĩ của các học sinh là nhằm giảm đi thời gian và sức lao động cho con người trong sinh hoạt và sản xuất. Cụ thể như mô hình “Máy xăm gừng”của nhóm tác giả: Nguyễn Ngọc Như Băng (Lớp 8A) và Nguyễn Đặng Hoàng Việt (lớp 8 C) của trường THCS Triệu Thị Trinh (Tx. Sông Cầu-Phú Yên) hay mô hình “Dụng cụ tách lấy hạt ngô”của đôi bạn học sinh Nguyễn Ngọc Tin (lớp 9B) và Trần Đặng Minh Châu (lớp 9K) trường THCS Hùng Vương- Tp. Tuy Hòa-Phú Yên.

Tại Lễ tổng kết trao giải cuộc thi lần thứ 5 (2019-2020) vừa qua, ông Nguyễn Vă Khoa, Chủ tịch Liên hiệp Hội Phú Yên, Trưởng ban Tổ chức Cuộc thi, đánh giá: “Những mô hình, sản phẩm tham dự  Cuộc thi có nhiều ý tưởng mới, sáng tạo mới được khơi nguồn từ cuộc sống hàng ngày. Trong đó, nhiều mô hình sản phẩm có giá trị được bắt khả năng ứng dụng rộng rãi trong đời sống, giảng dạy và học tập”.

Quang cảnh Chung khảo Cuộc thi lần thứ 5(2019-2020).

Phát triển cả chất và lượng

So với các tỉnh khác ở Phú Yên tổ chức Cuộc thi sáng tạo TTN-NĐ còn hạn chế, tính đến nay chỉ có 5 Cuộc thi (1996-2020). Nhưng qua mỗi kỳ Cuộc thi số lượng tác giả, nhóm tác giả tham gia ngày càng đông kể cả chất lượng của từng mô hình giải pháp ngày càng đầu tư về kỹ thuật và tính mỹ thuật. Điều đó nói lên sự hưởng ứng của các “ nhà khoa học nhí”đến với hoạt động ngày càng đông đảo.

Vợ chồng ông Nguyễn Văn Tuấn và bà Nguyễn Thị Tường An, ở thôn Lương Phước, xã Hòa Tân Tây, huyện Phú Hòa-Phú Yên, là Phụ huynh của học sinh Nguyễn Vĩnh Tường  ( lớp 8A, THCS Huỳnh Thúc Kháng, huyện Tây Hòa-Phú Yên.Thành viên nhóm tác giả, mô hình “Mạch điện điều khiển dàn phơi đồ tự động” – Mô hình đạt giải Ba, Cuộc thi lần thứ 5 (2019-2020))phấn khởi, chia sẻ: “ Rất vui vì sản phẩm của con được giải thưởng…Vui hơn là từ việc hong phơi quần áo hằng ngày mà các cháu đã sáng tạo ra ý tưởng để ứng dụng vào cuộc sống”.

Còn học sinh Võ Lê Nhật (lớp 8A- THCS Nguyễn Du, huyện Đồng Xuân- Phú Yên)tác giả mô hình “Máy cắt nghệ, gừng và rau, củ, quả các loại”thẳng thắng cho biết: “ Nói là Cuộc thi dành cho TTN-NĐ nhưng chúng ta chủ quan không đầu tư vào mô hình thì khó có kết quả cao- Tuy đạt giải Ba, nhưng đây là kết quả thuyết phục vì sản phẩm của em so với các bạn còn hạn chế nhiều mặt. Kỳ thi sau em cố gắng hơn”

Để có những sản phẩm mô hình có chất lượng hoặc số lượng tham gia vào các kỳ Cuộc thi ở tỉnh Phú Yên nói riêng và cả nước nói chung đều có sự quan tâm đúng mực, đặc biệt là vai trò của các Phòng giáo dục & Đào tạo huyện, thị xã, thành phố…điển hình như  huyện Tây Hòa - Phú Yên, chung khảo Cuộc thi lần thứ 5 (2019-2020), có 08 sản phẩm nhưng có 05 sản phẩm đạt giải (01 giải Nhất; 02 giải Ba và 02 giải Khuyến Khích)

Tại Lễ tổng kết trao giải cuộc thi lần thứ 5 (2019-2020) vừa qua, ông  Phan Đình Phùng: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, đánh giá “ So với các Cuộc thi lần trước- năm nay có nhiều đổi mới từ  thành viên giám khảo chấm thi, Cúp lưu niệm…đặc biệt là chất lượng các sản phẩm mô hình…” ./.

                                                                                    Tác giả bài và ảnh:Huỳnh Đức Thế

Xem Thêm

Tin mới