Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 11/11/2011 22:20 (GMT+7)

Vĩnh biệt Thầy thuốc Nhân dân, GS.VS Phạm Song

Ông là sinh viên y khoa khoá 1952 -1956 của Đại học Y dược khoa trong kháng chiến, đã tích cực tham gia phục vụ bộ đội và nhân dân trong kháng chiến, phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ và các công tác y tế khác trong hoà bình.

Năm 1955, ông trở về Trường đại học Y khoa hoàn thành các chương trình học, tốt nghiệp xuất sắc bác sĩ năm 1956 chuyên khoa tim mạch. Ông đạt điểm cao nhất cả trong chấm luận án và thi lâm sàng. GS Đặng Văn Chung chỉ cho 9 điểm với ý nghĩa “Bớt đi một điểm cho khỏi kiêu căng, vì kiêu căng tự phụ chẳng làm được gì nhiều, khi chọn ngành y”.

Bộ trưởng Bộ Y tế Phạm Ngọc Thạch đã có công đào tạo và bồi dưỡng ông từ một bác sĩ chuyên khoa tim mạch chuyển sang chuyên khoa truyền nhiễm với giải thích: “Bệnh nhiễm trùng hiện nay là bệnh hàng đầu của nước ta. Tôi cần một cán bộ trẻ sang làm ngành này đáp ứng trước mắt và lâu dài” và ông đã phấn đấu hoàn thành tốt mong muốn nguyện vọng của thầy Phạm Ngọc Thạch, trở thành GS giỏi đầu ngành.

Ông được cử dự các khóa đào tạo sau đại học với kết quả xuất sắc. Tại Rumani, ông được điểm 10 cho cả 4 chứng chỉ, hay khi tốt nghiệp lớp miễn dịch học của Tổ chức Y tế Thế giới tại Thụy Sĩ, ông đạt 297 điểm trên tổng 300 điểm. Ông Chủ tịch Hội đồng nói: “Bớt 3 điểm để nhớ y học vô cùng rộng lớn không bao giờ biết hết”.

GS Phạm Song là Chủ nhiệm Khoa Bệnh nhiễm trùng Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô (1966-1980). Năm 1981, ông được đề bạt làm Phó giám đốc và năm 1982 làm Giám đốc. Ông luôn kiên trì tự nâng cao năng lực, nghề nghiệp, tích cực tham gia giảng dạy, làm nghiên cứu khoa học.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đặng Hồi Xuân nhận ra năng lực chuyên môn và khả năng quản lý của ông, đã đề nghị Chính phủ giao nhiệm vụ Thứ trưởng Bộ Y tế cho ông vào đầu năm 1984. Là Thứ trưởng bận nhiều công việc, GS Phạm Song vẫn kiêm Chủ nhiệm Bộ môn Truyền nhiễm và đảm bảo các tiết giảng dạy mỗi năm tại Trường đại học Y Hà Nội. Khi thành lập Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới, ông kiêm nhiệm chức vụ Viện trưởng.

Ông đã chủ trì cùng các vụ, viện trưởng đầu ngành và các cán bộ vụ, cục Bộ Y tế soạn thảo Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân, được Quốc hội khoá XIII phê duyệt ngày 30/6/1989 và soạn thảo Chiến lược bảo vệ sức khỏe nhân dân 1990-2000. Đây là dấu son về đổi mới phương thức hành động theo khoa học y tế công cộng của nước ta mà đến nay nội dung các chương trình và phương pháp quản lý vẫn còn mang tính thời sự.

Ông cũng là người bằng nghiên cứu thực tiễn và học hỏi kinh nghiệm của các nước có nền y tế tiên tiến, đã đề xuất ra chủ trương từ thu một phần viện phí tiến tới đề xuất được Nhà nước ban hành chính sách bảo hiểm y tế, đến nay sau 20 năm đã phát triển trên phạm vi toàn quốc với nhiều loại hình phong phú, chăm lo bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.

GS. Phạm Song, Thứ trưởng Bộ Y tế (1984- 1988), Bộ trưởng Bộ Y tế (11/1988 - 10/1992) là người lãnh đạo với nhiều chủ trương và việc làm để Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) có nhiều thành công, tạo một bước tiến quan trọng trong hoàn cảnh kinh tế và xã hội của nước ta trong thời kỳ đất nước có nhiều khó khăn nhất.

Bộ trưởng đã tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, đã viết thư cho ngài Jame Grant - Tổng Giám đốc UNICEF: “Mời ông sang thăm nước tôi, để có thể giúp chúng tôi khắc phục hoàn cảnh hiện nay. TCMR khó đạt các chỉ tiêu đã xác định, các nhân viên y tế cơ sở không có lương và phụ cấp. Chúng tôi mời ông gặp Thủ tướng nước tôi và đề nghị ông cấp cho chúng tôi một khoản viện trợ đặc biệt, để cán bộ y tế tuyến xã có lương, để họ làm tiêm chủng”.

Ngài Jame Grant đã sang Việt Nam , nước ta đã nhận được khoản viện trợ đặc biệt đó. Chương trình TCMR là chương trình quốc gia, nếu đạt thành tích cao sẽ kéo theo việc phục hồi hoạt động của các trạm y tế xã.

Điều mà GS Phạm Song tâm đắc nhất trong hoạt động khoa học y tế là quyết tâm đưa artemisinin vào điều trị sốt rét do Plasmodium Falciparum kháng thuốc. Ông đã đề nghị Đảng và Chính phủ phát động phong trào di thực thanh hoa hoa vàng từ Lạng Sơn về các tỉnh đồng bằng sông Hồng.

Chỉ sau 2 năm từ chỉ có 36kg artemisinin bột, chúng ta đã có 3 tấn artemisinin bột cùng các dẫn xuất với nhiều dạng bào chế đủ dùng trong nước như tiêm tĩnh mạch, viên đặt hậu môn. Có thuốc artemisinin cùng với việc tẩm màn permethrin chống muỗi đã khống chế được sốt rét, không có dịch lớn xảy ra và rất hiếm khi có tử vong sốt rét ác tính do Plasmodium Falciparum.

Bộ Y tế đã hướng dẫn kỹ thuật sử dụng artemisinin và các dẫn xuất sản xuất trong nước để điều trị vào năm 1990 và sau đó 9 năm y tế thế giới đã công nhận chọn artemisin là thuốc hàng đầu để điều trị sốt rét do Plasmodium Falciparum”.

Việt Nam hiện là nước xuất khẩu artesiminin về dẫn xuất và cả nguyên liệu sang các nước châu Phi và châu Âu, công trình đã tập hợp rất nhiều đơn vị khoa học và hàng chục bác sĩ tham gia, đã được tặng giải thưởng khoa học công nghệ Hồ Chí Minh 2000.

GS.VS. Phạm Song còn được giao chủ nhiệm chương trình khoa học nhà nước về chống nhiễm khuẩn 1990-2000 mã số KYO1. Ông đã đề nghị thành lập Ủy ban Quốc gia phòng chống HIV/AIDS khi chưa có ca HIV(+) nào ở Việt Nam và từ năm 1990 đã có chương trình trung hạn giảm thiểu tác hại lây nhiễm HIV do y tế thế giới hỗ trợ xây dựng, xây dựng báo điện tử về đái tháo đường và vận động xây dựng Chiến lược toàn diện về phòng chống viêm gan virut B, C và đái tháo đường.

GS.VS. Phạm Song còn là đồng chủ biên với PGS.TS. Nguyễn Hữu Quỳnh - chuyên gia về ngôn ngữ học, với sự cộng tác của 120 GS, tiến sĩ y học nhiều thế hệ để biên soạn 4 tập Bách khoa thư bệnh học, được khởi công từ năm 1990 và hoàn thành năm 2004 đã tái bản đến lần thứ ba. Từ năm 2009 đến nay, GS cùng các đồng nghiệp chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa y học Việt Nam .

Ông là tác giả và rất tâm đắc với cuốn HIV/ AIDS, đề cập toàn diện đầu tiên về chủ đề này. Bao nhiêu điều học được ở Hà Lan và kinh nghiệm thực hành của ông được thể hiện trong cuốn Những vấn đề cơ bản và mới về bệnh viêm gan virut.

Ông cũng viết cuốn Lâm sàng và điều trị sốt rét,xuất bản năm 1994 nêu rõ sốt rét ác tính chủ yếu là do tắc mạch não còn các phản ứng khác là thứ phát và đề cao việc dùng artesiminin và thuốc chống huyết khối. Trong chỉ đạo phòng chống sốt xuất huyết, ông chủ trương dập dịch phải bắt đầu khi có những ca sốt Dengue cổ điển… Tất cả những suy nghĩ chiến lược và chính sách về y tế, nước sạch vệ sinh môi trường, dân số và sức khỏe sinh sản đã được ghi lại trong cuốn Những vấn đề cơ bản về y tế, kế hoạch hoá gia đình, vệ sinh môi trường1980 - 2000 và nhiều sách khác như: Sử dụng thuốc hợp lý- 1984, Cẩm nang dùng thuốc cho cán bộ y tế xã - 1988…

GS.VS Phạm Song - một cán bộ đảng viên ưu tú - một trái tim nhân hậu - một trí tuệ bác học đã phấn đấu quên mình cho sự nghiệp khoa học và y tế nước nhà. Cuộc đời ông đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, làm rạng rỡ nền y học nước nhà trước bạn bè thế giới.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.