Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 07/09/2023 14:09 (GMT+7)

Vĩnh Phúc: Dự thảo Đề án phát triển bền vững đô thị đến năm 2030

Ngày 6/9, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Hội thảo tư vấn phản biện đối với Dự thảo Đề án phát triển bền vững đô thị tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

tm-img-alt

Đồng chí Phan Tuệ Minh, Chủ tịch Liên hiệp các hội KH&KT,Chủ tịch Hội đồng tư vấn phản biện chủ trì hội thảo

Đề án gồm 7 chương: Cơ sở khoa học về phát triển bền vững đô thị; Đề xuất tiêu chí phát triển đô thị bền vững; đánh giá hiện trạng phát triển đô thị Vĩnh Phúc theo định hướng phát triển bền vững; các trương trình, dự án ưu tiên, kinh phía và lộ trình nâng loại đô thị; Tổ chức thực hiện. Trong đó, Đề án đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2025, tỷ lệ đô thị hóa đạt tối thiểu 50%; toàn tỉnh có 45 đô thị gồm 2 đô thị loại II, 3 đô thị loại IV và 40 đô thị loại V; 100% các đô thị có quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu, chương trình phát triển đô thị; bảo đảm tối thiểu 100% đô thị loại III trở lên hoàn thiện tiêu chí phân loại đô thị về cơ sở hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng về văn hóa, y tế, giáo dục; kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại I. Tỷ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị đạt tối thiểu 16%; diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng khu vực nội thành, nội thị đạt tối thiểu khoảng 5m2/người; hạ tầng mạng băng thông rộng cáp quang phủ hơn 80% hộ gia đình tại đô thị, phổ cập dịch vụ mạng di động 4G, 5G và điện thoại thông minh; tỷ lệ dân số trưởng thành tại đô thị có tài khoản thanh toán điện tử hơn 50%; tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực đô thị bình quân đạt hơn 15%/năm; thu nhập bình quân đầu người cao hơn mức bình quân của cả nước.

Mục tiêu đến năm 2030, Vĩnh Phúc có tỷ lệ đô thị hóa đạt hơn 60%, toàn tỉnh có 32 đô thị gồm 1 đô thị loại I, 1 đô thị loại II, 3 đô thị loại IV được phân loại đơn vị hành chính đô thị là thị xã và 27 đô thị loại V; tỷ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị đạt tối thiểu 18%; diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng khu vực nội thành, nội thị đạt tối thiểu khoảng 6m2/người; 100% các đô thị loại III trở lên có hệ thống thu gom, xử lý nước thải. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, cơ bản đủ các tiêu chí của thành phố trực thuộc Trung uơng vào năm 2030…

Tầm nhìn đến năm 2045, Vĩnh Phúc là thành phố phát triển toàn diện trên tất cả các mặt về kinh tế, xã hội, môi trường, lấy con người và chất lượng cuộc sống làm trung tâm. Nền kinh tế Vĩnh Phúc phát triển theo hướng kinh tế số, kinh tế tri thức, kinh tế xanh; người dân có thu nhập, chất lượng cuộc sống ở mức cao, hạnh phúc, nền văn hóa tiến bộ, giàu bản sắc, xã hội phát triển hài hòa môi trường tự nhiên trong lành, đáng sống.

Tại Hội thảo, các đại biểu đánh giá dự thảo Đề án được chuẩn bị công phu, nội dung phong phú, tính khoa học cao. Tuy nhiên, để Đề án được hiện thực hóa, các đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần làm rõ hơn quan điểm về phát triển bền vững bởi có rất nhiều quan điểm khác nhau xung quan vấn đề này. Đồng thời, cân nhắc việc lựa chọn số lượng để hình thành chuỗi đô thị hợp lý; nghiên cứu về cấu trúc Đề án bảo đảm tính khoa học, trong đó cần tập trung vào nội dung công việc, kế hoạch tổ chức và thế mạnh phát triển; cụ thể hóa vấn đề về hạ tầng văn hóa đối với Vĩnh Phúc bởi đây là lợi thế của văn hóa, du lịch địa phương; nhấn mạnh vai trò của đô thị hóa trong vành đai phát triển của cả nước…

Một số đại biểu khẳng định, khoa học công nghệ là vấn đề quan trọng trong phát triển, vì vậy dự thảo Đề án cần nhấn mạnh thêm chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài của Vĩnh Phúc trong phát triển đô thị bền vững; bổ sung vai trò của cộng đồng trong lập quy hoạch và giám sát quy hoạch. Đối với định hướng phát triển đô thị bền vững, một số đại biểu cũng đề nghị đơn vị soạn thảo nên bổ sung nội dung hướng tới bảo đảm đô thị có khả năng chống chọi với biến đổi khí hậu; cần nghiên cứu bổ sung vào dự thảo Đề án khu nhà ở xã hội; bổ sung nội dung dành quỹ đất sạch để phát triển hạ tầng giáo dục... Đồng thời, rà soát, xem xét lại số lượng chương trình, dự án ưu tiên được đề ra trong dự thảo Đề án để tích hợp lại, tránh tình trạng đề xuất dàn trải, không khả thi trong quá trình thực hiện Đề án.

Hội đồng tư vấn đề nghị đơn vị tư vấn tiếp thu ý kiến của các đại biểu và thành viên Hội đồng tư vấn phản biện, sớm bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện dự thảo Đề án trình cơ quan chức năng xem xét, phê duyệt.

Xem Thêm

Sơn La: Phát triển nghề cây cảnh gắn với du lịch trên địa bàn
Ngày 30/9, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Hội Ngành nghề nông nghiệp nông thôn tỉnh tổ chức hội thảo tư vấn phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh gắn với du lịch trên địa bàn tỉnh Sơn La. Chủ tịch Liên hiệp hội Phạm Thị Hà và Phó Chủ tịch Hội Ngành nghề nông nghiệp nông thôn Nguyễn Thế Luận chủ trì hội thảo.
Hà Giang: Góp ý dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn
Ngày 26/9, Liên hiệp hội tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn. Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh, các Hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh và các chuyên gia TVPB ở trung ương, ở tỉnh.
Thanh Hoá: Phản biện quy hoạch khu công nghiệp Hà Trung
Sáng ngày 24/9/2024, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) đã tổ chức Hội thảo phản biện “Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 khu công nghiệp Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa” .
Sơn La: Góp ý kiến Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản
Ngày 19/9, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo tư vấn tham gia ý kiến vào Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản. Dự hội thảo có đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, sở Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Trường Đại học Tây Bắc, một số hội thành viên của Liên hiệp hội và các chuyên gia có kinh nghiệm tư vấn, phản biện.

Tin mới

Khẳng định vai trò của nhà khoa học, kỹ sư nữ trong việc giải quyết những vấn đề cấp bách của nhân loại
Sáng 4/10, Hội nghị Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực châu Á - Thái Bình Dương (INWES APNN) 2024 đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia Việt Nam. Trong buổi sáng cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp mặt các đại biểu sang Việt Nam dự Hội nghị, lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Nữ trí thức Việt Nam.
Tìm giải pháp phát triển mô hình các tạp chí khoa học
Ngày 4/10 tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Vusta) đã tổ chức hội thảo “Giải pháp phát triển mô hình các tạp chí khoa học” . Phó Vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Gia Hưng và Trưởng ban Truyền thông và phố biến kiến thức Vusta Lê Thanh Tùng chủ trì hội thảo.
Thông báo lấy ý kiến nhân dân đối với cá nhân đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước
Theo thông báo số 639/TB-LHHVN, ngày 02/10/2024 của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Về việc lấy ý kiến nhân dân đối với ông Đinh Văn Nhã Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Đào tạo OMEGA được đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước vì có những thành tích hoạt động nghiên cứu KH&CN trong giai đoạn 2020 - 2024 được Bộ KH&CN công nhận.
Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng tham dự ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024
Sự kiện có sự tham dự của Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính; Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Nguyễn Xuân Thắng; TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA); lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương; các đại sứ, đại diện các tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia, nhà khoa học.
Sơn La: Phát triển nghề cây cảnh gắn với du lịch trên địa bàn
Ngày 30/9, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Hội Ngành nghề nông nghiệp nông thôn tỉnh tổ chức hội thảo tư vấn phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh gắn với du lịch trên địa bàn tỉnh Sơn La. Chủ tịch Liên hiệp hội Phạm Thị Hà và Phó Chủ tịch Hội Ngành nghề nông nghiệp nông thôn Nguyễn Thế Luận chủ trì hội thảo.
Hà Giang: Góp ý dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn
Ngày 26/9, Liên hiệp hội tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn. Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh, các Hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh và các chuyên gia TVPB ở trung ương, ở tỉnh.