Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 01/02/2013 21:56 (GMT+7)

Việt Nam có mấy công bố quốc tế về Hoàng Sa, Trường Sa?

Để mở rộng dữ liệu tra cứu, trong bài viết này người viết dùng cơ sở dữ liệu của Google Scholar để tra cứu các công trình nghiên cứu trên thế giới về các quần đảo Trường Sa (Spratly Islands) và Hoàng Sa (Paracel Islands).

Google Scholar là nơi liệt kê các công trình khoa học dưới dạng các bài báo khoa học (articles), các bằng sáng chế (patents) và cả thống kê về trích dẫn (citations) của các công trình này. Trong các bài báo khoa học thì có những bài là những bài báo nghiên cứu về khía cạnh về pháp lí (legal documents) của các vấn đề liên quan. Các kết quả thống kê sau đây được thực hiện vào ngày 21/01/2013.

Với từ khoá "Spratly Islands" - quần đảo Trường Sa, có 4630 bài báo khoa học và 317 bài báo về khía cạnh pháp lí. Trong số các bài báo về khiá cạnh pháp lí thì 07 bài từ Việt Nam. Cụ thể như sau:

1.    [NHT01] Nguyen Hong Thao; Vietnam and the Code of Conduct for the South China Sea; Ocean Development & International Law, Volume 32, Issue 2, 2001.
2.    [NHT03] Nguyen Hong Thao,  The 2002 Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea: A Note,  Ocean Development & International Law, Volume 34, Issue 3-4, 2003.
3.    [NDM06] Nguyen, Dong Manh; Settlement of Disputes under the 1982 United Nations Convention on the Law of the Sea: The Case of the South China Sea Dispute; U. Queensland L. J. 145 (2006)
4.    [NHT-RA07] Nguyen Hong Thao, Ramses Amer; Managing Vietnam's Maritime Boundary Disputes; Ocean Development & International Law Volume 38, Issue 3, 2007
5.    [NHT-RA09] Nguyen Hong Thao, Ramses Amerb;  A New Legal Arrangement for the South China Sea?; Ocean Development & International Law Volume 40, Issue 4, 2009.
6.    [NHT-RA11] Nguyen Hong Thao, Ramses Amerb;  Coastal States in the South China Sea and Submissions on the Outer Limits of the Continental Shelf; Ocean Development & International Law Volume 42, Issue 3, 2011.
7.    [NDT-NHT12] Thang Nguyen-Dang, Hong Thao Nguyen; China's Nine-Dotted Lines in the South China Sea: The 2011 Exchange of Diplomatic Notes; Ocean Development & International Law, Vol. 43, No. 1, pp. 35-56, 2012.

Đối với từ khoá "Paracel Islands" - quần đảo Hoàng Sa, kết quả thu được là 1870 bài báo khoa học và  141 bài báo về khiá cạnh pháp lí. Trong các bài về khiá cạnh pháp lí thì có 06 bài từ Việt Nam. Đó là các bài [NHT01, NHT03, NHT-RA09, NHT-RA11, NDT-NHT12] đã được đề cập ở trên và bài Nguyen-Dang Thang, Nguyen Hong Thao; China's Nine Dotted Lines in the South China Sea: The 2011 Exchange of Diplomatic Notes Between the Philippines and China Ocean Development & International Law, Volume 43, Issue 1, 2012

Các dữ liệu thống kê trên cho thấy, cho đến thời điểm này Việt Nam chỉ có 08 công trình nghiên cứu về khía cạnh pháp lí của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Điều đáng quan tâm là 07 trong số 08 công trình này là do PGS.TS. Nguyễn Hồng Thao và cộng sự thực hiện; trong đó, kết quả sớm nhất là vào năm 2001.

Theo Google Scholar, công trình nghiên cứu về khiá cạnh pháp lí của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sớm nhất là vào năm 1975, bởi hai tác giả Hungdah Chiu và ChoonHo Park nói về “Tình trạng pháp lí của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Cụ thể, Hungdah Chiu & ChoonHo Park; Legal status of the Paracel and Spratly Islands; Ocean Development & International Law, Volume 3, Issue 1, pages 1-28, 1975.

Như vậy, có thể là ít nhất sau 26 năm các học giả quốc tế công bố những công trình nghiên cứu về khiá cạnh pháp lí của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì các học giả Việt Nam mới có công bố quốc tế về vấn đề này, và nhìn chung thì chỉ có mỗi nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hồng Thao. Kết quả thu được như thế là một điều đáng mừng, vì ít nhất là nó khác không. 

Tuy nhiên, nếu so sánh kết quả trên với số lượng các nhà nghiên cứu về chủ đề này mà Việt Nam đang có cũng như nhu cầu công bố quốc tế về vấn đề này thì kết quả thu được chắc còn khiêm tốn.

Trong khi đó, các học giả quốc tế có rất nhiều công trình nghiên cứu về khía cạnh pháp lí của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Điều này có lẽ không có lợi cho Việt Nam trong quá trình khẳng định chủ quyền của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Xem Thêm

Đắk Lắk: Góp ý kiến văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng
Ngày 13/6, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức góp ý kiến đối với dự thảo kế hoạch tổ chức hội nghị lấy ý kiến văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng và dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025 – 2030.
Hà Giang: Góp ý dự thảo sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm
Ngày 13/6, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp hội) tỉnh đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá (CLSPHH). Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh, các hội thành viên Liên hiệp hộivà các chuyên gia TVPB.
Đắk Lắk: Hội nghị phản biện Dự thảo Nghị quyết về bảo đảm thực hiện dân chủ cơ sở
Sáng ngày 27/5/2025, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk (Liên hiệp hội) đã diễn ra Hội nghị phản biện và góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Đắk Lắk về việc quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.