Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 16/05/2022 10:29 (GMT+7)

Vĩnh Phúc : Góp ý Dự thảo Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030

Ngày 13/5/2022, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Hội thảo khoa học Tư vấn phản biện dự thảo Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Dự Hội thảo về phía Trung ương có ông Nguyễn Văn Thạo, nguyên trợ lý Chủ tịch nước, nguyên Phó Văn phòng Trung ương Đảng; ông Trương Mạnh Tiến, Chủ tịch Hội kinh tế môi trường Việt Nam; ông Đặng Việt Dũng, Chủ tịch Tổng Hội xây dựng Việt Nam và lãnh đạo đại diện cơ quan, ban, ngành của tỉnh Vĩnh Phúc.

tm-img-alt

Dự thảo Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm 3 phần: Mở đầu, nội dung quy hoạch và giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch.  Trong đó nội dung quy hoạch tập trung cụ thể vào phân tích, đánh giá, dự báo các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của địa phương; thực trạng phát triển kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hệ thống đô thị và nông thôn; quan điểm, mục tiêu và lựa chọn phương án phát triển của tỉnh; phương hướng phát triển các ngành quan trọng trên địa bàn; phương án phát triển đô thị, nông thôn, các khu chức năng; phát triển kết cấu hạ tầng; quy hoạch xây dựng vùng huyện, liên huyện.

Góp ý vào dự thảo, các thành viên Hội đồng nhất trí về sự cần thiết lập Quy hoạch tỉnh và đánh giá cao sự chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, bám sát sự chỉ đạo của Trung ương và các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII của cơ quan tham mưu dự thảo. Nội dung lập Quy hoạch cơ bản tuân thủ theo Luật Quy hoạch năm 2017, Nghị định 37 và của Chính phủ và Quyết định số 998 của Thủ tướng Chính phủ.

Tại Hội thảo, nhiều đại biểu cho biết tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh trong 5 năm gần đây thấp hơn so với kế hoạch đề ra, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh 10 năm qua không ổn định, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, đề nghị trong báo cáo cần chỉ rõ nguyên nhân của những han chế để có giải pháp khắc phụ trong thời gian tới và lựa chọn phương án tăng trưởng phù hợp. Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng tư duy quy hoạch trong báo cáo chưa được rõ; cách tiếp cận và phương pháp thực hiện quy hoạch mang tính tuền thống, chưa có sự đổi mới, đột phá; nội dung các quy hoạch chưa gắn kết với quy hoạch tổng thể quốc gia và quy hoạch ngành. Dự thảo Quy hoạch cũng chưa làm rõ được những thách thức, tiềm năng, vị thế, vai trò của tỉnh đối với vùng, quốc gia. Các đại biểu đề nghị cần rà soát lại cách xây dựng kịch bản, giải thích lý do không cần sử dụng phân tích, dự báo các tác dộngđến môi trường của Quy hoạch; cụ thể hơn những điểm mạnh, điểm yếu của tỉnh so với các tỉnh/thành lân cận; cụ thể các tiêu chí để đạt các mục tiêu đã đề ra. Trong đánh giá hiện trạng sử dụng đất, có đại biểu cũng cho ý kiến cần đánh giá sâu hơn về tính hợp lý và hiệu quả của việc phân bổ, sử dụng đất cho các ngành và lĩnh vực.

Về phương hướng phát triển các ngành kinh tế quan trọng trên địa bàn tỉnh, có đại biểu chỏ ằng báo cáo Quy hoạch đang thiếu và cần bổ sung phương án sắp xếp, tổ chức không gian phát triển các khu, cụm công nghiệp, phát triển du lịch, phát triển các vùng sản xuất nông nghieepjt ập trung, trung tâm thương mại, hội chợ của tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bên cạnh đó, định hướng phát triển các ngành kinh tế quan trọng của tỉnh cũng chưa đề cập đến nhiệm vụ chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thưng mại, dịch vụ, du lịch của tỉnh; định hướng liên kết phối hợp giữa các ngành, lĩnh vực của tỉnh với các ngành, lĩnh vực của thủ đô Hà Nội và các tỉnh trong khu vực.

Trong giải pháp và nguồn lực thực hiện, một số đại biểu đề nghị đơn vị tư vấn làm rõ nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực cho từng thời kỳ 2021 - 2025 và 2026 – 2030 về số lượng cũng như chất lượng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho từng giai đoạn để đáp ứng theo nhu cầu phát triển; nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách về phát triển và thu hút nguồn nhân lực cho phù hợp từng thời kỳ; nghiên cứu, bổ sung giải pháp cải thiện thể chế, môi trường đầu tư và kinh doanh như: Phân công, phân cấp và ủy quyền, cải cách thủ tục hành chính…

Để hoàn thiện Báo cáo Quy hoạch tỉnh, Hội đồng Tư vấn phản biện đề nghị đơn vị tư vấn tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu và thành viên Hội đồng, sớm bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt./.

Xem Thêm

Đoàn thanh niên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam thực hiện tình nguyện tại Thái Nguyên
Chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Liên hiệp Hội Việt Nam (26/3/1983-26/3/2023) và Ngày thành lập ĐTNCS Hồ Chí Minh 26/3, trong không khí rộn ràng của tháng Thanh niên, ngày 17-3, Đoàn Thanh niên Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp cùng ĐTN Bộ Nội vụ và ĐTN Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức chương trình "Hành trình về nguồn - Đến với địa chỉ đỏ" tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
Phát triển nhà ở xã hội: Cần bổ sung cụ thể vào Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)
Trong tờ trình về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, nhiều năm qua, việc chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đắk Nông: Tổ chức diễn đàn về tư vấn phản biện
Sáng ngày 19/7/2022, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Nông phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh tổ chức diễn đàn khoa học tư vấn, phản biện và giám định xã hội đề án “Phát triển kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Ngày 13/5/2022, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp Hội) Hà Giang đã tổ chức Hội thảo tư vấn phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo “Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở”. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh, các Hội thành viên Liên hiệp Hội Hà Giang và các chuyên gia TVPB ở tỉnh.
Yên Bái: Tham gia phản biện vấn đề bảo tồn, phát triển và sử dụng nguồn dược liệu
Ngày 23/4, tại Khu du lịch Ao Vua, Ba Vì, Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học về “Bảo tồn, phát triển và sử dụng nguồn dược liệu vì sức khỏe cộng đồng”. Đây là sự kiện khoa học ngành dược liệu lần đầu được Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Ao Vua tổ chức.

Tin mới

Duyên nợ với Vusta
Hơn 20 năm trước, khi còn ngồi trên ghế giảng đường đại học, tôi nhận học bổng của Vusta, nhưng chưa biết rằng sau này tôi đã gắn bó hơn nửa thời gian công tác đầy duyên nợ.
Đắk Lắk: Triển khai Cuộc thi sáng tạo lần thứ 11 - năm 2023
Cuộc thi do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh cùng Sở Khoa học và Công nghệm, Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh Đoàn Đắk Lắk phối hợp thực hiện. Cuộc thi dành cho đối tượng là tất cả các em thanh thiếu niên, nhi đồng trong tỉnh từ 6 – 18, khuyến khích các em nhỏ tuổi, vùng sâu, vùng xa tham gia.
Thanh Hóa: Đoàn công tác của Liên hiệp hội Thanh Hóa thăm, làm việc với Liên hiệp hội Quảng Ngãi
Thực hiện Chương trình công tác năm 2023, ngày 17/3/2023, tại văn phòng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiêp hội) Quảng Ngãi, đoàn công tác Liên hiệp hội Thanh Hóa do đồng chí Nguyễn Văn Phát - Chủ tịch Liên hiệp hội Thanh Hóa - làm trưởng đoàn, đã có cuộc làm việc với Liên hiệp hội Quảng Ngãi.
Khẳng định vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam
Ngày 20/3, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam gặp gỡ báo chí công bố Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ gặp mặt đội ngũ trí thức (18/5/1963 - 18/5/2023) và 40 năm Ngày thành lập Liên hiệp Hội Việt Nam (26/3/1983 - 26/3/2023). Chủ trì buổi họp có PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch, đồng chí Phạm Hữu Duệ, Trưởng Ban Tổ chức và Chính sách Hội, Lê Thanh Tùng, Trưởng Ban TT&PBKT LHHVN.
Phê duyệt dự án Đồng quản lý đa dạng sinh học và cải thiện sinh kế cho người dân khu vực quy hoạch bảo tồn Vọc gáy trắng
Dự án “Đồng quản lý đa dạng sinh học và cải thiện sinh kế cho người dân khu vực quy hoạch bảo tồn Vọoc gáy trắng tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam” do Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Tài nguyên vùng cao thực hiện với nguồn kinh phí viện trợ nước ngoài không hoàn lại 192.473 USD từ tổ chức Botanic Gardens Conservation International - Tổ chức Bảo tồn Vườn thực vật quốc tế, quốc tịch Anh.
Phú Yên: Phát động hưởng ứng Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam
Sáng 15/3, tại siêu thị Co.op Mart Tuy Hòa, Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Phú Yên phối hợp Sở Công Thương Tỉnh tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 15/3/2023 và hoạt động kết nối, tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của tỉnh với người tiêu dùng.
Lào Cai: Nhiều ý kiến của trí thức góp ý cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Sau gần một tháng triển khai, đã có trên 100 ý kiến của đội ngũ trí thức trong tỉnh góp ý vào các nội dung dự Luật Đất đai (sửa đổi). Các ý kiến góp ý được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, UB MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai tiếp tục tổng hợp, kiến nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu bổ sung hoạt thiện dự thảo luật.
Đoàn thanh niên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam thực hiện tình nguyện tại Thái Nguyên
Chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Liên hiệp Hội Việt Nam (26/3/1983-26/3/2023) và Ngày thành lập ĐTNCS Hồ Chí Minh 26/3, trong không khí rộn ràng của tháng Thanh niên, ngày 17-3, Đoàn Thanh niên Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp cùng ĐTN Bộ Nội vụ và ĐTN Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức chương trình "Hành trình về nguồn - Đến với địa chỉ đỏ" tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
Bài 8: Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp Hội Việt Nam lần thứ VIII
Ngày 24 và 25/12/2020, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp Hội Việt Nam lần thứ VIII nhiệm kỳ 2020-2025 đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội với chủ đề: “Phát huy tinh thần đoàn kết và sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động và phát triển Liên hiệp Hội Việt Nam vững mạnh vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Bài 6: Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp Hội Việt Nam lần thứ VI
Ngày 27-28/4/2010, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (nhiệm kỳ 2010-2015) Liên hiệp Hội Việt Nam được tổ chức trọng thể tại Hà Nội với sự tham gia của 677 đại biểu đại diện cho 125 hội thành viên (gồm 55 Liên hiệp hội địa phương và 70 hội ngành toàn quốc, trong đó có 4 tổng hội với hơn 80 hội thành viên hoạt động trong phạm vi cả nước)