Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 20/06/2023 14:16 (GMT+7)

Xã hội hóa nguồn lực bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu

Ngày 20/6, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với Trung tâm Con người và Thiên nhiên, Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Tài nguyên vùng cao, Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã tại Việt Nam và Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển tổ chức Hội thảo “Xã hội hóa nguồn lực bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu”.

tm-img-alt

Toàn cảnh buổi hội thảo

PGS.TS Phạm Quang Thao – Phó Chủ tịch LHHVN, TS. Lê Công Lương – Phó Tổng Thư ký kiêm Trưởng ban KHCN và MT LHHVN và ông Trịnh Lê Nguyên – Giám độc Trung tâm Con người và Thiên nhiên đồng chủ trì hội thảo.

Phát biểu khai mạc tại hội thảo, PGS.TS Phạm Quang Thao – Phó Chủ tịch LHHVN cho biết, với vai trò là tổ chức chính trị - xã hội của đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam, LHHVN trong thời gian qua thực hiện nhiều nội dung nhằm góp phần trực tiếp hoặc gián tiếp thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ, chuyển đổi số, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

tm-img-alt

PGS.TS Phạm Quang Thao – Phó Chủ tịch LHHVN

Ngày 22/5 hằng năm được Liên hợp quốc chọn là Ngày Quốc tế đa dạng sinh học với mục tiêu nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hành động về đa dạng sinh học. Mong rằng, thông qua hội thảo ngày hôm nay, cộng đồng các tổ chức, các nhà khoa học, nhà quản lý cùng nhau chia sẻ, thảo luận để thúc đẩy các cơ chế, chính sách nhằm thực hiện tốt hơn chủ trương xã hội hóa, huy động nguồn lực hiệu quả để chung tay góp phần vào mục tiêu quốc gia và toàn cầu về bảo tồn thiên nhiên, thích ứng biến đổi khí hậu, đồng thời cùng hành động để bảo tồn thiên nhiên, điều hòa khí hậu, giảm thiểu ô nhiễm, góp phần phát triển bền vững đất nước, PGS.TS Phạm Quang Thao cho biết thêm.

Theo ý kiến TS. Lê Công Lương – Phó Tổng Thư ký kiêm Trưởng ban KHCN và MT LHHVN cho biết, nhiều năm qua LHHVN và các hội thành viên, các đơn vị KH&CN đã tổ chức truyền thông về vai trò của đa dạng sinh học và ý nghĩa của Ngày Đa dạng sinh học (22/5), Ngày Môi trường Thế giới (5/6), Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương thế giới (8/6), Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn cho cộng đồng, tập trung vào giới trẻ để nâng cao nhận thức. Bên cạnh đó, LHHVN cũng tiến hành các hoạt động tuyên truyền về Ngày Đa dạng sinh học thông qua các hình thức khác như viết bài đăng báo giấy, báo điện tử, treo áp phích, tranh cổ động, in tờ rơi, phát áo, mũ có hình ảnh, logo tuyên truyền.

Các hội thành viên, các đơn vị KH&CN đã đẩy mạnh việc phổ biến các kết quả thực hiện trong các hoạt động về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu. Thông qua hệ thống báo chí, xuất bản trong và ngoài hệ thống, các tổ chức thuộc LHHVN đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, phục vụ phát triển bền vững cho cộng đồng dân cư

tm-img-alt

Lê Công Lương – Phó Tổng Thư ký kiêm Trưởng ban KHCN và MT

Còn đối với ý kiến của TS Nguyễn Ngọc Sinh –  Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) cho hay, nhiều năm qua VACNE đã tham gia tích cực bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển xanh, phát triển bền vững. TS Nguyễn Ngọc Sinh cũng mong LHHVN tiến tới có các quy định cụ thể nhằm khuyến khích và huy động sức mạnh cộng đồng bảo vệ môi trường, chú trọng tăng cường năng lực cho cộng đồng đủ sức chủ động bảo vệ môi trường.

tm-img-alt

TS Nguyễn Ngọc Sinh – Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường ViệtNam (VACNE)

Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe trình bày về các chính sách xã hội hóa cho bảo tồn thiên nhiên, thực hiện NBSAP và khung đa dạng sinh học toàn cầu ở Việt Nam; Kinh nghiệm quốc tế về huy động nguồn lực, hỗ trợ, tài trợ cho các tổ chức phi lợi nhuận trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên; Sự cần thiết của xã hội hóa nguồn lực trong bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học; Xã hội hóa việc huy động nguồn lực cho phục hồi thiên nhiên và ứng phó biến đổi khí hậu; Kinh nghiệm huy động nguồn lực xã hội để thực hiện các hoạt động trồng và phục hồi rừng: Bài học kinh nghiệm dự án phục hồi rừng sông Gianh và sông Thạch Hãn; Hiệu quả từ xã hội hóa cho bảo vệ rừng và phát triển rừng: Bài học từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

tm-img-alt

Các đại biểu dự hội thảo

Các đại biểu đã trao đổi và đưa ra nhiều giải pháp như cần đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, cung cấp kiến thức, phổ biến chính sách, luật pháp về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học cho cộng đồng, doanh nghiệp để nâng cao nhận thức, hiểu biết và chủ động, tự giác tham gia. Bên cạnh đó, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, luật pháp, đảm bảo đồng bộ, công khai, minh bạch; cần phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn cho địa phương trong việc chỉ đạo, tuyên truyền, vận động xã hội hóa; làm rõ quyền, lợi ích và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia; ban hành kịp thời các quy định về sử dụng nguồn lực xã hội hóa; thống nhất cách hiểu, cách làm, cách huy động, vận động xã hội hóa.

Nhà nước cần tiếp tục có chính sách khuyến khích hoạt động xã hội hóa trong nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ nhằm tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, năng lượng, giảm chất thải, phát thải khí nhà kính; phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ môi trường sản xuất các sản phẩm, hàng hóa thân thiện với môi trường, tiến tới hạn chế nhập khẩu trang thiết bị, dụng cụ của nước ngoài, sử dụng sản phẩm trong nước giá thành hạ, chất lượng tốt, dễ vận hành sử dụng, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.

Cần phân định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp và của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp tham gia xã hội hóa; ban hành cơ chế chính sách, hướng dẫn, kiển tra, giám sát, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, thẩm định công nghệ, hỗ trợ pháp lý, tuyên truyền, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong hoạt động xã hội hóa bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học.

Xem Thêm

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Yên Bái: Hội thảo phòng ngừa rủi ro trên không gian mạng
Sáng ngày 11/11, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Trung tâm Phát triển Khoa học công nghệ và Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng (CDSH) tổ chức Hội thảo báo cáo kết quả khảo sát về phòng ngừa rủi ro trên không gian mạng cho thanh niên.
Đề xuất giải pháp quản lý, vận hành, khai thác công trình cấp nước sạch trong xây dựng nông thôn mới
Nước là nguồn tài nguyên quý giá quyết định sự tồn tại của con người cũng như sự sống của sinh vật trên trái đất. Nước không chỉ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người mà còn có ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống người dân, sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội. Trong xây dựng nông thôn mới, việc bảo đảm cung cấp nước sạch là một trong những tiêu chí quan trọng.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.